Mỹ ồ ạt bán vũ khí tối tân nhất cho Ấn Độ vì...Trung Quốc
VietTimes -- Mỹ cam kết cung cấp công nghệ quân sự tốt nhất để Ấn Độ đóng vai trò quan trọng tại khu vực, ngoài thu lợi nhuận, Mỹ còn cân nhắc kỹ đến yếu tố địa - chính trị, đặc biệt là kiềm chế Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj. Ảnh: The Express Tribune.
Gần đây, quan hệ quốc phòng Mỹ - Ấn đã được cải thiện rất lớn, chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 24 - 26/10/2017 của Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục phát đi tín hiệu quan trọng, đó là quan hệ Mỹ - Ấn phần nào đã có tính chất “đồng minh”.
Tại Ấn Độ, ông Rex Tillerson tuyên bố Mỹ sẵn sàng cung cấp “công nghệ tốt nhất” cho Ấn Độ tiến hành hiện đại hóa quân sự, trong đó gồm bán máy bay chiến đấu F-16 và F-18, bán máy phóng điện từ (lắp trên tàu sân bay) cho Ấn Độ.
Ông Rex Tillerson nói: “Mỹ ủng hộ Ấn Độ thành quốc gia đi đầu, sẽ tiếp tục nỗ lực để Ấn Độ có khả năng bảo đảm an ninh khu vực. Trên phương diện này, Mỹ sẵn sàng và có khả năng cung cấp công nghệ tiên tiến cho các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Ấn Độ”.
Theo đánh giá của nhà nghiên cứu cao cấp Dean Cheng thuộc Quỹ Heritage Mỹ, nếu Ấn Độ lựa chọn mua máy bay chiến đấu (F-16, F-18) của Mỹ thì có nghĩa là Ấn Độ phần nào quyết định muốn xây dựng quan hệ “liên minh” chặt chẽ hơn với Mỹ về những vũ khí tiên tiến, then chốt.
Phân tích về thành quả chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Mỹ, tờ Kommersant Nga cũng cho rằng Ấn Độ sẽ thay thế Pakistan, trở thành “đồng minh then chốt” của Washington.
Để có thể đồng thời chống lại mối đe dọa quân sự từ Pakistan và Trung Quốc, không quân Ấn Độ cần biên chế 42 phi đội máy bay chiến đấu, nhưng họ hiện chỉ có hơn 30 phi đội.
Các nhà sản xuất vũ khí Mỹ hy vọng tăng cường quan hệ với phía Ấn Độ trên phương diện bán vũ khí và chuyển giao công nghệ quân sự. Điều này cũng đã được chính phủ Mỹ ủng hộ.
Tháng 8/2017, Công ty Boeing Mỹ tuyên bố tham gia chương trình đấu thầu của hải quân Ấn Độ, đề nghị xây dựng dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet ở Ấn Độ.
Công ty Lockheed Martin Mỹ cũng đề nghị chuyển dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-16 từ bang Texas đến Ấn Độ, sản xuất ít nhất 100 máy bay chiến đấu cho không quân Ấn Độ.
Tháng trước, tại Quốc hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ đề nghị của hai công ty trên, cho rằng Ấn Độ cần có khả năng phòng vệ đầy đủ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Như vậy, Ấn Độ hiện có thêm nhiều lựa chọn trong mua sắm vũ khí.
Về việc Mỹ đồng ý bán máy phóng điện từ cho Ấn Độ, chuyên gia Trung Quốc Mã Nghiêu cho rằng tàu sân bay là trang bị trung tâm của hải quân, có ý nghĩa chiến lược, trong đó máy phóng điện từ là hàng công nghệ cao dẫn trước thế giới. Mỹ đồng ý bán loại trang bị này cho Ấn Độ là do họ đã cân nhắc tới yếu tố địa - chính trị, tức là Mỹ đang lôi kéo và kiểm soát Ấn Độ.
Theo Mã Nghiêu, với thực lực công nghiệp hiện đại, Ấn Độ không thể vận hành bình thường các trang bị tiên tiến như máy phóng điện từ, do đó sẽ lệ thuộc lâu dài vào công nghệ Mỹ. Điều này có thể làm cho nhà cung ứng vũ khí quan trọng Nga không hài lòng.
Trong chuyến thăm Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson còn thảo luận các vấn đề quan trọng khác với phía Ấn Độ như tấn công chủ nghĩa khủng bố và vai trò của Ấn Độ trong vấn đề Afghanistan.
