Cao thủ Putin và dàn siêu vũ khí giúp Nga giữ thế thượng phong
VietTimes – Thông điệp Liên bang ngày 1.3 của tổng thống Nga Vladimir Putin có lẽ là bài phát biểu quan trọng nhất kể từ lần ông tuyên bố Nga sẽ can thiệp vào Cuộc chiến Syria trước Liên Hợp Quốc vào tháng 9.2015. Những gì ông công bố sẽ dẫn tới hồi kết của nhiều điểm nóng hiện nay trên thế giới.
Trong thông điệp Liên bang cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống, ông Putin đã đưa ra những phân tích và đánh giá dựa trên sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga năm vừa qua. Tuy kết quả khả quan nhưng ông vẫn nêu ra những thách thức thực sự của Nga trong thời gian 15 năm tới. Sự thay đổi của nền kinh tế Nga sẽ ở lĩnh vực phát triển kinh tế theo đầu người chứ không phải về mặt tăng trưởng tuyệt đối.
Điểm nhấn trong phát biểu của ông Putin là màn công bố thế hệ vũ khí "bất khả chiến bại" của Moscow như đối trọng với Mỹ. Thành công lớn nhất mà Nga đạt được là bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ quân sự. Đúng như những gì ông cam kết suốt quá trình tái tranh cử.
The Saker, chuyên gia phân tích quân sự nổi tiếng đã ví von dàn vũ khí mới sẽ “bắt đầu cho cuộc chơi với phe diều hâu đế quốc".
Trong thông điệp liên bang ngày 1.3 vừa qua, tổng thống Putin đã công bố loạt vũ khí mới của Nga.
Không còn “ăn miếng trả miếng”
Tổng thống Vladimir Putin đã làm chủ cuộc chơi này trong vài năm qua. Sử dụng chiến lược “ăn miếng trả miếng” để đối phó với sự leo thang của Mỹ, ông liên tục giữ thế thượng phong tại Syria và Ukraine. Ông tích cóp những thắng lợi nhỏ để giành lợi thế trong cuộc chiến lớn. Việc công bố dàn vũ khí hùng hậu của ông Putin trong Thông điệp Liên bang sẽ thay đổi cục diện của cuộc chơi. Nga bắt đầu phản công. Hành động của ông Putin ẩn chứa nhiều ẩn ý:
1. Việc công bố những vũ khí mới làm dấy lên câu hỏi: "Liệu Putin còn giấu chúng ta điều gì?" Điều này sẽ khiến Lầu Năm Góc và những ai tin rằng Mỹ phải đáp trả Nga phải e ngại
2. Việc Mỹ trang bị nhiều vũ khí hạng nặng hơn cho Ukraine để tấn công Donbass sẽ bị Nga trả đũa. Vì Nga không có lý do gì để không làm vậy.
3. Người ta đã biết phe phái ngầm trong chính phủ Mỹ luôn thúc đẩy việc chống lại Nga. Nhưng cánh cửa của việc tác động để thay đổi chế độ tại Nga đã hoàn toàn khép lại.
4. Việc Mỹ triển khai quân đội tại Afghanistan và Syria để chống lưng cho các đội quân ủy nhiệm như IS và người Kurd là một chiến lược phụ để đâm sau lưng Nga và khiến Nga phải trả giá nhiều hơn. Với các vũ khí mới, một cuộc chiến thông thường khiến Mỹ phải tăng thêm các viện trợ sẽ là cơ sở để Nga có thể chiến thắng.
Dàn vũ khí mới minh chứng cho bước tiến về công nghệ quốc phòng Nga. Đồng thời, nó là biện pháp ít tốn kém để ngăn chặn các động thái leo thang tiếp theo của Mỹ. Nó phù hợp với ngân sách và tình hình kinh tế của Nga hiện nay.
Sa lầy trong cuộc chơi truyền thông
Những điều trên cho thấy Mỹ không thể chiến thắng về mặt công nghệ. Nên họ không thể áp dụng các chính sách "áp lực về kinh phí" để bắt Nga và các đồng mình phải tiêu tốn lượng tiền tương đương như Mỹ sử dụng.
Cuộc chơi này làm bộc lộ bản chất của tất cả các bên. Ông Putin ở một vị trí dễ dàng để thuyết phục mọi người về bản chất tự vệ với người Nga. Còn Mỹ sẽ rất khó thuyết phục ai đó trong khi vẫn hỗ trợ al-Qaeda và IS nhưng lại ở lại Trung Đông với lý do để tiêu diệt khủng bố.
