Đằng sau việc Nga bị tấn công liên tiếp tại Syria
VietTimes -- Hiện đang có nhiều nghi ngờ vụ tấn công bằng pháo kích và máy bay không người lái vào căn cứ không quân của Nga là do các bên không muốn Nga rút quân thực hiện.
Căn cứ không quân Hmeimim của Nga tại Syria đã hứng chịu liên tiếp 2 cuộc tấn công trong vòng 1 tuần. Vụ đầu tiên là pháo kích thành công vào sân bay làm 2 người thiệt mạng và hư hỏng nhẹ vài máy bay. Vụ tấn công thứ 2 xảy ra vào ngày 5.1 với những chiếc máy bay không người lái ồ ạt thả bom xuống khu vực sân bay. Vụ tấn công này không thành công vì Nga đã vô hiệu hóa các máy bay không người lái bằng cách kết hợp máy bay và phòng thủ bằng tác chiến điện tử.
Qua hai năm Nga can thiệp quân sự vào cuộc xung đột Syria thì hai vụ tấn công này có vẻ rất kỳ lạ. Nó trở thành một mắt xích quan trọng trong chiến lược của Nga, khi Kremlin đang có những bước tiến để giải quyết cuộc xung đột bằng cách ủng hộ những cuộc đàm phán giữa chế độ của ông Assad và các bên đối lập, đồng thời rút dần quân ra khỏi đất nước này.
Căn cứ không quân Nga tại Syria.
Chưa có câu trả lời cho việc ai đã thực hiện những vụ tấn công và làm cách nào để tiến tới gần trung tâm của vùng lãnh thổ do chính phủ Assad kiểm soát. Dù có giải thích ra sao, truyền thông phương Tây "bẻ ngoặt" thực tế cho rằng những cuộc tấn công kỳ lạ này dẹp bỏ giả thiết thủ phạm là những nhóm phiến quân. Đồng thời phương Tây cố tình gây chia rẽ bằng cách đưa ra nghi vấn vụ tấn công có thể được thực hiện bởi những người trung thành với chính phủ Syria, các nhóm dân quân được người Iran chống lưng hay chính là quân đội của ông Assad.
Chưa có câu trả lời cho việc ai đã thực hiện những vụ tấn công và làm cách nào để tiến tới gần trung tâm của vùng lãnh thổ do chính phủ Assad kiểm soát. Dù có giải thích ra sao, truyền thông phương Tây "bẻ ngoặt" thực tế cho rằng những cuộc tấn công kỳ lạ này dẹp bỏ giả thiết thủ phạm là những nhóm phiến quân. Đồng thời phương Tây cố tình gây chia rẽ bằng cách đưa ra nghi vấn vụ tấn công có thể được thực hiện bởi những người trung thành với chính phủ Syria, các nhóm dân quân được người Iran chống lưng hay chính là quân đội của ông Assad.
Ông Timur Akhmetov một nhà nghiên cứu về Trung Đông tại Hội đồng tư vấn về các hoạt động quốc tế của Nga - một trung tâm có mối quan hệ mật thiết với Bộ Ngoại giao Nga cho biết: "Ý nghĩa của những cuộc tấn công này cần gắn với một bức tranh rộng hơn... Chúng tôi hiểu người Nga coi căn cứ không quân Hmeimim là một tài sản chiến lược. An ninh của sân bay rất cốt yếu để các máy bay có thể tham gia những cuộc tấn công đang diễn ra tại Idlib... Mặt khác, chúng tôi thấy Nga đang cố để hạn chế sự can thiệp vào cuộc xung đột bằng cách tập trung vào những nỗ lực ngoại giao và đưa tất cả các bên trong cuộc xung đột vào bàn đàm phán".
Với lý do đó, ông Akhmetov nghĩ rằng Syria hoặc Iran những bên đang có ưu thế trên chiến trường muốn "nhìn thấy Nga tiếp tục có sự gia tăng hiện diện quân sự" và "họ có ít động cơ để thỏa thuận với những bên đối lập yếu hơn". Vì thế cuộc tấn công "chứng minh những tài sản chiến lược của Nga dễ bị các nhóm vũ trang tấn công và việc tiếp tục các nỗ lực ngoại giao sẽ không mang lại sự ổn định cho Syria trừ phi Damascus khuất phục được tất cả các nhóm vũ trang hơn là đàm phán với họ".
Máy bay trinh sát P-8 Poseidon của hải quân Mỹ
Những cuộc tấn công xảy ra vài tuần ngay sau khi chính phủ Nga bắt đầu thảo luận về việc sẽ rút quân khỏi Syria sau khi đạt được mục tiêu giữ cho chế độ Assad đứng vững. Giúp được chính phủ Syria chiếm lại Aleppo và tiêu diệt rất nhiều nhóm đối lập, nhiệm vụ của quân đội Nga hầu như đã hoàn tất. "Có quan điểm là ông Assad có thể muốn kéo dài cuộc xung đột... Nga với tuyên bố ý định rút quân muốn ông Assad sẽ phải thỏa hiệp với các bên đối lập. Còn ông Assad và Iran thì muốn Nga giữ sự hiện diện quân sự tại Syria".
Truyền thông phương Tây tung hỏa mù rằng, thực tế việc phe đối lập có thể tấn công những tài sản của Nga trên đất Syria cho thấy một điều là vụ tấn công rất bất thường vì những người Alawaite trung thành với chính phủ của ông Assad đang kiểm soát khu vực này. Trong khi vụ pháo kích có thể ở cự ly gần căn cứ không quân thì các máy bay không người lái có thể tới từ khoảng cách xa hơn như tỉnh Idlib phía đông bắc của tỉnh Latakia.