Hai bên nhất trí cho rằng tăng cường quan hệ Mỹ - Ấn không chỉ đem lại lợi ích cho hai nước, mà còn có ảnh hưởng tích cực, quan trọng đối với ổn định, thịnh vượng của khu vực và toàn cầu.
Những phát biểu gần đây của ông Rex Tillerson cho thấy Mỹ đang tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự với Ấn Độ để thực hiện cân bằng địa - chính trị, ứng phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Gần đây, ông Rex Tillerson đã phê phán Trung Quốc không phải là một nước lớn có trách nhiệm như Ấn Độ. Ông Rex Tillerson cho rằng có lúc Trung Quốc đã “phá hoại” trật tự quốc tế dựa trên tiêu chuẩn.
Chuyên gia Michael Krepon từ Trung tâm Stimson Mỹ cho rằng Trung Quốc đi trước Ấn Độ cả về kinh tế và quân sự. Sự giúp đỡ của Mỹ sẽ không thay đổi được tình hình này, nhưng có thể giúp Ấn Độ đứng vững hơn trước Trung Quốc.
Đến nay, hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn đã được tăng cường rõ rệt. Trong năm qua, Mỹ đã chào bán máy bay không người lái Sea Guardian cho Ấn Độ để tăng cường năng lực giám sát biển cho Ấn Độ.
Ngoài ra, Mỹ đã phê chuẩn bán 22 máy bay không người lái MQ-9B Sky Guardian cho Ấn Độ và cho phép Ấn Độ nhập dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-16 Mỹ. Đầu năm 2017, Không quân Ấn Độ từng đề nghị Mỹ xuất khẩu máy bay vũ trang không người lái Predator C, dự định sẽ mua 80 - 100 chiếc, trị giá khoảng 8 tỷ USD.
Trong 10 năm qua, Ấn Độ đã mua tổng cộng 15 tỷ USD trang bị quân sự của Mỹ. Hai bên có triển vọng ký kết hợp đồng lớn mới về máy bay chiến đấu. Công ty Lockheed Martin Mỹ có kế hoạch xây dựng dây chuyền sản xuất ở Ấn Độ, tiền đề là Ấn Độ mua máy bay chiến đấu tổng trị giá khoảng 15 tỷ USD.
Tuy nhiên, Ấn Độ không muốn lệ thuộc quá mức vào Mỹ về hợp tác an ninh, quân sự. Mục tiêu của Ấn Độ là thực hiện “Made in India”, chính sách này do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra, chủ trương chế tạo các loại vũ khí trang bị như máy bay chiến đấu, tàu ngầm… ở Ấn Độ.
Tại Ấn Độ, ông Rex Tillerson tuyên bố Mỹ sẵn sàng cung cấp “công nghệ tốt nhất” cho Ấn Độ tiến hành hiện đại hóa quân sự, trong đó gồm bán máy bay chiến đấu F-16 và F-18, bán máy phóng điện từ (lắp trên tàu sân bay) cho Ấn Độ.
Ông Rex Tillerson nói: “Mỹ ủng hộ Ấn Độ thành quốc gia đi đầu, sẽ tiếp tục nỗ lực để Ấn Độ có khả năng bảo đảm an ninh khu vực. Trên phương diện này, Mỹ sẵn sàng và có khả năng cung cấp công nghệ tiên tiến cho các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Ấn Độ”.
Theo đánh giá của nhà nghiên cứu cao cấp Dean Cheng thuộc Quỹ Heritage Mỹ, nếu Ấn Độ lựa chọn mua máy bay chiến đấu (F-16, F-18) của Mỹ thì có nghĩa là Ấn Độ phần nào quyết định muốn xây dựng quan hệ “liên minh” chặt chẽ hơn với Mỹ về những vũ khí tiên tiến, then chốt.
Phân tích về thành quả chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Mỹ, tờ Kommersant Nga cũng cho rằng Ấn Độ sẽ thay thế Pakistan, trở thành “đồng minh then chốt” của Washington.
Để có thể đồng thời chống lại mối đe dọa quân sự từ Pakistan và Trung Quốc, không quân Ấn Độ cần biên chế 42 phi đội máy bay chiến đấu, nhưng họ hiện chỉ có hơn 30 phi đội.
Các nhà sản xuất vũ khí Mỹ hy vọng tăng cường quan hệ với phía Ấn Độ trên phương diện bán vũ khí và chuyển giao công nghệ quân sự. Điều này cũng đã được chính phủ Mỹ ủng hộ.
