Putin - Cái gai trong mắt phương Tây, người phá hỏng bữa tiệc Mỹ


VietTimes -- Trong Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ dưới thời cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, nước Nga bị coi là “quốc gia xét lại trật tự thế giới”, hoặc “phá hoại trật tự thế giới”, còn giới lãnh đạo và tinh hoa chính trị các nước phương Tây coi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “kẻ phá hoại trật tự thế giới”. Vậy thực chất câu chuyện này là thế nào?
Tổng thống Nga PutinTổng thống Nga Putin
Lãnh đạo Mỹ và nhiều nước phương Tây cho rằng V.Putin là “kẻ phá hoại trật tự thế giới” nên họ đang bằng mọi thủ đoạn ngăn cản ông tái đắc cử trong cuộc bầu cử vừa qua mà điển hình nhất là London cáo cuộc V.Putin là “kẻ ra lệnh thực hiện chiến dịch sát hại cựu điệp viên Sergei Skripal” để bôi nhọ danh dự của ông. Tuy nhiên, mọi thủ đoạn đó đã thất bại, còn V.Putin giành được sự ủng hộ cao nhất của các cử tri Nga.
Để thấy rõ điều này trước hết cần nhận thấy rằng, vào đầu XX, đế chế tư bản Anh bắt đầu suy tàn sau gần 100 năm phát triển, mất dần ảnh hưởng trên toàn cầu và buộc phải nhường ngôi bá chủ thế giới cho đế chế tư bản Mỹ mới nổi lên. Tuy nhiên, quá trình “nhường ngôi” này đã dẫn tới hai cuộc chiến tranh đẫm máu và khủng khiếp nhất trong thế kỷ XX: Chiến tranh thế giới lần thứ I và Chiến tranh thế giới lần thứ II mà người châm ngòi, không ai khác, là các tập đoàn tài phiệt Mỹ [1].
Theo toan tính của giới tinh hoa chính trị ở Washington, sau hai cuộc đại chiến này, Mỹ sẽ giành quyền bá chủ thế giới. Mục tiêu chiến lược này đã được các tập đoàn tài phiệt Mỹ xác định vào tháng 11/1913, trước khi bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ I, khi đó họ quyết định thành lập Cục dự trữ liên bang, gọi tắt là FED, thực chất là Ngân hàng trung ương của Mỹ, có quyền in và phát hành đồng đô la Mỹ (USD) không chỉ cho Mỹ mà cả thế giới tiêu dùng. Trên cơ sở đó họ sẽ thành lập cái gọi là “nhà nước toàn thế giới”. Theo tính toán của những kẻ gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ I, sau cuộc chiến này, Mỹ sẽ giành quyền bá chủ toàn cầu. Tuy nhiên, toan tính đó đã thất bại do sự xuất hiện một yếu tố hoàn toàn bất ngờ: sự ra đời Liên Xô sau cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917.
Mãi tới năm 1944, một năm trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ và 40 quốc gia khác mới ký được Hiệp định Breton-Wood, theo đó USD được xác định là đồng tiền chung của thế giới. Nghĩa là, Mỹ là quốc gia duy nhất trên hành tinh này có quyền in và phát hành USD cho cả thế giới dùng. Quyền độc nhất vô nhị này tạo ra hàng loạt ưu thế cực kỳ quan trọng cho nước Mỹ, cả về chính trị, kinh tế và an ninh.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Liên Xô là Stalin không chấp nhận Hiệp định Breton-Wood, nghĩa là không chấp nhân USD là đồng tiền chung của thế giới. Vì thế, Stalin quyết định Liên Xô sẽ in và phát hành đồng tiền Rup riêng và đồng Rup sau đó đã đóng vai trò không kém gì so với USD trong nền kinh tế thế giới. Đây là một trong nhiều yếu tố quyết định trong việc hình thành trật tự thế giới hai cực trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Dĩ nhiên, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hình thành sau Chiến tranh thế giới lần thứ II do Liên Xô đứng đầu và đóng vai trò trụ cột là yếu tố quyết định cục diện trật tự thế giới hai cực.
