Mỹ buộc Nga trả giá đắt tại Syria, Mátxcơva "bắt bài"


VietTimes -- Mỹ có những chính sách đối nghịch tại Syria nhưng thực ra ẩn đằng sau câu chuyện chính là những vùng dầu khí tại Trung Đông. Nếu để Deir Ezzor lọt vào tay của quân chính phủ Syria, Mỹ sẽ không thể chiếm vùng đất này mà không tuyên bố một cuộc chiến toàn diện.

(tiếp theo kỳ trước)

Một giải thích hợp lý nữa là thái độ thù địch công khai của các quan chức hàng đầu Lầu Năm Góc thể hiện qua thỏa thuận ngừng bắn Mỹ - Nga được thực hiện chỉ trong vài ngày, đã bị sụp đổ do cuộc tấn công nổ ra. Các quan chức này đặc biệt đối lập với nhau trong nhu cầu cần thiết phải cộng tác với quân đội Nga - Đội quân đã chứng tỏ khả năng và kinh nghiệm.

Lời giải thích khác được cung cấp bởi giám đốc của tổ chức theo dõi nhân quyền. Sử dụng giọng điệu không khác của ông Ngoại trưởng Mỹ và có vẻ đồng tình với chiến lược này, ông đã viết trên Twitter câu hỏi: "Việc Mỹ tiêu diệt 80 binh sĩ Syria liệu có gửi tới cho Assad một tín hiệu cho sự không khoan nhượng chết người của ông ta?"

Điều chắc chắn là với những nỗ lực để làm suy yếu đi tiến trình chống lại IS để giữ được ảnh hưởng tại vùng Đông Bắc thì những vụ ném bom của liên minh do Mỹ lãnh đạo đang làm nghiêng cán cân lực lượng chống lại quân đội Syria - đội quân chỉ tồn tại được khi có không lực Nga.

Nga đã gửi Su-57 tới Syria để ngăn các vụ tấn công bất ngờ.Nga đã gửi Su-57 tới Syria để ngăn các vụ tấn công bất ngờ.


Mặt chiến lược của điều này là khi Deir Ezzor vẫn còn bị chiếm đóng bởi IS chứ không phải quân chính phủ Syria thì khả năng chiếm được vùng này vẫn còn bỏ ngỏ. Nếu Syria tái thiết lập được quyền kiểm soát vùng này thì liên minh do Mỹ dẫn đầu sẽ không thể chiếm lại nó mà không tuyên chiến. Về sự linh động chính trị thì đây là cách duy nhất để đảm bảo khu vực này vẫn nằm trong vòng tiếp cận của liên minh. Nghĩa là phải đảm bảo cho IS giữ quyền kiểm soát và ngăn chặn các bước tiến của chính phủ Syria.

Và trong khi các chuyên gia thông thường sẽ loại bỏ các quyết định chiến lược rủi ro như vậy thì họ lại quyết định thực hiện nó.

Quy trình thiết lập tư duy quốc phòng của Mỹ được mô tả chính xác nhất thông qua cựu giám đốc CIA, Michael Morell. Lập lại tư tưởng của John Kerry, ông Morell nói rằng Mỹ cần "khiến cho người Iran phải trả giá tại Syria. Chúng ta cần khiến người Nga trả một cái giá" và đặc biệt ủng hộ chiến dịch tiêu diệt người Iran và Nga tại Syria để thực hiện điều ông nói. "Tôi muốn đặt áp lực lên Assad", ông tiếp tục, "Tôi muốn đặt áp lực lên người Nga. Tôi muốn đặt áp lực lên người Iran" để buộc họ phải tiến tới "giải pháp hòa giải ngoại giao".

Nhưng quan trọng hơn, ông ta muốn những việc này phải được làm một cách bí mật. Ông nói: "Bạn sẽ không nói với thế giới về điều đó phải không? Bạn sẽ không đứng lên giữa Lầu Năm Góc và nói: "Chúng ta đã thực hiện điều đó' nhưng bạn phải đảm bảo Moscow và Tehran biết điều đó".


Tổng thống Trump tiếp tục chính sách của ông Obama tại Syria.Tổng thống Trump tiếp tục chính sách của ông Obama tại Syria.


Thực tế, có rất nhiều khả năng những điều này đã được bàn thảo bởi những nhà hoạch định chính sách cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ từng yêu cầu trong rất nhiều dịp rằng Mỹ cần bắn tên lửa vào "các mục tiêu đặc biệt của chế độ Assad" với mục đích để "gửi một thông điệp" tới ông Assad để ông "đàm phán hòa bình". Giống như ông Morell, ông Kerry cũng đề xuất Mỹ không cần thiết phải thừa nhận các vụ tấn công nhưng ông Assad phải "đảm bảo biết được ai đã phóng những quả tên lửa".



