Ấn Độ cảnh giác Trung Quốc tăng cường tập trận với Pakistan


VietTimes -- Hoạt động giao lưu, huấn luyện quân sự liên hợp và mua bán vũ khí trang bị giữa hải quân Trung Quốc và Pakistan ngày càng thường xuyên đã gây cảnh giác, đề phòng cho nước láng giềng Ấn Độ.

Ngày 22/11/2017, tàu khu trục Trịnh Châu 151 của Hạm đội Đông Hải, hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập liên hợp với tàu hộ vệ Saif Type F22P hải quân Pakistan. Ảnh: Mil.
Lập tức tập trận chung với Pakistan sau lễ duyệt binh
Lễ duyệt binh tàu quốc tế 2017 (IFR 2017) đã được tổ chức ở vịnh Pattaya, Thái Lan vào sáng ngày 20/11 với sự tham gia của gần 40 tàu đến từ 20 quốc gia, trong đó có 26 tàu hải quân nước ngoài và 14 tàu hải quân Thái Lan. Hoạt động duyệt binh này nhằm kỷ niệm tròn 50 năm thành lập ASEAN.
Đáng chú ý, hải quân Trung Quốc đã cử tàu khu trục tên lửa Trịnh Châu số hiệu 151 Type 052C cùng 21 binh sĩ đều thuộc Hạm đội Đông Hải tham gia duyệt binh.
Sau khi kết thúc duyệt binh, trên đường trở về, ngày 22/11, tàu khu trục Trịnh Châu của hải quân Trung Quốc đã cùng với tàu hộ vệ tên lửa Saif số hiệu 253 Type F22P (mua của Trung Quốc, được phát triển trên nền tảng tàu hộ vệ Type 053H3) tiến hành một cuộc diễn tập liên hợp trên biển.
Hai bên tiến hành diễn tập các nội dung như thông tin liên lạc, chuyển đổi quan hệ chỉ huy, vận động biên đội…
Theo Diêu Xuân Lôi, phó chi đội trưởng một chi đội tàu khu trục của Hạm đội Đông Hải, cuộc diễn tập này đã tiếp tục tăng cường hợp tác và giao lưu thiết thực giữa hải quân Trung Quốc và Pakistan, đã tăng cường quan hệ và tình hữu nghị giữa quân đội hai nước, đã đóng vai trò thúc đẩy tích cực đối với rèn luyện, nâng cao khả năng, tố chất thực hiện nhiệm vụ ở biển xa cho binh sĩ.
Hoạt động giao lưu và diễn tập liên hợp giữa hải quân Trung Quốc và Pakistan thời gian gần đây được tăng cường rất lớn. Tháng 6/2017, biên đội hải quân Trung Quốc cũng đến thăm Pakistan. Khi đó, hải quân hai nước đã tiến hành diễn tập liên hợp ở phía bắc biển Ả rập, các khoa mục bao gồm tiếp tế khi hành quân, vận động biên đội, hộ tống liên hợp và phòng không liên hợp.
Ngày 22/11/2017, tàu khu trục Trịnh Châu 151 của Hạm đội Đông Hải, hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập liên hợp với tàu hộ vệ Saif Type F22P hải quân Pakistan. Ảnh: Mil.Ngày 22/11/2017, tàu khu trục Trịnh Châu 151 của Hạm đội Đông Hải, hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập liên hợp với tàu hộ vệ Saif Type F22P hải quân Pakistan. Ảnh: Mil.
Trước đó, từ ngày 10 - 14/2/2017, biên đội hộ tống tốp thứ 24 của hải quân Trung Quốc cũng đã tham gia cuộc diễn tập liên hợp trên biển đa quốc gia mang tên “Aman-17” do hải quân Pakistan tổ chức. Cuộc diễn tập này có sự tham gia của hải quân 12 nước gồm Pakistan, Nga, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Australia, Trung Quốc, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Maldives và Malaysia. Riêng nước láng giềng Ấn Độ không tham gia.
Những năm gần đây, hoạt động huấn luyện biển xa và giao lưu quân sự với bên ngoài của hải quân Trung Quốc ngày càng thường xuyên hơn. Theo đó, binh sĩ hải quân Trung Quốc ngày càng có nhiều cơ hội luyện tập vận dụng các quy tắc ứng xử khi gặp nhau bất ngờ trên biển, tích cực giao lưu rộng rãi với hải quân các nước, không ngừng nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ ở biển xa.
Tích cực xuất khẩu trang bị hải quân cho Pakistan
Ngoài tích cực giao lưu, huấn luyện, diễn tập với hải quân Pakistan, quan hệ mua bán vũ khí trang bị giữa Trung Quốc và Pakistan cũng ngày càng mở rộng. Đến nay, vũ khí trang bị của Pakistan ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc.
Ngoài lục quân và không quân, hải quân Pakistan cũng đã bắt đầu sử dụng vũ khí Trung Quốc để tiến hành hiện đại hóa, trong đó ngoài mua 4 tàu hộ vệ F-22P của Trung Quốc, Pakistan cũng đã đặt mua 8 tàu ngầm AIP của Trung Quốc, trị giá lên tới 5 tỷ USD, một đơn đặt hàng vũ khí lớn nhất trong lịch sử Pakistan. Do kinh phí quốc phòng của Pakistan có hạn, hợp đồng tàu ngầm này sẽ kéo dài đến năm 2028.
Ngày 12/5/2017, Tham mưu trưởng hải quân Pakistan Zaka Ullah đã đến thăm Tập đoàn công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc. Ảnh: CSIC.Ngày 12/5/2017, Tham mưu trưởng hải quân Pakistan Zaka Ullah đã đến thăm Tập đoàn công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc. Ảnh: CSIC.
Điều đáng chú ý là vào ngày 12/5/2017, Tham mưu trưởng hải quân Pakistan Zaka Ullah đã đến thăm Tập đoàn công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc (CSIC). Tập đoàn này là doanh nghiệp đóng nhiều loại tàu chiến và tàu ngầm.
Chủ tịch hội đồng quản trị CSIC Hồ Vấn Minh đã tập trung giới thiệu về tình hình mọi mặt của CSIC, khẳng định thực lực thiết kế và chế tạo tàu chiến “hùng hậu” của CSIC, cho rằng trang bị hải quân mà CSIC xuất khẩu cho Pakistan là chương trình hợp tác chiến lược quan trọng của hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan.
Sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng ở khu vực Ấn Độ Dương cũng như hợp tác quốc phòng ngày càng sâu sắc giữa Trung Quốc với các nước Nam Á như Pakistan đã và đang khiến Ấn Độ đặc biệt cảnh giác, nhất là khi giữa Trung - Ấn còn tồn tại rất nhiều vấn đề đáng quan ngại như tranh chấp biên giới, tranh giành vai trò ảnh hưởng ở khu vực…
Phong Vân 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lá chắn Mỹ "bó tay" trước tên lửa Triều Tiên?

Tin chắc Nga sa lầy Syria, Mỹ nuốt giận nhìn Mátxcơva khải hoàn chiến thắng

Kích Ukraine "tất tay" với Nga, Mỹ thúc đẩy cấp tên lửa Javenlin