Mỹ “trị” cả công ty Trung Quốc để trừng phạt Triều Tiên
VietTimes -- Cụ thể, đối tượng bị trừng phạt gồm 1 người Trung Quốc và 13 công ty thương mại, trong đó có 4 công ty thương mại Trung Quốc, 6 công ty thương mại và vận tải đường biển cùng 20 tàu của Triều Tiên. Theo Bộ Tài chính Mỹ, các biện pháp trừng phạt mới sẽ có thể ngăn chặn thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên, mức trừng phạt trên 750 triệu USD.
Ngay sau khi ông Tống Đào, Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Trung Quốc kết thúc chuyến thăm Triều Tiên, Mỹ lập tức gia tăng sức ép ngoại giao và kinh tế đối với Triều Tiên.
Mỹ lại coi Triều Tiên là nước “tài trợ cho khủng bố”
Ngày 20/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đưa Triều Tiên quay trở lại danh sách “những quốc gia tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố”, tiếp tục gia tăng mức độ gây sức ép đối với Triều Tiên.
Theo đánh giá của tờ Phượng Hoàng Hồng Kông ngày 22/11, việc Mỹ coi Triều Tiên là quốc gia tài trợ cho khủng bố thực chất là để đẩy Triều Tiên ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu một cách dễ dàng hơn, có thể thuyết phục các đối tác điều tra các kênh cung cấp tài chính cho chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Mintaro Oba, việc đưa Triều Tiên quay trở lại danh sách các nước tài trợ cho khủng bố sẽ không đem lại tiến triển quan trọng. Làm như vậy sẽ không tăng được sức ép cho Triều Tiên. Trái lại, nó sẽ có ý nghĩa tượng trưng, sẽ càng khó làm cho Triều Tiên đi con đường phi hạt nhân hóa. Bởi vì, đây sẽ là minh chứng mới nhất cho thấy Mỹ coi thường đàm phán.
Mintaro Oba dự đoán Triều Tiên sẽ tiến hành phản ứng như trước đây, tức là ra tuyên bố trên truyền thông. Nhưng Triều Tiên có thể sẽ không lập tức áp dụng các hành động lỗ mãng hoặc không bình thường.
Ngày 20/11, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng chỉ ra, xếp Triều Tiên vào danh sách các nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố là một hành động mang tính tượng trưng. Ngoài các biện pháp trừng phạt đã thực hiện, sẽ không có thêm các biện pháp trừng phạt mới. Ảnh hưởng thực tế rất có hạn, nhưng Mỹ muốn ngăn chặn một số lỗ hổng.
Ngày 20/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đưa Triều Tiên quay trở lại danh sách “những quốc gia tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố”, tiếp tục gia tăng mức độ gây sức ép đối với Triều Tiên.
Theo đánh giá của tờ Phượng Hoàng Hồng Kông ngày 22/11, việc Mỹ coi Triều Tiên là quốc gia tài trợ cho khủng bố thực chất là để đẩy Triều Tiên ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu một cách dễ dàng hơn, có thể thuyết phục các đối tác điều tra các kênh cung cấp tài chính cho chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Mintaro Oba, việc đưa Triều Tiên quay trở lại danh sách các nước tài trợ cho khủng bố sẽ không đem lại tiến triển quan trọng. Làm như vậy sẽ không tăng được sức ép cho Triều Tiên. Trái lại, nó sẽ có ý nghĩa tượng trưng, sẽ càng khó làm cho Triều Tiên đi con đường phi hạt nhân hóa. Bởi vì, đây sẽ là minh chứng mới nhất cho thấy Mỹ coi thường đàm phán.
Mintaro Oba dự đoán Triều Tiên sẽ tiến hành phản ứng như trước đây, tức là ra tuyên bố trên truyền thông. Nhưng Triều Tiên có thể sẽ không lập tức áp dụng các hành động lỗ mãng hoặc không bình thường.
Ngày 20/11, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng chỉ ra, xếp Triều Tiên vào danh sách các nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố là một hành động mang tính tượng trưng. Ngoài các biện pháp trừng phạt đã thực hiện, sẽ không có thêm các biện pháp trừng phạt mới. Ảnh hưởng thực tế rất có hạn, nhưng Mỹ muốn ngăn chặn một số lỗ hổng.
