Nga "che ô" tên lửa cho Mátxcơva thế nào (video)
VietTimes -- Tháng 01.2017, TASS công bố 1 video ghi lại hoạt động lực lượng phòng không và phòng thủ tên lửa không quân vũ trụ Nga gần Moscow. Các trắc thủ tên lửa đang lắp đặt tên lửa đánh chặn tầm ngắn 53T6 của hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 Amur"và radar Don-2N trong khu vực Sofrino gần Mátxcơva.
Cục trưởng cục các thuật toán chiến đấu và phần mềm kết nối hệ thống phòng thủ tên lửa, đại tá Ilgar Tagiyev cho biết, radar Don-2N không có loại nào có tính năng kỹ chiến thuật tương đương trên thế giới, sử dụng radar bước sóng centimet, góc quét theo mặt phẳng ngang là 360 độ. Radar có khả năng phát hiện đầu đạn tên lửa đạn đạo liên lục địa trên khoảng cách đến 3.700 km và chiều cao mục tiêu lên đến - 40.000 km.
Nhiệm vụ cơ bản của radar Don-2N bao gồm theo dõi mục tiêu các đầu đạn tên lửa, xác định tọa độ mục tiêu và dẫn bắn tên lửa đánh chặn. Năm 2015, hệ thống phòng thủ tên lửa Mátxcơva phát hiện được mười vụ phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa vận tải vũ trụ không gian, xuất kích từ trên các bãi phóng thuộc lãnh thổ Nga và phóng trên biển. Radar đã thực hiện các nhiệm vụ theo dõi 250 mục tiêu trong không gian, trong đó có hơn 80 mục tiêu không gian được xác định là đặc biệt quan trọng.
Trạm radar mang hình dáng một kim tự tháp cụt kim loại bốn mặt cao đến 35 mét. Các hoạt động của trạm radar Don-2N được điều khiển bằng một hệ thống máy tín có thể thực hiện một tỷ phép tính mỗi giây, cấu thành từ bốn siêu máy tính Elbrus-2.
Các thông tin chi tiết hơn về hệ thống phòng thủ tên lửa Amur, có khả năng che chắn và chống các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ trên một vùng lãnh thổ từ khu công nghiệp Bryansk để Kostroma (khoảng 486.000 km2) hoàn toàn bí mật. Từ nguồn thông tin trên mạng cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa được trang bị các tên lửa đánh chặn tầm xa và tầm gần phóng từ hầm phóng tên lửa, hệ thống được đưa vào phục vụ 1995.
Năm 2014, truyền thông thế giới đăng thông tin cho biết, Nga đang thử nghiệm các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa mới A-235 Nudol. Tên lửa đánh chặn mới sẽ là tên lửa nhanh nhất trên thế giới. Nudol có một động cơ đẩy hoàn toàn mới và hệ thống điện tử hoàn hảo. Ngoài đầu đạn hạt nhân sẽ thêm các đầu đạn động năng để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo đơn lẻ của đối phương bằng cú va chạm trực tiếp.
Nguyễn Thuận
Nhận xét
Đăng nhận xét