Sống để chiến đấu vào một ngày khác

Chiến lược lợi dụng IS có lẽ được mô tả chính xác nhất bởi Thomas Friedman. Ông đã viết trên New York Times:


"Mục tiêu của Mỹ tại Syria là tạo đủ áp lực cho Assad, Nga, Iran và Hezbollah để họ phải đàm phán cho một hòa ước chia sẻ quyền lực... Điều này sẽ đẩy Assad ra khỏi quyền lực".

Vì thế, IS trở thành "mục đích để tiêu diệt chế độ Bashar al-Assad tại Syria cùng với các đồng minh Nga, Iran và Hezbollah. Chúng ta chỉ cần chống lưng cho các cuộc chiến lãnh thổ của IS tại Syria và biến nó thành một vấn đề lớn với Iran, Nga, Hezbollah và Assad". Đánh giá của Friedman cho thấy Mỹ không muốn tiêu diệt IS trực tiếp bởi vì: "Nếu chúng ta tiêu diệt các vùng lãnh thổ IS tại Syria bây giờ, chúng ta chỉ giảm áp lực cho Assad, Iran, Nga và Hezbollah". Một trong những cách đó là mở cho IS một hành lang mở để chạy thoát khỏi những vùng lãnh thổ có các lực lượng do Mỹ chống lưng đang đánh lại IS.

Khía cạnh chính sách của chính quyền Obama đối với IS được giữ nguyên bởi chính quyền tổng thống Trump. Trước trận chiến tại Mosul, các lãnh đạo cấp cao của IS có thể trốn thoát khỏi thành phố và tìm đường thoát vào Syria. Khi cuộc chiến nổ ra, cũng những đội quân IS này có một lối thoát được công khai mở ra. Nhiều nguồn tin cho biết có hàng trăm lính IS đã thoát khỏi Mosul và đi thẳng tới Deir Ezzor và Raqqa. Chiến lược căn bản đã được Bộ trưởng ngoại giao Ả rập Xê-út ám chỉ, ông này đã nói với truyền thông: "Nếu IS bị đánh bại ở Mosul, chúng sẽ có thể tới Syria".


SDF là lực lượng ủy nhiệm chiến đấu hiệu quả nhất của Mỹ tại Syria.SDF là lực lượng ủy nhiệm chiến đấu hiệu quả nhất của Mỹ tại Syria.


Chỉ huy quân đội Iraq trực tiếp thực hiện chiến dịch xác nhận điều này thực tế đã xảy ra. Trích dẫn nguồn tin tình báo nhận được, ông nói các nhóm khủng bố "chạy thoát từ Mosul tới Syria cùng với gia đình của họ". Không lâu sau đó, IS tổ chức một cuộc tấn công tại Deir Ezzor. Tờ Guardian đã thông tin các tay súng đã vượt qua được vòng phòng ngự của quân chính phủ "được tăng viện chủ yếu qua đường biên giới với Iraq tại tỉnh Anbar" và "xuyên thủng lực lượng quân chính phủ, chia vùng lãnh thổ của họ làm đôi và giữ quyền kiểm soát khu vực nơi WFP - Chương trình lương thực thế giới thực hiện việc thả đồ tiếp tế".

Một năm sau, trong thời gian tổng thống Donald Trump bắt đầu cai quản nước Mỹ, chiến dịch chống IS tại Tal Afar, Iraq kết thúc chỉ trong hơn 1 tuần. Điềm báo trước về sức mạnh của những kẻ thù của IS nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng chiến thắng này chỉ có thể xảy ra với một cuộc rút quân lớn của IS.


Ngoài việc hỗ trợ vũ khí cho SDF, Mỹ cũng tuồn các vũ khí phòng không hạng nhẹ cho khủng bố.Ngoài việc hỗ trợ vũ khí cho SDF, Mỹ cũng tuồn các vũ khí phòng không hạng nhẹ cho khủng bố.