Từ ngày 8 - 10/11/2017. Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh: Daily Express.
Đối với việc Mỹ đưa Triều Tiên quay trở lại danh sách các nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố, ngày 21/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng cho rằng tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay rất phức tạp, nhạy cảm. Trung Quốc mong muốn các bên làm nhiều việc có lợi cho làm dịu tình hình, có lợi cho tất cả các bên liên quan quay trở lại quỹ đạo giải quyết vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên bằng đối thoại, đàm phán.Do hành động mới của Mỹ đối với Triều Tiên diễn ra ngay sau khi ông Tống Đào, Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc thăm Triều Tiên, nên dư luận nghi ngờ hai sự việc có liên quan với nhau. Tuy nhiên, ông Cảnh Sảng đã phủ nhận vấn đề này.
Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 21/11 có bài xã luận cho rằng, Mỹ đưa Triều Tiên quay trở lại danh sách các nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố là “không sáng suốt”. Sức ép mới sẽ không buộc được Bình Nhưỡng thay đổi trong vấn đề hạt nhân, trái lại sẽ kích động Triều Tiên tiến hành đối đầu mạnh mẽ hơn.
Mỹ áp lệnh trừng phạt kinh tế mới đối với Triều Tiên
Sang ngày 21/11, Bộ Tài chính Mỹ còn tuyên bố tiến hành trừng phạt đối với nhiều doanh nghiệp, tàu thuyền và cá nhân người Triều Tiên, tiếp tục cắt đứt thương mại giữa Triều Tiên với bên ngoài, hạn chế nguồn thu nhập của Triều Tiên.
Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố, Mỹ sẽ tiếp tục ngăn chặn Triều Tiên có được nguồn tiền có thể dùng cho chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, lệnh trừng phạt mới sẽ tiếp tục gây sức ép với Triều Tiên về kinh tế.
Từ ngày 17 - 21/11/2017, ông Tống Đào, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đến Triều Tiên. Ảnh: Dwnews.
Theo lệnh trừng phạt mới, tài sản ở Mỹ của những cá nhân và thực thể bị trừng phạt sẽ bị đóng băng, công dân Mỹ không được tiến hành giao dịch với họ.Lệnh trừng phạt mới nhằm vào lĩnh vực thương mại và vận tải trên biển của Triều Tiên, đối tượng bị trừng phạt còn bao gồm cả những doanh nghiệp và cá nhân người Trung Quốc có làm ăn với Triều Tiên.
Cụ thể, đối tượng bị trừng phạt gồm 1 người Trung Quốc và 13 công ty thương mại, trong đó có 4 công ty thương mại Trung Quốc, 6 công ty thương mại và vận tải đường biển cùng 20 tàu của Triều Tiên.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, các biện pháp trừng phạt mới sẽ có thể ngăn chặn thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên, mức trừng phạt trên 750 triệu USD.
Vài công ty Triều Tiên xuất khẩu lao động sang các nước như Trung Quốc, Nga, Campuchia và Ba Lan cũng bị trừng phạt.
Theo hãng tin AFP Pháp, lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm cắt đứt nguồn tài chính của Triều Tiên, ép Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đánh giá, cường độ trừng phạt quốc tế vừa qua đã “đủ”, Triều Tiên gần đây cũng đã giảm các hành động “khiêu khích”. Nhưng hiện tại, Mỹ lại gia tăng trừng phạt đối với Triều Tiên sẽ phát đi tín hiệu sai lầm đối với Triều Tiên.
Nước chịu tổn thất lớn nhất từ lệnh trừng phạt mới chắc chắn là Triều Tiên. Các bên khác cũng phải trả giá nhiều hơn. Do sự bất đồng to lớn giữa Mỹ và Triều Tiên, Trung Quốc có khả năng sẽ tập trung hơn vào việc ứng phó với sự thay đổi đột ngột của tình hình bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành phản ứng tại Liên hợp quốc, nhưng Bắc Kinh sẽ không cảm thấy sự việc cấp bách như Bình Nhưỡng và Washington.
Nhận xét
Đăng nhận xét