Thủy quân lục chiến - “Quả đấm thép” viễn chinh của Mỹ




VietTimes -- Khi nói về lực lượng bộ binh hải quân, viên sĩ quan nước ngoài đã đề cập đến quân đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ, có quân số đông nhất thế giới và Không quân Lính thủy đánh bộ Mỹ cũng rất mạnh. Vì sao nước Mỹ lại cần đến 2 lực lượng bộ binh cùng mục đích, yêu cầu nhiệm vụ?
Lính thủy đánh bộ Mỹ sử dụng súng máy M249 với kính ngắm hồng ngoại - ảnh U.S. Marine Corps
Câu hỏi của học viên quân sự nước ngoài đã gây lên một trận cười trong các đồng nghiệp Mỹ, nhưng đó là một câu hỏi quan trọng. Nước Mỹ có cần đến 2 lực lượng bộ binh song trùng tồn tại trong suy thoái kinh tế và khó khăn của ngân sách quân sự?
Quân đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ được thành lập trong Chiến tranh độc lập trước thế kỷ 20 và có những yêu cầu nhiệm vụ hoàn toàn khác hiện nay. Lính thủy đánh bộ, như những lực lượng đồng nghiệp châu Âu khác, hoạt động trên biển lớn, bảo vệ các chiến hạm của Hải quân Mỹ chống lại những nhóm đột kích đánh chiếm và lực lượng nổi dậy, tiến hành các chiến dịch tấn công và phá hoại. Lính thủy đánh bộ bảo vệ hải giới và tổ chức phòng thủ các vùng nước ven bờ, tuần thám kị binh và đóng quân tại những căn cứ tiền đồn phía Tây nước Mỹ, những pháo đài bảo vệ các hải cảng quan trọng ở bờ biển phía Đông. 
Theo thời gian, khoảng cách khác nhau giữa các quân chủng ngày càng hẹp lại. Nửa đầu thế kỷ 20 Lục quân và Lính thủy đánh bộ cùng tiến hành các hoạt động mà ngày nay gọi là đàn áp những người nổi dậy. Bộ binh Mỹ thực hiện các nhiệm vụ trấn áp ở Philiphines, Lính thủy đánh bộ tiến hành các nhiệm vụ này ở Trung Mỹ. Trong đại chiến thế giới lần thứ I, đại chiến thế giới thứ II, cuộc chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên và Việt Nam, Lính thủy đánh bộ thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu tương tự như các sư đoàn bộ binh Mỹ.
Đại chiến thế giới thứ I và chiến tranh Triều Tiên, Lính thủy đánh bộ tiến hành các hoạt động tác chiến trên diện rộng với các phương thức tác chiến thông thường. Trong chiến tranh thế giới thứ II Lính thủy đánh bộ tham gia vào các chiến dịch đổ bộ đánh chiếm các đảo. Ở Việt Nam, Lính thủy đánh bộ tác chiến ở vùng rừng núi và bình định vùng nông thôn.
Cuối những năm 1970, Lính thủy đánh bộ quay trở lại thực hiện những nhiệm vụ chính theo mục đích yêu cầu của lực lượng, tiến hành những hoạt động viễn chinh như cơ động triển khai nhanh đến các khu vực ven biển, nơi các chiến hạm Mỹ tiến hành các hoạt động tác chiến để yểm trợ bằng các chiến dịch ven bờ và tổ chức hậu cần kỹ thuật.
Khi chiến tranh Lạnh kết thúc, Lính thủy đánh bộ Mỹ lại thực hiện những nhiêm vụ không thuộc phạm vi hoạt động. Năm 2003, cụm Lính thủy đánh bộ cùng với sư đoàn bộ binh số 3 là lực lượng tiên phong tấn công Iraq, cơ động sâu vào lãnh thổ nước này và hoàn toàn tách rời khỏi vùng hoạt động Hải quân. Trong cuộc chiến chống du kích ở Iraq và Afghanistan, Lính thủy đánh bộ và Lục quân thực hiện nhiệm vụ hoàn toàn giống nhau, đôi khi thay thế nhau trong các khu vực tác chiến.
