“Dao găm” Nga trên MiG-31 nguy hiểm cỡ nào



VietTimes -- Trong thông điệp gửi Quốc hội Liên bang Nga ngày 1.3, Tổng thống Vladimir Putin đã trình bày một loạt vũ khí mới nhất. Đặc biệt, Tổng thống đã nói về hệ thống tên lửa hàng không siêu thanh chính xác cao "Kinzhal" (Dao găm).
Ông Putin cho biết, tên lửa đạn đạo này có thể được trang bị đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân. Loại tên lửa này có tầm bắn xa đến 2.000km, bay với tốc độ nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh, cơ động linh hoạt để vượt qua được các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tối tân nhất hiện nay. Hệ thống tên lửa siêu thanh "Kinzhal" của Nga không có đối thủ trên thế giới.
Tổng tư lệnh lực lượng Không quân vũ trụ Nga, Thượng tướng Sergei Surovikin gọi việc tạo ra các tổ hợp tên lửa "Kinzhal" là một bước đột phá quan trọng trong việc phát triển các hệ thống vũ khí siêu thanh.
"Sự hiện diện của tổ hợp "Kinzhal" mở rộng đáng kể khả năng của không quân Nga trong việc đối phó với khả năng gây hấn chống đất nước chúng tôi. Cùng với các hệ thống vũ khí chiến lược khác, "Kinzhal" sẽ giúp ngăn chặn kẻ thù tiềm tàng trước những hành động thiếu suy nghĩ. Sử dụng tên lửa siêu thanh "Kinzhal" trong mọi điều kiện thời tiết cho phép tiêu diệt mục tiêu chọn lọc với độ chính xác cao vào bất cứ lúc nào trong ngày", tổng tư lệnh Sergei Surovikin nhấn mạnh. Theo ông, "Kinzhal" không thuộc danh sách các loại vũ khí nêu trong Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã công bố đoạn video phóng thử (phóng diễn tập chiến đấu) tổ hợp "Kinzhal", gây sự quan tâm lớn cho người sử dụng Internet và các chuyên gia không quân. Máy bay được chọn để vận chuyển tên lửa "Kinzhal" là MiG-31 (NATO gọi là máy bay Foxhound — tức là "Gonchaya" tức "Chó săn chồn"). Người giám sát ngành công nghiệp quốc phòng Nga, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin đã viết trên Twitter:
"Máy bay tiêm kích-đánh chặn MiG-31 được chọn để mang tên lửa siêu thanh "Kinzhal". Công việc hiện đại hóa máy bay siêu thanh độc đáo đi trước thời đại này đã diễn ra song song với việc phát triển vũ khí siêu thanh "Kinzhal".
Tên lửa Kinzhal (khoanh màu đỏ) trên máy bay MiG-31.Tên lửa Kinzhal (khoanh màu đỏ) trên máy bay MiG-31.
Không nghi ngờ gì, máy bay tiêm kích đánh chặn tầm cao trong mọi thời tiết thế hệ 4 MiG-31 là loại máy bay độc đáo có một không hai. "Chó săn chồn" là "em" của MiG-25 huyền thoại, từng nhiều lần đánh chặn và đẩy máy bay chiến lược trinh sát siêu âm không kém phần huyền thoại SR-71 "Blackbird" của Mỹ ra khỏi biên giới Liên Xô. MiG-31 được chế tạo bằng 50% thép không gỉ, 16% titan, 33% hợp kim nhôm và 1% các vật liệu kết cấu khác.
Khối lượng cất cánh tối đa của MiG-31 là gần 47 tấn. Thời gian lấy độ cao 10 km chưa đến 8 phút. Thời gian bay tối đa cùng với tiếp nhiên liệu trên không là 7 giờ đồng hồ. Về độ cao, MiG-31 có thể bay lên tận độ cao 37,6 km. Máy bay có hai động cơ mạnh có khả năng phát triển lực đẩy đến 31 tấn, vì vậy, ngay cả nhiên liệu cho nó cũng là loại đặc biệt, chứ không phải như đối với máy bay phản lực thông thường. Tuy được trang bị năm 1981, so với tiêu chuẩn hiện nay, "MiG-31" chưa phải là máy bay lỗi thời.
Thoạt tiên có thể cho rằng lựa chọn MiG-31 để làm máy bay mang tên lửa siêu thanh "Kinzhal" là khó hiểu. Đặc biệt là đối với dân ngoại đạo. Tại sao hệ thống tên lửa tấn công, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân lại cần phải "gắn kết" với thiết bị phòng thủ-máy bay đánh chặn? Xét cho cùng, không quân Nga sở hữu các máy bay mang tên lửa siêu âm tầm xa đáng kể như Tu-160M2, Tu-22M3. Đây chính là các tổ hợp máy bay tấn công "đúng nghĩa" của nó. Hóa ra, việc tạo ra bộ đôi chiến đấu "Gonchaya" - "Kinzhal" có logic riêng của nó. Đối với loại vũ khí đặc biệt như vậy, máy bay vận chuyển cũng phải đặc biệt: tốc độ cao, có khả năng đưa tên lửa tới điểm phóng trong vài phút, "leo" được vào tầng bình lưu. Nhà phân tích hàng không Nga, chuyên gia về sử dụng không quân trong chiến sự, Đại tá Makar Aksenenko cho biết:
"Điều kiện để phóng một tên lửa như vậy là phải bắt đầu phóng từ tầng bình lưu. Hiện tại chỉ có một loại máy bay của Nga là MiG-31 có thể bay tới đó. Tất nhiên, để sử dụng cho việc mang tên lửa "Kinzhal", MiG-31 phải được cải tiến tương ứng. Hiện tại, Nga đang nghiên cứu thử nghiệm "Kinzhal" vào thực tế chiến đấu, nhằm đưa ra khuyến nghị về quy tắc sử dụng loại vũ khí này cho các đơn vị quân sự.
“Dao găm” Nga trên MiG-31 nguy hiểm cỡ nào - ảnh 2
Tôi nghĩ rằng mục tiêu của loại tên lửa siêu thanh như "Kinzhal" sẽ là những đối tượng quan trọng nhất trong thành phần các nhóm mục tiêu. Ví dụ, đó là các tàu sân bay trong nhóm tàu sân bay tấn công, tàu mang tên lửa hành trình…
Tức là những mục tiêu mà nếu bị phá hủy sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho toàn bộ nhóm, và làm cho sự tồn tại của nhóm thành vô nghĩa. Tức là, máy bay mang tên lửa hành trình siêu thanh sẽ tấn công mục tiêu chính xác cao, còn các máy bay khác còn lại trong nhóm sẽ bảo vệ nó. hoặc phân tán lực lượng đối phương ra các hướng nghi binh…
Nói chung, đây là công nghệ mới, chưa được áp dụng trong thực tế chiến đấu.  Thời gian sẽ cho thấy, nước Nga đã vượt lên trước các nước khác theo hướng này như thế nào", chuyên gia hàng không Nga kết luận.
Chuyết Ngôn
https://viettimes.vn/dao-gam-nga-tren-mig31-nguy-hiem-co-nao-167130.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nga "che ô" tên lửa cho Mátxcơva thế nào (video)

“Hổ Syria” tung đòn đè bẹp IS, đoạt thêm 2 cứ địa bờ đông Euphrates

Nga khiến Mỹ-NATO choáng, thay đổi ván cờ quyền lực thế giới