Ông Putin lại “ghi bàn": Tổng thống Trump ủng hộ kế hoạch về Syria
VietTimes -- Trong tiến trình hòa bình tại Syria, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ủng hộ tổng thống Nga Vladimir Putin dù cho có sự phá hoại ngầm của các phe cánh chống đối. Băn khoăn bấy lâu về ai đưa ra những chính sách của Mỹ tại Syria đã rõ ràng. Ông Trump đang đóng vai trò chính.
Đầu tiên, có thể thấy rõ các viên chức bộ ngoại giao Mỹ đã cố từ chối thu xếp một cuộc gặp chính thức giữa ông Trump và người đồng cấp Nga - Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh APEC vào ngày 10.11 cùng lời bào chữa 'khó xếp thời gian biểu'. Dù vậy, hai lãnh đạo đã có ít phút trao đổi ngắn vào ngày tiếp theo để ký một bản tuyên bố chung giữa Nga và Mỹ về Syria: "Nhấn mạnh một giải pháp chính trị thông qua những cuộc bầu cử công bằng, tự do dưới một bản hiến pháp mới".
Tuy nhiên, trong ngày sau tiếp, những quan chức cấp cao bộ ngoại giao Mỹ, nhanh chóng phủ nhận tuyên bố trên bằng cách bóng gió về sự tiếp tục hiện diện của quân đội Mỹ tại Syria (lặp lại tuyên bố trước đó của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, James Mattis) và nhắc lại đòi hỏi tổng thống Bashar Al-Assad sẽ không được tham gia vào quá trình chuyển đổi quyền lực. Lập tức, Moscow phản đối và chỉ ra rằng tuyên bố của hai nhà lãnh đạo Trump-Putin là không cần bàn cãi. Dù sao đi nữa, ông Putin đã có cuộc trò chuyện riêng với ông Trump đúng 10 ngày sau, ngày 21.11 (đêm trước của 'hội nghị ba bên' tại Sochi) nơi họ hoàn toàn giải quyết những vấn đề đã thảo luận tại Đà Nẵng.
Họ tiếp tục có một cuộc đối thoại thân thiện. Và một lần nữa, ông Trump thể hiện mục đích rõ ràng về việc làm việc với ông Putin để kết thúc cuộc chiến và đàm phán về những giải pháp sẽ được áp dụng để mang lại nền hòa bình lâu dài. Có lẽ, ông Trump cảm nhận được sự chống đối trong việc thi hành chính sách của ông tại Syria.
Thực vậy, Bộ ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố trước khi diễn ra cuộc họp đàm phán về hòa bình diễn ra nội bộ của Syria tại Geneva. Tuyên bố trên không còn đưa ra điều kiện về Assad và thay vào đó thừa nhận những cuộc bầu cử dưới một bản hiến pháp mới "sẽ bao gồm đại diện của những tầng lớp nhân dân Syria khác nhau, bao gồm các nhóm sắc tộc với sự hiện diện và ảnh hưởng trong khu vực". Thú vị hơn, bản tuyên bố này cũng thúc giục chính phủ Assad "tiến hành những cuộc đàm phán riêng biệt". (Tuyên bố chung của Nga-Mỹ bên lề APEC nhắc tới Assad với tên riêng). Tuyên bố này hoàn toàn không có tranh cãi, ác ý hay ngụy biện.
Hiện tại, vấn đề còn chưa rõ ràng về sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Syria. Nhưng có vẻ, việc rút quân đang được thực hiện. Mỹ đã chính thức triển khai 500 quân tại Syria để giúp lực lượng dân chủ Syria (lực lượng dân sự người Kurd) chống lại IS. Nhưng Lầu Năm Góc mới đây đã thừa nhận rằng con số thật sự có thể là 2.000 lính.
Dù sao, điều tốt là một lần nữa tổng thống Trump trong cuộc điện đàm với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan vào ngày 24.11 đã cam kết "bảo đảm sự ổn định của một Syria thống nhất". Quan trọng hơn, ông đưa ra lời cam kết Mỹ sẽ không tiếp tục hỗ trợ vũ trang cho những nhóm dân quân Syria người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố. Theo đó, ông Trump đã có dòng tweet "Vào sáng nay, sẽ nói chuyện với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan về việc mang lại hòa bình cho mớ hỗn độn mà tôi phải thừa kế ở Trung Đông. Tôi sẽ hooàn thành nó, nhưng thật tội lỗi với những mạng sống và những đồng USD (6 nghìn tỷ). Tôi sẽ ưu tiên việc này trước".
Thổ Nhĩ Kỳ đang đòi hỏi Mỹ hoàn toàn chấm dứt quan hệ với người Kurd tại Syria. Để chắc chắn điều này, sự hiện diện của Mỹ tại Syria cần phải cấm dứt dù cho ông Mattis (Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ) có nói gì. Một bài bình luận trên tờ Jerusalem Post đã chỉ rõ sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Syria không có nghĩa lý gì ngay cả để kiềm chế Iran. Điểm chính là, trừ phi Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq đồng ý cho quân Mỹ tới những khu vực xa xôi tại vùng đông bắc Syria, nếu không sự hiện diện của họ không thể duy trì một cách hợp pháp. Và cả 3 nước (tất nhiên gồm cả Nga và Iran) đều muốn quân Mỹ rời đi.
Sự nhã nhặn trong tuyên bố gần đây nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng liên quan tới sự thay đổi lập trường của Ả rập Xê-út. Phái viên của tổng thống Nga tại Syria, Alexander Lavrentiev đã có mặt tại Riyad tuần trước và được đón tiếp bởi thái tử Modammed bin Salman ngay cùng lúc các nhóm đối lập Syria đang tụ hội tại đây để chọn ra một nhóm tới đàm phán tại Geneva. Lãnh đạo mới của họ, Nasr al-Hariri là một bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Ông ta là một người Syria bất đồng chính kiến nhưng không thuộc chủ nghĩa ly khai cực đoan như người tiền nhiệm Riyad Hijab - từng là thủ tướng Syria. Trước đó, Nga đã có đàm phán với Nasr al-Hariri.
Tiệp Nguyễn
Nhận xét
Đăng nhận xét