Các chỉ huy quân sự cao cấp của Lục quân và Lính thủy đánh bộ cho rằng, trong tương lai vẫn sẽ có sự tiệm cận nhiệm vụ giữa hai lực lượng. Ngoài nhiệm vụ truyền thống là viễn chinh đổ bộ trên chiến trường xa cách lãnh thổ, Lính thủy đánh bộ vẫn phải thực hiện nhiệm vụ bình định khu vực và kiểm soát xung đột. Năm 2005, Lực lượng lính thủy đánh bộ thành lập bộ tư lệnh chiến dịch đặc biệt, tăng cường thêm nhiệm vụ mà Lục quân, Không quân và Hải quân vẫn thực hiện.
Hiện nay, quân số của những đơn vị và cụm binh lực Lục quân ở nước ngoài đang dần giảm thiểu do khả năng các lực lượng thù địch có thể giáng những đòn tấn công tên lửa tầm trung, tầm xa mang đầu đạn hủy diệt lớn vào các căn cứ quân sự. Lục quân đã đặt vấn đề nghiên cứu phát triển lực lượng triển khai nhanh đến mọi điểm trên toàn cầu, có nghĩa là, Lục quân đang trở thành lực lượng viễn chinh.
Có cảm nhận là sự khác nhau giữa hai lực lượng Lục quân và Lính thủy đánh bộ chỉ là quân số. Nước Mỹ có cần hai lực lượng bộ binh, có cùng một nhóm nhiệm vụ tương tự như nhau? Hay hơn là sáp nhập làm một. Có thể là một giải pháp tiết kiệm ngân sách do quá trình tuyển quân tương tự, quân phục tốn tương đương, số lượng sĩ quan và hạ sĩ quan cả hai lực lượng cũng tương đương, và thậm chí hậu cần, kỹ thuật tương đương nhưng gấp hai lần.
Những lợi ích kinh tế chính trị từ việc sát nhập Lục quân và Lính thủy đánh bộ rất hạn chế, nhưng những tổn thất về vật chất cũng như về tinh thần, thực sự rất lớn. Lực lượng lục quân và Lính thủy đánh bộ có những đặc trưng rất riêng biệt trong mối quan hệ tổng hòa chung.
Lính thủy đánh bộ hiệp đồng tác chiến chặt chẽ với Hải quân Mỹ trên chiến trường, còn Lục quân thì phối hợp chiến đấu với lực lượng đồng minh. Sự sát nhập hai lực lượng sẽ làm mất đi tính đặc thù và các lực lượng hoàn toàn không thể hiệp đồng chiến đấu. Sự sát nhập cũng dẫn đến phá hủy những truyền thống quan trọng của các quân chủng, giảm thiểu lòng tin của dân Mỹ đối với quân đội và tất nhiên, đối với chính phủ Mỹ, điều này không thể tính được mức độ tổn thất.
Lục quân và Lính thủy đánh bộ có mối quan hệ ăn sâu vào tổ chức đời sống của xã hội Mỹ, cả hai lực lượng đã hình thành và phát triển trong hơn 200 năm lịch sử nước Mỹ và chiến tranh thế giới với những vinh quang và hy sinh tổn thất mà xã hội Mỹ gánh chịu. Năm 1957, thiếu tướng Victor Krulak đã viết cho tư lệnh trưởng quân đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ đại tướng Randolph Pate: ”Nước Mỹ không cần quân đoàn Lính thủy đánh bộ, nhưng nước Mỹ có đầy đủ những căn cứ tư tưởng tình thần nằm ngoài tư duy logics lạnh lùng để duy trì Lính thủy đánh bộ".
Chính xác hơn, quân đội Mỹ không chỉ cần bộ binh ở hai phiên bản Lục quân và Lính thủy đánh bộ, nước Mỹ cần tới 3 phiên bản bộ binh viễn chinh.
Với tư duy toàn cầu, nước Mỹ cần cụm binh lực thứ nhất,  những lực lượng viễn chinh có khả năng cơ động trên khoảng cách toàn cầu và thực hiện những kế hoạch viện trợ hoặc can thiệp quân sự. Nhiệm vụ của các lực lượng viễn chinh rất nhiều: Che chắn và sơ tán dân chúng trong các cuộc xung đột vũ trang, bảo vệ và đảm bảo an ninh cho các nguồn tài nguyên then chốt, các mục tiêu dân sự và kinh tế quan trọng, phong tỏa tiêu hủy vũ khí hủy diệt trong chiến tranh; hoạt động trên tuyến đầu của lực lượng gìn giữ hòa bình và giữ cân bằng cán cân quân sự các khu vực trọng tâm kinh tế chính trị trên thế giới.
