Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên


VietTimes -- Ngày 9.1 vừa qua, Hàn Quốc và Triều Tiên đã có cuộc đàm phán ở mức độ cao cấp nhất trong vòng 2 năm vừa qua. Họ đã gặp nhau tại Bàn Môn Điếm địa điểm ký kết thỏa thuận ngừng bắn giữa 2 miền Triều Tiên năm 1953. Nơi này còn được gọi là "làng ngừng bắn".
Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 1"Ngôi nhà hòa bình" thuộc phần đất của Hàn Quốc ở Bàn Môn Điếm trong khu vực phi quân sự nơi các cuộc đàm phán giữa Triều Tiên và Hàn Quốc diễn ra hôm 9.1 vừa qua.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 26 ngôi nhà xanh trắng được sử dụng làm những phòng hội nghị, chúng nằm giữa đường ranh giới giữa hai bên.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 3Qua nhiều năm, có rất nhiều ảnh chụp binh lính Triều Tiên nhìn vào những căn phòng này khi các quan chức Hàn Quốc sử dụng chúng.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 4Cũng có nhiều dịp, người Triều Tiên chụp những bức ảnh trong phòng này qua cửa sổ.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 5Trong phòng hội nghị có hòm thư dành cho KPA: quân đội nhân dân Triều Tiên.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 6Những chiếc bàn trong căn phòng nơi Thỏa thuận ngừng bắn giữa hai miền Triều Tiên được ký ngày 27.7.1953.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 7Bên ngoài, những nhân viên Triều Tiên đang quét khu vực thuộc đất nước của họ.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 8Họ cũng chăm sóc thảm cỏ bên phần của Triều Tiên.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 9Những hàng cây bên "Cây cầu Không trở lại", địa điểm sau khi thỏa thuận ngừng bắn năm 1953 trở thành nơi tù nhân chiến tranh của cả 2 bên có thể đi qua. 

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 10Những tranh tuyên truyền của Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 11Tại đây, những người Hàn Quốc đang xem thông báo về việc Triều Tiên thử tên lửa trên truyền hình trong một cửa hàng.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 12Học sinh đang học dưới sự hiện diện của các quân nhân.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 13Tại Daeseong-dong hay còn gọi là làng tự do trong khu vực phi quân sự nơi các công dân Hàn Quốccó thể cư trú, các binh lính thường tham dự lễ tốt nghiệp tại ngôi trường.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 14Có thể tới Bàn Môn Điếm bằng tàu. Đây là cửa vào ga Dorasan, điểm dừng này nằm tại cực bắc của đường tàu Hàn Quốc.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 15Trong khi những con tàu dân sự không được tới Bình Nhưỡng, một khoảng thời gian ngắn năm 2007 có hoạt động thương mại qua biên giới hai miền.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 16Nhóm khách du lịch được phép vào trong những căn phòng hội nghị được bảo vệ cẩn mật dọc biên giới, cho phép họ vào Triều Tiên theo một cách "kỹ thuật".

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 17Họ cũng có thể tạo dáng chụp ảnh trước một tấm ảnh lớn tại biên giới khu phi quân sự.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 18Hoặc có thể chụp những khung cảnh thật bên ngoài.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 19Những thập kỷ trước, Triều Tiên cho xây dựng 4 đường hầm để chuyển quân nhanh và bí mật tới Hàn Quốc. Ngày nay, các khách du lịch được cho phép vào thăm những đường hầm này.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 20Hệ thống quan sát cho phép các khách du lịch và các quan chức nước ngoài nhìn vào vùng đất Triều Tiên.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 21Những gì họ nhìn thấy là làng Gijungdong: còn gọi là Bình hòa lý hay làng hòa bình.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 22Họ cũng có thể quan sát những người nông dân Triều Tiên đang làm việc trên các cánh đồng.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 23Người ta có thể mua các món đồ lưu niệm tại khu phi quân sự. 

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 24Đi thêm vài kilomet nữa, có một cửa hàng bán đồ lưu niệm của Hàn Quốc có bán cả bia Triều Tiên.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 25Họ cũng bán cả đậu nành sản xuất trong vùng. Có vài trăm nông dân trong vùng trồng lúa và gừng.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 26Trại Bonifas, nơi đóng quân của quân đội Liên hợp Quốc cũng gần Bàn Môn Điếm. Trong bức ảnh năm 2003, các binh sĩ Mỹ đang xem Tổng thống George W.Bush đọc diễn văn. 

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 27Công viên hòa bình Imjingak cũng gần Bàn Môn Điếm.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 28Mọi người thường để lại những thông điệp hòa bình và những dải băng thống nhất tại hàng rào của khu phi quân sự. 

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 29Đôi khi những hoạt động gần biên giới cũng ảnh hưởng tới người dân khiến họ phải đi sơ tán. 

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 30Tại Bàn Môn Điếm, các binh sĩ Triều Tiên trực tiếp giáp mặt với binh sĩ Hàn Quốc.

Cận cảnh Bàn Môn Điếm - Nơi mặt đối mặt giữa hai miền Triều Tiên - ảnh 31Triều Tiên và Hàn Quốc đối thoại qua một đường dây điện thoại riêng tại Bàn Môn Điếm.


Tiệp Nguyễn

https://viettimes.vn/can-canh-ban-mon-diem-noi-mat-doi-mat-giua-hai-mien-trieu-tien-153304.html


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nga "che ô" tên lửa cho Mátxcơva thế nào (video)

“Hổ Syria” tung đòn đè bẹp IS, đoạt thêm 2 cứ địa bờ đông Euphrates

Nga khiến Mỹ-NATO choáng, thay đổi ván cờ quyền lực thế giới