Tháng 8/2017, Công ty Boeing Mỹ tuyên bố tham gia chương trình đấu thầu của hải quân Ấn Độ, đề nghị xây dựng dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet ở Ấn Độ.
Công ty Lockheed Martin Mỹ cũng đề nghị chuyển dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-16 từ bang Texas đến Ấn Độ, sản xuất ít nhất 100 máy bay chiến đấu cho không quân Ấn Độ.
Tháng trước, tại Quốc hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ đề nghị của hai công ty trên, cho rằng Ấn Độ cần có khả năng phòng vệ đầy đủ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Như vậy, Ấn Độ hiện có thêm nhiều lựa chọn trong mua sắm vũ khí.
Về việc Mỹ đồng ý bán máy phóng điện từ cho Ấn Độ, chuyên gia Trung Quốc Mã Nghiêu cho rằng tàu sân bay là trang bị trung tâm của hải quân, có ý nghĩa chiến lược, trong đó máy phóng điện từ là hàng công nghệ cao dẫn trước thế giới. Mỹ đồng ý bán loại trang bị này cho Ấn Độ là do họ đã cân nhắc tới yếu tố địa - chính trị, tức là Mỹ đang lôi kéo và kiểm soát Ấn Độ.
Theo Mã Nghiêu, với thực lực công nghiệp hiện đại, Ấn Độ không thể vận hành bình thường các trang bị tiên tiến như máy phóng điện từ, do đó sẽ lệ thuộc lâu dài vào công nghệ Mỹ. Điều này có thể làm cho nhà cung ứng vũ khí quan trọng Nga không hài lòng.
Trong chuyến thăm Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson còn thảo luận các vấn đề quan trọng khác với phía Ấn Độ như tấn công chủ nghĩa khủng bố và vai trò của Ấn Độ trong vấn đề Afghanistan.
Hai bên nhất trí cho rằng tăng cường quan hệ Mỹ - Ấn không chỉ đem lại lợi ích cho hai nước, mà còn có ảnh hưởng tích cực, quan trọng đối với ổn định, thịnh vượng của khu vực và toàn cầu.
Những phát biểu gần đây của ông Rex Tillerson cho thấy Mỹ đang tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự với Ấn Độ để thực hiện cân bằng địa - chính trị, ứng phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Gần đây, ông Rex Tillerson đã phê phán Trung Quốc không phải là một nước lớn có trách nhiệm như Ấn Độ. Ông Rex Tillerson cho rằng có lúc Trung Quốc đã “phá hoại” trật tự quốc tế dựa trên tiêu chuẩn.
Chuyên gia Michael Krepon từ Trung tâm Stimson Mỹ cho rằng Trung Quốc đi trước Ấn Độ cả về kinh tế và quân sự. Sự giúp đỡ của Mỹ sẽ không thay đổi được tình hình này, nhưng có thể giúp Ấn Độ đứng vững hơn trước Trung Quốc.
Đến nay, hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn đã được tăng cường rõ rệt. Trong năm qua, Mỹ đã chào bán máy bay không người lái Sea Guardian cho Ấn Độ để tăng cường năng lực giám sát biển cho Ấn Độ.
Ngoài ra, Mỹ đã phê chuẩn bán 22 máy bay không người lái MQ-9B Sky Guardian cho Ấn Độ và cho phép Ấn Độ nhập dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-16 Mỹ. Đầu năm 2017, Không quân Ấn Độ từng đề nghị Mỹ xuất khẩu máy bay vũ trang không người lái Predator C, dự định sẽ mua 80 - 100 chiếc, trị giá khoảng 8 tỷ USD.
Trong 10 năm qua, Ấn Độ đã mua tổng cộng 15 tỷ USD trang bị quân sự của Mỹ. Hai bên có triển vọng ký kết hợp đồng lớn mới về máy bay chiến đấu. Công ty Lockheed Martin Mỹ có kế hoạch xây dựng dây chuyền sản xuất ở Ấn Độ, tiền đề là Ấn Độ mua máy bay chiến đấu tổng trị giá khoảng 15 tỷ USD.
Tuy nhiên, Ấn Độ không muốn lệ thuộc quá mức vào Mỹ về hợp tác an ninh, quân sự. Mục tiêu của Ấn Độ là thực hiện “Made in India”, chính sách này do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đưa ra, chủ trương chế tạo các loại vũ khí trang bị như máy bay chiến đấu, tàu ngầm… ở Ấn Độ.
Nhận xét
Đăng nhận xét