Tương tự lực lượng viễn chinh của Lính thủy đánh bộ và một số đơn vị của Lục quân, những lực lượng bộ binh ngày nay cần phải có khả năng triển khai nhanh đáp ứng mọi tình huống trên toàn cầu.
Cụm binh lực bộ binh thứ 2 của nước Mỹ ở nước ngoài nhằm tăng cường năng lực tác chiến của quân đội đồng minh, tiến hành những hoạt động tác chiến quy mô lớn có thời gian dài, thực hiện nhiệm vụ bình định và các chiến dịch trấn áp nổi loạn. Có thể hiểu đây là lực lượng cố vấn đặc biệt.
 Cơ sở căn bản của cụm binh lực viễn chinh là lực lượng dự bị động viên, nhưng trong biên chế của nó cần có thành phần thường trực chiến đấu hiệu quả. Triển khai các lực lượng này đòi hỏi thời gian dài, nhưng kết quả là lực lượng có được sức mạnh tác chiến cao và khả năng hoạt động trên địa bàn trong thời gian dài.
Cụm binh lực bộ binh thứ 3 của Mỹ phải được định hướng chuyên biệt tiến hành các chiến dịch đặc biệt có sự liên kết phối hợp với các quân chủng và các lực lượng vũ trang khác nhau. Nhiệm vụ chủ yếu là tiêu diệt các nhóm đối tượng phi quốc gia như lực lượng khủng bố quốc tế, lực lượng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, những lực lượng du kích và tiến hành các cuộc đột kích, tập kích theo nhiệm vụ của chính phủ Mỹ.
Ba cụm binh lực bộ binh này có những mục đích yêu cầu và cơ cấu tổ chức tương đối giống nhau vì các lực lượng này đang bảo vệ những lợi ích mà nước Mỹ có được dù là không chính thức.
Những đề xuất sát nhập Lục quân và Lính thủy đánh bộ được hình thành trên những khẳng định rằng chúng là những phiên bản song sinh khác phù hiệu. Trong một quan niệm nào đó có vẻ rất đúng nhưng đã bỏ qua một vấn đề quan trọng. Trong lĩnh vực kinh doanh và ngay cả trong lĩnh vực hành chính sự song trùng và thừa công năng là lãng phí, do những nguồn lực song trùng có thể được sử dụng với hiệu quả cao trong một lĩnh vực khác và giảm thiểu chi phí.
Nhưng trong lĩnh vực quốc phòng và chiến tranh, mọi việc được nhìn nhận dưới khía cạnh khác, sự song trùng và dư thừa sức mạnh sẽ là yếu tố kiềm chế, buộc kẻ thù tiềm năng phải cẩn trọng và tăng cường khả năng dự phòng trong tình huống xảy ra xung đột vũ trang.
Với lực lượng bộ binh ở hai phiên bản song song, nước Mỹ được đảm bảo cấp độ an ninh tăng cường và  sự linh hoạt hơn hẳn những gì mà một quốc gia có được. Chính vì vậy, lực lượng bộ binh song trùng hai phiên bản hiện này là điều thực sự cần thiết. Trong tương lai có thể có phương án tối ưu hơn là hình thành cụm binh lực tác chiến độc lập, chuyên biệt tiến hành các hoạt động tác chiến đặc nhiệm, liên kết phối hợp chặt chẽ với các quân binh chủng, các lực lượng vũ trang khác hoặc thực hiện hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác.
Nguồn: Steven Metz - nhà phân tích quân sự, tác giả cuốn sách “Iraq và cuộc cách mạng chiến lược Mỹ” (Iraq and the Evolution of American Strategy), các bài viết thường xuyên được đăng trên tờ Tầm nhìn chiến lược - Strategic Horizons xuất bản hàng tuần. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nga "che ô" tên lửa cho Mátxcơva thế nào (video)

“Hổ Syria” tung đòn đè bẹp IS, đoạt thêm 2 cứ địa bờ đông Euphrates

Nga khiến Mỹ-NATO choáng, thay đổi ván cờ quyền lực thế giới