Mỹ tiết lộ hàng trăm vụ thử vũ khí hạt nhân (video)

VietTimes -- Để duy trì ưu thế quân sự thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đối thủ tiềm năng Liên xô trong cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đã tiến hành hơn 1.000 vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong mọi môi trường tác chiến, bao gồm cả các vụ nổ trên thượng tầng khí quyển.




Vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân Castle Bravo, tiến hành ngày 01.03.1954 trên quần đảo Marshall, Thái Bình DươngVụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân Castle Bravo, tiến hành ngày 01.03.1954 trên quần đảo Marshall, Thái Bình Dương



Các nhà phát triển vũ khí chiến lược Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh tiến hành nhiều vụ nổ thử nghiệm bom hạt nhân trên và dưới mặt đất cùng hàng loạt những vụ nổ khác trong khu vực các đảo san hô trên đại dương.

Sự phát triển của khoa học vũ trụ dẫn đến xuất hiện những mối đe dọa trong không gian cùng với sự quan tâm của các nhà khoa học vũ khí hạt nhân về bụi phóng xạ - nhưng hạt bụi đất cát và vật liệu khác bị hút vào trung tâm vụ nổ hạt nhân, khi lan tỏa tạo thành đám mây phóng xạ trên một vùng rộng lớn đã thúc đẩy Mỹ tiến hành 210 vụ nổ thử nghiệm loại vũ khí địa ngục này trong bầu khí quyển trái đất.




 




Cận cảnh một vụ nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên mặt đất


Hàng ngàn bộ phim của những vụ nổ thí nghiệm vũ khí hạt nhân đã được thực hiện từ năm 1945 cho đến năm 1962, được phân tích và lưu trữ cẩn mật trong các kho có cấp độ bảo mật cao nhất. Có vẻ như không có ai được tiếp cận những cảnh quay này trong nhiều thập kỷ.

Ngày 14.03, sau hơn 55 năm để nằm phủ bụi, chính quyền Mỹ quyết định công bố 750 bộ phim tốc độ cao tối mật này và đăng tải hàng chục bản scan kỹ thuật số trên kênh YouTube. Lần đầu tiên cộng đồng xã hội được biết về những thước phim này thông qua tuyên bố của nhà văn Sarah Zhang trên trang mạng xã hội Twitter.

Một nhóm các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore (Lawrence Livermore National Laboratory - LLNL) đã nỗ lực cứu hộ các thước phim vô giá này trong suốt 5 năm qua. Các cuộn phim được làm từ cellulose nitrat và dần dần phân hủy trong không khí, bốc lên mùi giấm đặc trưng, theo báo cáo của các nhà khoa học LLNL.

Greg Spriggs, nhà vật lý hạt nhân của LLNL, khi nói về nỗ lực số hóa các thước phim tài liệu nhằm bảo tồn nguồn tư liệu vô giá này nhận xét.  "Chúng tôi biết rằng những thước phim này đang cận kề với sự phân hủy trong không khí, đến mức những tài liệu lưu trữ này sẽ trở nên vô ích".

Triển khai dự án phục hồi các cuộn phim tư liệu tuyệt mật này sẽ góp phần rọi ánh sáng vào sự khởi đầu đầy bí ẩn, gây nhiều tranh cãi của thời đại hạt nhân.

Một điều đáng ngạc nhiên là, trong kho tàng phim tư liệu khổng lồ này, dữ liệu về các vụ nổ thử nghiệm ở độ cao lớn (vụ nổ vũ trụ), bị cấm bởi Hiệp ước cấm thử vũ khí Hạt nhân Toàn diện (CTBT) hoàn toàn biến mất không rõ nguyên nhân. Hiệp ước CTBT được ký kết vào năm 1996 và Mỹ chưa chính thức ký Hiệp ước CTBT.

Nhà vật lý hạt nhân Spriggs cho biết: "Chúng tôi không có bất kỳ dữ liệu thử nghiệm nào về các loại vũ khí hạt nhân hiện đại, sử dụng trong bầu khí quyển. Những dữ liệu duy nhất mà chúng tôi có là những tư liệu kiểm tra đã quá cũ, điều đó khiến cho quá trình hệ thống hóa và kiểm soát hạt nhân trở lên khó khăn phức tạp hơn".