Tổng thống Trump đang đối đầu với bê bối Nga (RussiaGate) cùng lúc phơi bày trò chơi hai mang của Mỹ tại Syria. Đồng thời, điểm quan trọng trong bê bối về Uranium One không phải là việc Mỹ có thỏa thuận với Nga mà điểm quan trọng là tất cả những người "phàn nàn" về Nga hôm nay thì hôm qua đã từng có những thỏa thuận với họ. Ngay cả người Mỹ ngờ nghệch nhất cũng nhìn thấy những điều vô lý trong đó.
Thông điệp Liên bang của ông Putin đã chấm dứt cuộc chơi chính trị được Mỹ dàn dựng trên các phương tiện truyền thông và tại Liên hợp Quốc rằng Nga can thiệp bất hợp pháp vào tình hình tại Syria. Và Mỹ có thể tiếp tục bịa tạc về vũ khí hóa học đến khi không còn ai tin vào nó nữa.
Mỹ cần tránh sự hủy diệt lẫn nhau
Mỹ sở hữu công nghệ tối tân nhất. Nhưng đừng chủ quan khi cho rằng Nga lạc hậu. Người Nga đã chứng minh trình độ trong lĩnh vực tác chiến điện tử (EW). Họ đã ngăn chặn cuộc không kích nhằm vào Al-Shairat vào tháng 4.2017, khiến cho dưới 40% số tên lửa Tomahawks có thể bắn tới mục tiêu dự kiến.
The Saker nhấn mạnh lực lượng quân đội Nga có thể phản ứng thần tốc ở phạm vi 1.000 km trong biên giới. Song dàn vũ khí không thể đánh chặn sẽ thay đổi quan niệm đó. Nhờ vào nó mà cuộc chiến chống địa-chính trị sẽ sớm đi đến hồi kết.
Kể từ khi diễn ra cuộc đối thoại giữa ông Putin và ông Obama diễn ra xung quanh chủ đề nóng về vũ khí hóa học tại Syria năm 2013, đã hơn 4 năm Nga phải đề ra chính sách để ngăn cản trò chơi địa chính trị của Mỹ. Đến nay, Nga đã công khai sức mạnh quân sự trước toàn thế giới.
Chính sách đối ngoại mà ông Putin đề ra giống như lời của cố Tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt: “bước đi nhẹ nhàng và đem theo một cây gậy”. Ông đã lặng lẽ củng cố sức mạnh quân sự của Nga trong vòng 14 năm, ngay sau thời điểm cựu Tổng thống Bush rút ra khỏi hiệp ước Chống tên lửa đạn dạo (ABM).
Hiện tại, Mỹ không có lý do để đáp trả. Tuyên bố của Lầu Năm Góc là vô nghĩa. Tất cả những điều Mỹ có thể làm là thử đưa những vũ khí kém cỏi hơn tới gần đường biên giới Nga để thực hiện học thuyết chiến tranh hủy diệt lẫn nhau (M.A.D). Và ông Putin đã đưa ra sự thật phũ phàng cho học thuyết này khi công bố dàn vũ khí tối tân mới của Nga. Năm tới, những vấn đề nóng trên thế giới có thể sẽ tự dịu xuống.
Hành động leo thang của Mỹ tại Ukraine đơn giản là để làm giảm uy tín của ông Putin trước cuộc tranh cử. Những lời chỉ trích nhằm vào ông đang dấy lên bên rìa các cuộc tranh luận. Ông Putin đã ngay lập tức dập tắt những lời chỉ trích bằng cách thay đổi hoàn toàn luật chơi. Ông cũng sẽ không tuyên bố ngay trước thềm cuộc bầu cử sau khi đã “giả vờ trong nhiều tháng rằng những chiếc búa (hạt nhân) là thứ nước Nga cần để đảm bảo tương lai”.
Công bố của ông Putin đã đưa tất cả đồng minh của Nga vào cùng một “chiếc ô hạt nhân”. Đồng thời điều này có thể khiến tất cả các bên đều dừng tuyên chiến từ Hezbollah tới Israel, từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Iran. Syria là một cuộc chiến tiêu hao mà Damascus và Moscow sẽ giành chiến thắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump với chiến thắng tại Hội nghị hành động chính trị bảo thủ (CPAC) và cuộc bầu cử giữa kỳ (tổng tuyển cử Mỹ) gần kề, ông Trump có lẽ sẽ cần tổ chức một cuộc gặp cấp cao với ông Putin trong năm nay. Và cả hai bên sẽ phải cùng thảo luận cách đưa thế giới quay lại trật tự từ bờ vực chiến tranh.
Tiệp Nguyễn
https://viettimes.vn/cao-thu-putin-va-dan-sieu-vu-khi-giup-nga-giu-the-thuong-phong-166311.html
Nhận xét
Đăng nhận xét