U-23 Việt Nam gây chấn động, buộc Trung Quốc phải ngả mũ kính phục
VietTimes -- Người việt Nam yêu bóng đá một cách cuồng nhiệt. Bóng đá Việt Nam được Chính phủ rất quan tâm, có quy hoạch dài hạn, coi trọng đào tạo trẻ, có thể thách thức đội bóng Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất thế giới.
Bóng đá Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc. Ảnh: Sohu.
Đội U23 Việt Nam lần lượt hạ gục các đối thủ lớn của bóng đá châu Á, vươn lên vào hàng ngũ “tứ cường”, trở thành “ngựa ô” của giải tiếp tục gây chấn động trong dư luận Trung Quốc.
Phân tích về nguyên nhân tiến bộ của bóng đá Việt Nam, phóng viên trang tin Sina Trung Quốc đã nhìn lại những trải nghiệm trong một lần theo đội bóng Trung Quốc sang thành phố Hồ Chí Minh thi đấu vào năm 2000.
Người phóng viên này cho rằng thanh niên Việt Nam yêu bóng đá một cách cuồng nhiệt, nhất là khi đội nhà giành chiến thắng ở những trận đấu quan trọng, trong những giải quan trọng như vòng chung kết U23 châu Á năm nay. Họ biết sáng tạo ra nhiều hình thức ăn mừng chiến thắng.
Theo người phóng viên này, trình độ của bóng đá Việt Nam vào năm 2000 còn bình thường, nhưng đến năm 2007 bóng đá Việt Nam đã có tiến bộ to lớn, kỹ thuật của các cầu thủ đã rất thành thạo, tốt hơn cả cầu thủ Trung Quốc.
Năm 2017, U20 Việt Nam đã tham dự vòng chung kết U20 World Cup, đó là điều chưa từng thấy. Còn đội bóng Trung Quốc đã không giành được chiến thắng trận nào trong vòng bảng ở khu vực châu Á.
Trang tin Sohu Trung Quốc ngày 22/1 cũng cho rằng nhờ sự đầu tư trong thời gian qua, bóng đá trẻ Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, trở thành “mối đe dọa” không thể coi thường của bóng đá Trung Quốc.
Về sự tiến bộ của bóng đá Việt Nam, cựu danh thủ bóng đá Trung Quốc Phạm Chí Nghị từng cảnh báo: “Nếu cứ tiếp tục thì (bóng đá Trung Quốc) sẽ thua Việt Nam”. Hiện nay, lời cảnh báo này đã cách thực tế không còn xa.
Ngay từ năm 2013, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã thông qua văn kiện phát triển bóng đá có tính cương lĩnh, quy hoạch phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2030, đưa ra kế hoạch đào tạo mỗi năm 4.000 cầu thủ trẻ từ U11 đến U18, triển khai các biện pháp như xây dựng học viện bóng đá, trung tâm đào tạo trẻ.
Bên cạnh coi trọng đào tạo trẻ, Sohu còn đặc biệt nhấn mạnh đến sự quan tâm của chính phủ Việt Nam đối với bóng đá. Sau khi U23 Việt Nam đoạt vé vào tứ kết và bán kết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đều đã đích thân gửi thư chúc mừng, ca ngợi họ là niềm tự hào của Việt Nam, đồng thời U23 còn nhận được “cơn mưa” tiền thưởng.
Theo Sina Trung Quốc, về thất bại của đội U23 Trung Quốc lần này, không thể đổ tội quá nhiều lên trọng tài, mà cần phải đi tìm nguyên nhân từ chính mình. Tác giả đặt câu hỏi: Nếu ra sân với Việt Nam, liệu đội bóng Trung Quốc có thể đánh bại họ hay không? Đến nay, bóng đá Việt Nam đã có thể thách thức bóng đá Trung Quốc.
Trung Quốc là một quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, nhưng hiện trạng của bóng đá Trung Quốc là rất có vấn đề. Nếu bóng đá Trung Quốc tiếp tục đi con đường hiện nay thì Ấn Độ, Philippines đều sẽ trở thành những con hổ cản đường của đội bóng Trung Quốc.