Những cuộn phim được số hóa sẽ cung cấp nguồn dữ liệu, làm cơ sở để các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của một vụ nổ hạt nhân trong các môi trường khác nhau như trên đất liền, dưới mặt đất, mặt nước, trên không và trên vũ trụ, hỗ trợ quản lý hàng ngàn đầu đạn hạt nhân trong kho lưu trữ vũ khí chiến lược của Mỹ.

Ông Spriggs nhận xét: "Trong quá trình khảo sát sơ bộ ban đầu kho dữ liệu, chúng tôi phát hiện ra hầu hết các thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng là sai sự thật, chúng tôi quyết định cần phải quét lại, số hóa nguồn tư liệu và phân tích lại tất cả các bộ phim tư liệu".

Khoảng 10.000 bộ phim tốc độ cao, ghi lại các vụ thử nghiệm hạt nhân trong các môi trường khác nhau đã được thực hiện, tốc độ quay khoảng 2.400 khung hình/giây để làm chậm các vụ nổ hạt nhân chớp nhoáng, dùng làm tư liệu cho các cuộc nghiên cứu vào thời gian đó.

Số lượng phim tư liệu của vũ khí hạt nhân chiến lược Mỹ rất lớn, nhóm các nhà khoa học LLNL mất khoảng 5 năm để kiểm tra, xem xét và phục hồi khoảng 6.500 bộ phim, sau đó chuyển sang phim kỹ thuật số bằng phương pháp quét khoảng 4.200 bộ phim. Theo ông Spriggs. đến nay nhóm nghiên cứu đã phân tích được từ 400 đến 500 bộ phim.

Jim Moye, một chuyên gia về phim hiếm và cựu quay phim dày dạn kinh nghiệm ngành điện ảnh giúp quét kỹ thuật số và sao lưu các bộ phim này. Ông nói: “những bộ phim lưu trữ này có thể sẽ biến mất vào một ngày nào đó và chúng ta không có cách nào thấy lại một lần nữa”.

Theo các nhà khoa học LLNL, đây là một dự án vô cùng quan trọng, là cơ sở căn bản khẳng định rằng các phương tiện răn đe ngăn chặn hạt nhân chiến lược của nước Mỹ vẫn còn nguyên vẹn, an toàn và hiệu quả".

Spriggs cho biết: nhóm các nhà khoa học LLNL đang nghiên cứu cụ thể, tỷ mỷ hơn những chi tiết mới về các vụ nổ hạt nhân - những bài học mà ông hy vọng sẽ truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Spriggs nói: "Thật không thể tin nổi, năng lượng khủng khiếp này đã được giải phóng ra sao. Chúng tôi hy vọng rằng thế giới sẽ không bao giờ phải sử dụng vũ khí hạt nhân nữa. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta hiểu sâu sắc được lịch sử phát triển vũ khí hạt nhân, sức mạnh khủng khiếp của các loại vũ khí và nguy cơ tàn phá kinh hoàng của nó, chắc chắn loài người sẽ phải cân nhắc rất kỹ nếu sử dụng vũ khí hạt nhân trong tương lai".





Dự án phục hồi và số hóa các bộ phim tư liệu thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Mỹ trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1962, hàng chục video kỹ thuật số các vụ thử nghiệm đã được đăng tải trên kênh Youtube của LLNL







 




Vụ nổ hạt nhân và những hậu quả kinh hoàng của vũ khí hạt nhân


Theo: Business Insider

Quang Anh

https://viettimes.vn/my-tiet-lo-hang-tram-vu-thu-vu-khi-hat-nhan-video-113903.html



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lá chắn Mỹ "bó tay" trước tên lửa Triều Tiên?

Tin chắc Nga sa lầy Syria, Mỹ nuốt giận nhìn Mátxcơva khải hoàn chiến thắng

Kích Ukraine "tất tay" với Nga, Mỹ thúc đẩy cấp tên lửa Javenlin