Mỹ, Nhật, Ấn, Úc lập “NATO châu Á” đối phó Trung Quốc?
VietTimes -- Trung Quốc đang trong thế đối đầu với liên minh Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng chiến lược trên biển.
Một cuộc chiến tranh lạnh mới đang chuẩn bị xảy ra trên Ấn Độ Dương với một bên là liên minh không chính thức giữa Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản, phía còn lại là Trung Quốc. Những xung đột tiềm tàng đang được đẩy lên do những lợi ích chiến lược trong khu vực. Hơn 60% lượng dầu trên thế giới đều được vận chuyển qua Ấn Độ Dương, phần lớn từ những khu vực dầu lửa của Trung Đông tới Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Á nhập khẩu dầu. Đi kèm với nó là 70% giao thông vận tải hàng hóa đến-đi từ các nước công nghiệp châu Á và phần còn lại của thế giới.
Những năm vừa qua, trong khi giao thông vận tải qua khu vực Đại Tây Dương đang giảm đi, lượng vận tải qua Thái Bình Dương thì giữ nguyên thì vận tải thông qua Ấn Độ Dương đang phát triển nhanh chóng. Duy trì an ninh thương mại và các hoạt động trên biển là lý do công khai để diễn ra các cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar giữa Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.
Các giải pháp chiến lược được tung ra. Tại Obock, Djibouti nằm trên khu vực Sừng châu Phi và giám sát lối đi phía nam tới vùng Biển Đỏ và kênh đào Suez, Trung Quốc thiết lập cơ sở quân sự đầu tiên của họ với danh nghĩa để chống cướp biển. Và công trình này lại nằm cạnh cơ sở quân sự của Mỹ cũng tại Djibouti. Quan trọng hơn, nó cũng gần với những cơ sở lớn hơn của Mỹ trong khu vực bao gồm cả một căn cứ khổng lồ tại Diego Garcia ở phía nam Xích Đạo vùng Ấn Độ Dương cũng như các căn cứ khác mà Mỹ triển khai ở các nước vùng Vịnh.
Úc kiểm soát địa thế chiến lược trên quần đảo Christmas và Cocos (Keeling) cũng quan ngại về sự xuất hiện thường xuyên của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương. Căn cứ trên đảo Cocos của Australia chuyên thu thập thông tin tình báo về di chuyển của các loại thuyền trong khu vực. Nếu sự tranh giành quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ, cùng căng thẳng gia tăng của Trung Quốc và Ấn Độ trên Ấn Độ Dương xảy ra, Australia sẽ phải sẵn sàng để bảo vệ lợi ích của họ và giúp đỡ các đồng minh.
Tiếp theo là Pháp, thành viên không có mặt trong cuộc tập trận hải quân chung nhưng lại là đồng minh của Mỹ trong khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong khi, Pháp có ít ảnh hưởng về quyền lực trong khu vực do họ chỉ sở hữu một vài hòn đảo rải rác dọc vùng biển, thì diện tích kinh tế của Pháp tại Ấn Độ Dương chiếm tới 2,5 triệu km2. Bên cạnh những vùng đảo như Mayotte và Réunion, Pháp kiểm soát quần đảo lớn như Kerguelen (quần đảo Cô độc) và Crozet cùng đảo St Paul, đảo Amsterdam và một loạt những đảo nhỏ không người ở tại phía đông quốc đảo châu Phi Madagascar.
Người Trung Quốc xuất hiện trong khu vực kể từ khi Trịnh Hòa, một thái giám theo đạo Hồi từ Vân Nam đưa một hạm đội xuyên qua Ấn độ Dương trong thế kỷ 15. Nhưng trong nhiều thế kỷ Trung Quốc không đề cao sức mạnh hải quân...
Cho tới cuối những năm 1980, hải quân của Trung Quốc vẫn là một lực lượng "nước-nông", ám chỉ họ không thể chiến đấu tại vùng nước sâu và không có các sức mạnh trên biển như Mỹ. Chỉ cho tới những năm 1990, theo sau sự sụp đổ của Xô-Viết cùng những thay đổi quyết đoán về chính sách an ninh và đối ngoại, giới lãnh đạo Trung Quốc không tập trung vào những cuộc tranh cãi về biên giới trên bộ trong quá khứ và hướng sự chú ý ra biển. Từ đó, Trung Quốc trở thành một nền kinh tế quyền lực. Họ cần đội ngũ quân đội mạnh mẽ bao gồm cả hải quân để bảo vệ tài sản thương mại và những lợi ích trên biển. Ngày nay, với sự xâm nhập của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương và những cuộc diễn tập hải quân phản công trên biển, khả năng diễn ra những trận chiến lớn đang hình thành.
Tiệp Nguyễn
https://viettimes.vn/my-nhat-an-uc-lap-nato-chau-a-doi-pho-trung-quoc-147640.html
Một cuộc chiến tranh lạnh mới đang chuẩn bị xảy ra trên Ấn Độ Dương với một bên là liên minh không chính thức giữa Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản, phía còn lại là Trung Quốc. Những xung đột tiềm tàng đang được đẩy lên do những lợi ích chiến lược trong khu vực. Hơn 60% lượng dầu trên thế giới đều được vận chuyển qua Ấn Độ Dương, phần lớn từ những khu vực dầu lửa của Trung Đông tới Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Á nhập khẩu dầu. Đi kèm với nó là 70% giao thông vận tải hàng hóa đến-đi từ các nước công nghiệp châu Á và phần còn lại của thế giới.
Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Trung Quốc tự xây dựng một con đường riêng trên vùng Ấn Độ Dương để bảo vệ con đường thương mại và nguồn cung năng lượng. Mặc dù, bề nổi của sự việc này có thể được cho là vô hại nhưng nó cũng đưa Trung Quốc vào một cuộc xung đột tiềm tàng với Mỹ và các đồng minh trong khu vực, tạo ra một liên minh không chính thức chống Trung Quốc trong khu vực.
Máy bay ném bom B-2 của Mỹ tại căn cứ Diego Garcia.
Các giải pháp chiến lược được tung ra. Tại Obock, Djibouti nằm trên khu vực Sừng châu Phi và giám sát lối đi phía nam tới vùng Biển Đỏ và kênh đào Suez, Trung Quốc thiết lập cơ sở quân sự đầu tiên của họ với danh nghĩa để chống cướp biển. Và công trình này lại nằm cạnh cơ sở quân sự của Mỹ cũng tại Djibouti. Quan trọng hơn, nó cũng gần với những cơ sở lớn hơn của Mỹ trong khu vực bao gồm cả một căn cứ khổng lồ tại Diego Garcia ở phía nam Xích Đạo vùng Ấn Độ Dương cũng như các căn cứ khác mà Mỹ triển khai ở các nước vùng Vịnh.
Ấn Độ là đối thủ chính của Trung Quốc trong khu vực. Người Ấn Độ với ảnh hưởng lớn trong khu vực Nam Á luôn coi Ấn Độ Dương là "ao nhà". Vì thế, New Delhi rất lo lắng trước những động thái xâm nhập của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương, đặc biệt khi có những thông tin an ninh chính thức về các hoạt động gây quan ngại của Trung Quốc gần quần đảo Andaman và Nicobar.
Từ năm 2001, Ấn Độ đã thành lập Trung Tâm Chỉ Huy Hải Quân Viễn Đông (FENC) trên những quần đảo này để bảo vệ quyền lợi của họ trong khu vực. Kế hoạch này được khởi đầu từ năm 1995 sau một cuộc họp kín tại Washington giữa thủ tướng Ấn Độ P.V. Narasimha Rao cùng tổng thống Mỹ Bill Clinton. Kế hoạch được hoàn thành sau chuyến thăm của ông Clinton tới Ấn Độ vào năm 2000. Nhà báo Ấn Độ, Sudha Ramachandran viết trên thời báo châu Á ngày 19.10.2005: "FENCE sẽ có những hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến có thể triển khai xa tới tận vùng Đông Nam Á". FENCE cũng là trung tâm chỉ huy đầu tiên và duy nhất của Ấn Độ kết hợp quân đội với hải quân và không quân gồm 2 căn cứ hải quân, 15 tàu chiến, 4 căn cứ không quân cùng 2 lữ đoàn.
Úc kiểm soát địa thế chiến lược trên quần đảo Christmas và Cocos (Keeling) cũng quan ngại về sự xuất hiện thường xuyên của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương. Căn cứ trên đảo Cocos của Australia chuyên thu thập thông tin tình báo về di chuyển của các loại thuyền trong khu vực. Nếu sự tranh giành quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ, cùng căng thẳng gia tăng của Trung Quốc và Ấn Độ trên Ấn Độ Dương xảy ra, Australia sẽ phải sẵn sàng để bảo vệ lợi ích của họ và giúp đỡ các đồng minh.
Pháp có một trạm theo dõi vệ tinh trên quần đảo Kerguelen và khoảng một trăm các nhà khoa học luân phiên tập trung tại quần đảo Crozet và St Paul-Amsterdam. Quân đội Pháp cũng có những đơn vị bộ binh trên đảo La Réunion và đội quân lê dương đóng trên đảo Mayotte để bảo vệ những tài sản, lợi ích trong vùng đã bén rễ từ thời kỳ thuộc địa.
Chiến lược "Vành đai - Con đường" được đưa ra vào tháng 10.2013 để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực và thúc đẩy thương mại, nhấn mạnh ý định trở thành một quyền lực trên thế giới của Bắc Kinh. “Vành đai - Con đường” đề cập tới “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển”. "Vành đai kinh tế con đường tơ lụa" ám chỉ tới con đường tơ lụa cũ vào thời kì cổ đại đễ kết nối Đông - Tây thông qua những con đường thương mại chạy dọc từ châu Âu tới trung tâm châu Á ở Trung Quốc. Nhưng giữa sự xung đột và bất ổn định về chính trị của các nước dọc con đường thì "Con đường tơ lụa trên biển" chạy qua Ấn Độ Dương trở thành quan trọng hơn trong chiến lược của Trung Quốc.
Người Trung Quốc xuất hiện trong khu vực kể từ khi Trịnh Hòa, một thái giám theo đạo Hồi từ Vân Nam đưa một hạm đội xuyên qua Ấn độ Dương trong thế kỷ 15. Nhưng trong nhiều thế kỷ Trung Quốc không đề cao sức mạnh hải quân...
Trong khi tình thế bất ổn vẫn chưa mở ra một cuộc xung đột thì chiến lược "vành đai - Con đường" và sự hiện diện căn cứ mới của Trung Quốc tại Obock đang đe dọa sẽ phá vỡ tình trạng cân bằng quyền lực. Khi Trung Quốc vẫn hiện diện tại Ấn Độ Dương, một liên minh sẽ được tạo ra để ngăn chặn hành động này. Liên minh này sẽ không còn ở tình trạng "không chính thức" và "ẩn sau những cuộc tập trận chung", dưới đòi hỏi những tuyên bố chính thức do vấn đề địa chính trị đặt ra.
https://viettimes.vn/my-nhat-an-uc-lap-nato-chau-a-doi-pho-trung-quoc-147640.html
Nhận xét
Đăng nhận xét