Có thể các nhóm phiến quân như Ahrar Al Sham hay Hay'at Tahrir Al Sham đã thực hiện vụ tấn công. Quân đội Nga thông tin các máy bay không người lái tới từ làng Muwazarra thuộc tỉnh Idlib cách căn cứ khoảng 80km. Mặc dù nếu thật sự có một nhóm thực hiện vụ tấn công, việc không có một nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm cũng là một điều kỳ lạ.
Truyền thông Nga cáo buộc Mỹ đã cung cấp những chiếc máy bay không người lái nhưng Lầu Năm Góc đã bác bỏ điều này. Các phòng viên Adam Rawnsley và Christiaan Triebert của tờ The Daily Beast cho biết có thể dễ dàng mua những chiếc máy bay này qua một khu chợ trực tuyến được các nhóm nổi dậy sử dụng để buôn bán vũ khí, khí tài. Một nhóm bí ẩn người Alawite tự gọi họ là những người theo Phong trào Alawaite tự do, nhận trách nhiệm cho vụ tấn công thất bại bằng máy bay không người lái và đây là nhóm duy nhất làm điều này. Nhưng có thể nhóm này không thật sự tồn tại. Trong khi đó, truyền thông đối lập lại tung ra một tài liệu dẫn chứng vụ pháo kích tới từ Bustan Al Basha - một khu vực đang được kiểm soát bởi nhóm dân quân ủng hộ chế độ của Tổng thống Assad.
Pháo Vasilek do Liên Xô sản xuất những năm 1960Việc Nga tuyên bố vụ pháo kích căn cứ cũng như vụ tấn công bằng máy bay không người láicũng có những điểm kỳ lạ. Vestnik Mordovia một tờ báo Nga thông tin pháo sử dụng trong cuộc tấn công là Vasilek một loại pháo do Liên Xô chế tạo những năm 1960 có nòng 82mm và vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. Tờ báo cũng cho biết quân đội Syria không có loại vũ khí này và cho là Mỹ đã cung cấp loại pháo này cho cuộc tấn công đầu tiên thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Phương Tây cho rằng thông tin này có vẻ không hợp lý vì quân đội Syria đã sở hữu pháo Vasilek từ lâu sau đó những khẩu pháo này rơi vào tay các nhóm phiến quân tại tỉnh Idlib. Nga cáo buộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vì đã không ngăn cản các nhóm phiến quân tại tỉnh Idlib trong thời gian ngừng bắn.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn nữa là các cuộc tấn công này gây ra những thương vong và tổn thất rất nhỏ. Và dù ai chịu trách nhiệm, thì những vụ tấn công này cũng giống như được thực hiện để thỏa mãn mong ước của Damascus và Tehran muốn người Nga ở lại Syria. "Rất khó để buộc cho Iran hay Damascus có vai trò gì trong những cuộc tấn công này, rõ ràng họ sẽ không trực tiếp thực hiện nó", ông Akhmetov kết luận.
Hiện đang thắng thế trên chiến trường, rất có thể ông Assad không muốn ngồi vào bàn đàm phán hòa bình
Phương Tây tiếp tục tung hỏa mù rằng cũng có thể chế độ của tổng thống Assad đã tấn công hoặc ngầm ưng thuận cho một cuộc tấn công vào quân đội Nga. Vì điều này đã từng xảy ra vào thời Liên Xô. Năm 1989, trực thăng Syria đã từng tấn công vào một tàu tuần dương của Liên Xô tại gần thành phố cảng Latakia giết chết 2 thủy thủ. David W.Lesch - một nhà sử học người Mỹ nghiên cứu về Syria và có quan hệ bạn bè với ông Bashar al-Assad đã viết trên Tạp chí Chính sách Ngoại giao rằng cha của ông Bashar là Hafez Al Assad đã đồng ý tấn công tàu tuần dương Nga để gửi thông điệp tới Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev người khi đó đang làm ấm mối quan hệ với phương Tây và giục chính quyền Assad thúc đẩy hòa bình với Israel. Điều này đã xảy ra khi Liên Xô và Syria là những người bạn, đồng minh gần gũi trong Chiến Tranh Lạnh.
Phương Tây tiếp tục tung hỏa mù rằng cũng có thể chế độ của tổng thống Assad đã tấn công hoặc ngầm ưng thuận cho một cuộc tấn công vào quân đội Nga. Vì điều này đã từng xảy ra vào thời Liên Xô. Năm 1989, trực thăng Syria đã từng tấn công vào một tàu tuần dương của Liên Xô tại gần thành phố cảng Latakia giết chết 2 thủy thủ. David W.Lesch - một nhà sử học người Mỹ nghiên cứu về Syria và có quan hệ bạn bè với ông Bashar al-Assad đã viết trên Tạp chí Chính sách Ngoại giao rằng cha của ông Bashar là Hafez Al Assad đã đồng ý tấn công tàu tuần dương Nga để gửi thông điệp tới Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev người khi đó đang làm ấm mối quan hệ với phương Tây và giục chính quyền Assad thúc đẩy hòa bình với Israel. Điều này đã xảy ra khi Liên Xô và Syria là những người bạn, đồng minh gần gũi trong Chiến Tranh Lạnh.
Theo báo chí phương Tây, ông Assad không muốn có một thỏa thuận nghiêm túc nào hiện nay tại Syria và việc có một loạt chiến thắng trên đất nước nhờ sự hỗ trợ của Nga, vụ tấn công này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng để buộc Nga phải tiếp tục giúp đỡ chính thể Syria.
Tiệp Nguyễn
https://viettimes.vn/dang-sau-viec-nga-bi-tan-cong-lien-tiep-tai-syria-154415.html
Nhận xét
Đăng nhận xét