Bằng chứng trực tiếp cho chính sách "hành lang mở" này chính là việc sĩ quan người Iraq chỉ huy cuộc tấn công đã nói với báo giới: "Một số lượng lớn các tay súng có thể lẻn qua hàng rào an ninh" và trốn thoát. Đáng lo ngại hơn, điều này có thể thực hiện vì "có một thỏa thuận" với IS. Theo trung tướng Najim al-Jobori thì lực lượng lính người Kurd tại Iraq đã thực hiện thỏa thuận này với IS. Một số tự nộp mình còn một số "trốn qua Thổ Nhĩ Kỳ và Syria". Theo thông tin được đăng tải trên ASIA PACIFIC:

"Có những tuyên bố rằng quân đội đã có thỏa thuận cho phép IS chạy thoát, đây là một lý do hợp lý cho một sự chiến thắng nhanh đến vậy. Tướng Ardhi nói rằng rất nhiều chiến binh IS đã trốn thoát nhưng không có thỏa thuận nào với lực lượng an ninh.

Cũng có những thông tin khác cho rằng lực lượng người Kurd đóng quân tại phía bắc thành phố đã có thỏa thuận với IS để các tay súng IS tự nộp mình, một lý do khác cho chiến thắng chớp nhoáng này.

Nhưng Trung tướng Najim al-Jobori sĩ quan chỉ huy cuộc chiến nói rằng: 'Có một thỏa thuận" giữa IS và lực lượng người Kurd đang giữ phòng tuyến phía bắc của thành phố đã được giải phóng. Ông không đề cập chi tiết nhưng nói rằng có một số lượng lớn các tay súng IS có thể lẻn qua hàng rào an ninh. Rất nhiều trong số chúng tự nộp mình, lựa chọn bị giam cầm thay vì chết trong tay người Iraq trong khi số khác thì trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ và Syria".

Những thông tin trên là bằng chứng đáng chú ý đã được đưa bởi INSURGE trước đây -  các yếu tố liên quan giữa các chỉ huy của lực lượng người Kurd có quan hệ với IS là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán dầu.  Sau đó, tại Syria, tình thế trở nên căng thẳng khi quân chính phủ Syria hành quân về phía đông và phá vỡ cuộc vây hãm kéo dài ba năm tại Deir Ezzor, bao vây quanh các khu dầu mỏ mà họ có thể tiếp cận cùng thời điểm khi lực lượng SDF do Mỹ chống lưng cũng đã tới gần vùng này.


Lực lượng SDF tại miền bắc Syria.Lực lượng SDF tại miền bắc Syria.

Thời báo New York đã mô tả cách mà một cuộc đối đầu phức tạp mở ra với những vấn đề quan trọng hơn về địa chính trị và rủi ro:


"IS hy vọng phòng tuyến cuối cùng của chúng không phải ở Raqqa mà ở khu vực bao quanh bởi những đường biên giới với Iraq, Jordan và những vùng trữ dầu phổ biến của Syria - có tầm quan trọng trong việc ổn định Syria và ảnh hưởng tới các nước hàng xóm. Ai muốn yêu sách trên các khu vực dân cư thuộc Bàn Cờ Lớn phiên bản thế kỷ 21 sẽ không những cần chiếm đoạt các vùng đất cuối cùng của IS trên lãnh thổ của 'nhà nước hồi giáo' tại Syria mà còn sẽ có vai trò quan trọng trong việc quyết định tương lai của Syria và những động thái hậu chiến tranh trong khu vực".

Liên quan tới vấn đề này, một thỏa thuận khác đã được lập ra để kết thúc trận chiến tại Raqqa. Tổ chức quan sát nhân quyền Syria (SOHR) đã có thông tin: "Nhận được thông tin từ những nguồn tin cậy và độc lập xác nhận một mặt có thỏa thuận giữa liên minh chống IS do Mỹ lãnh đạo và lực lượng SDF, mặt khác liên minh cũng có thỏa thuận với tổ chức IS, và thỏa thuận này cho phép các thành viên còn lại của tổ chức IS thoát khỏi thành phố Al-Raqqah" - SOHR "xác nhận thỏa thuận này đã xảy ra".

Sau đó, có thông tin hé lộ thỏa thuận bao gồm cả 50 xe tải, 13 xe buýt, 4.000 người di tản cùng tất cả vũ khí, đạn dược của IS. Điều này được đưa ra ánh sáng khi một quan chức cấp cao tham gia vào những cuộc đàm phán tiết lộ chúng.


(còn tiếp)

Tiệp Nguyễn

https://viettimes.vn/my-buoc-nga-tra-gia-dat-tai-syria-matxcova-bat-bai-165979.html



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lá chắn Mỹ "bó tay" trước tên lửa Triều Tiên?

Tin chắc Nga sa lầy Syria, Mỹ nuốt giận nhìn Mátxcơva khải hoàn chiến thắng

Kích Ukraine "tất tay" với Nga, Mỹ thúc đẩy cấp tên lửa Javenlin