Phân tích về nguyên nhân tiến bộ của bóng đá Việt Nam, phóng viên trang tin Sina Trung Quốc đã nhìn lại những trải nghiệm trong một lần theo đội bóng Trung Quốc sang thành phố Hồ Chí Minh thi đấu vào năm 2000.
Người phóng viên này cho rằng thanh niên Việt Nam yêu bóng đá một cách cuồng nhiệt, nhất là khi đội nhà giành chiến thắng ở những trận đấu quan trọng, trong những giải quan trọng như vòng chung kết U23 châu Á năm nay. Họ biết sáng tạo ra nhiều hình thức ăn mừng chiến thắng.
Theo người phóng viên này, trình độ của bóng đá Việt Nam vào năm 2000 còn bình thường, nhưng đến năm 2007 bóng đá Việt Nam đã có tiến bộ to lớn, kỹ thuật của các cầu thủ đã rất thành thạo, tốt hơn cả cầu thủ Trung Quốc.
Năm 2017, U20 Việt Nam đã tham dự vòng chung kết U20 World Cup, đó là điều chưa từng thấy. Còn đội bóng Trung Quốc đã không giành được chiến thắng trận nào trong vòng bảng ở khu vực châu Á.
Trang tin Sohu Trung Quốc ngày 22/1 cũng cho rằng nhờ sự đầu tư trong thời gian qua, bóng đá trẻ Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, trở thành “mối đe dọa” không thể coi thường của bóng đá Trung Quốc.
Việt Nam coi trọng đào tạo bóng đá trẻ. Ảnh: Sohu
Về sự tiến bộ của bóng đá Việt Nam, cựu danh thủ bóng đá Trung Quốc Phạm Chí Nghị từng cảnh báo: “Nếu cứ tiếp tục thì (bóng đá Trung Quốc) sẽ thua Việt Nam”. Hiện nay, lời cảnh báo này đã cách thực tế không còn xa.
Ngay từ năm 2013, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã thông qua văn kiện phát triển bóng đá có tính cương lĩnh, quy hoạch phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2030, đưa ra kế hoạch đào tạo mỗi năm 4.000 cầu thủ trẻ từ U11 đến U18, triển khai các biện pháp như xây dựng học viện bóng đá, trung tâm đào tạo trẻ.
Bên cạnh coi trọng đào tạo trẻ, Sohu còn đặc biệt nhấn mạnh đến sự quan tâm của chính phủ Việt Nam đối với bóng đá. Sau khi U23 Việt Nam đoạt vé vào tứ kết và bán kết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đều đã đích thân gửi thư chúc mừng, ca ngợi họ là niềm tự hào của Việt Nam, đồng thời U23 còn nhận được “cơn mưa” tiền thưởng.
Theo Sina Trung Quốc, về thất bại của đội U23 Trung Quốc lần này, không thể đổ tội quá nhiều lên trọng tài, mà cần phải đi tìm nguyên nhân từ chính mình. Tác giả đặt câu hỏi: Nếu ra sân với Việt Nam, liệu đội bóng Trung Quốc có thể đánh bại họ hay không? Đến nay, bóng đá Việt Nam đã có thể thách thức bóng đá Trung Quốc.
Huấn luyện viên đội tuyển bóng đá Việt Nam Park Hang-seo. Ảnh: QQ.
Về độ tuổi, các cầu thủ U23 Trung Quốc hiện nay già nhất, việc coi nhẹ đào tạo trẻ của Liên đoàn bóng đá Trung Quốc đã khiến cho đội bóng Trung Quốc hiện phải ăn “trái đắng”. Đội U23 Trung Quốc lần này bị loại là điều rất bình thường và không có gì phải ngạc nhiên.Trung Quốc là một quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, nhưng hiện trạng của bóng đá Trung Quốc là rất có vấn đề. Nếu bóng đá Trung Quốc tiếp tục đi con đường hiện nay thì Ấn Độ, Philippines đều sẽ trở thành những con hổ cản đường của đội bóng Trung Quốc.
Phong Vân
https://viettimes.vn/u23-viet-nam-gay-chan-dong-buoc-trung-quoc-phai-nga-mu-kinh-phuc-155332.html
Nhận xét
Đăng nhận xét