Sau khi Liên Xô tan rã, trật tự thế giới hai cực cũng sụp đổ theo, Trong bối cảnh ấy, giới lãnh đạo ở Mỹ tuyên bố về cái gọi là “sự cáo chung của lịch sử”, nghĩa là trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh là chỉ có một cực là Mỹ. Từ đó, Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược biến quá trình toàn cầu hóa sau Chiến tranh lạnh thành quá trình “Mỹ hóa thế giới”. Tuy nhiên, ngay trong thời điểm Liên Xô tan rã, nhiều chuyên gia nghiên cứu chính trị ở Mỹ và phương Tây nhận định rằng trật tự thế giới đơn cực chỉ là “khoảnh khắc lịch sử”, nghĩa là nó sẽ  nhanh chóng được thay thế bằng một trật tự thế giới đa cực.
Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, còn Trung Quốc chủ trương “im lặng chờ thời”, nên Mỹ-với vị thế là siêu cường duy nhất trong trật tự thế giới đơn cực, tự cho mình quyền “tự tung tự tác” trong quan hệ quốc tế. Từ đó, Mỹ ngang nhiên phát động nhiều cuộc chiến tranh và can thiệp vào chủ quyền quốc gia của nhiều nước dưới các danh nghĩa như “chống khủng bố”, “can thiệp nhân đạo” hay “xúc tiến dân chủ” v.v. Giới lãnh đạo ở Washington không ngờ rằng, chính những hành động này của Mỹ lại có tác động tàn phá trật tự thế giới đơn cực từ bên trong.  
Chính V.Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới đưa ra lời cảnh báo này trong bài phát biểu rất nổi tiếng và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị an ninh quốc tế ở Munich (Đức) năm 2007. Trong bài phát biểu này, V.Putin đưa ra nhận định rằng, trật tự thế giới đơn cực mà trong đó một siêu cường duy nhất tự cho minh quyền tự tung tự tác không có bất kỳ lý do nào để tồn tại bởi nó đi ngược lại nguyên tắc dân chủ mà chính Mỹ và các nước phương Tây đang cổ súy [2].
V.Putin cũng kêu gọi các nước trên thế giới hợp lực trong cuộc đấu tranh nhằm xây dựng trật tự thế giới mới, trong đó các quốc gia cần tôn trọng lợi ích của nhau, an ninh của mối quốc gia là an ninh của toàn thế giới và an ninh của thế giới cũng là an ninh của từng quốc gia. Vì thế, phát biểu của Tổng thống Nga V.Putin tại Hội nghị an ninh quốc tế ở Munich được đánh giá là "sự kiện chính trị nổi bật nhất năm 2007".
Ông Putin không ngại đối đầu với phương Tây để bảo vệ lợi ích quốc giaÔng Putin không ngại đối đầu với phương Tây để bảo vệ lợi ích quốc gia
Chỉ một năm sau, lời tiên đoán của V.Putin đã thành sự thật: năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế bùng phát từ Mỹ và nhanh chóng lan tỏa khắp thế giới. Về sau, giới nghiên cứu chính trị và kinh tế thế giới đi tới kết luận, cuộc khủng hoảng ở Mỹ năm 2008 là cuộc khủng hoảng hệ thống của đế chế tư bản Mỹ với nền kinh tế dựa trên nền tảng đồng USD làm trụ cột. Do đó, cách tốt nhất để thế giới tránh cuộc khủng hoảng tương tự lặp lại là phải chia tay với vai trò độc tôn của USD.
Nhiều nước khác bắt đầu chia tay với vai trò độc tôn của USD, trong đó trước hết phải kể tới các nước trong Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil, Cộng hòa Nam Phi. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ký hiệp định thanh toán thương mại song phương không thông qua vai trò trung gian của USD như trước năm 2008. Trung Quốc và Nga đã ký hiệp định xuất nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt bằng đồng nội tệ, không dùng USD. Từ đó, sự sụp đổ nền kinh tế thế giới dựa trên nền tảng USD là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược.
Sự kiện Donald Trump lên cầm quyền ở Mỹ trong cuộc bầu cử đầy kịch tính và vô cùng phức tạp trong năm 2016 là sự lựa chọn lịch sử của các cử tri Mỹ, theo đó nước Mỹ sẽ “vĩ đại trở lại” dựa trên cơ sở một nền sản xuất đại công nghiệp hiện đại chứ không dựa trên độc quyền in và phát hành USD mà các chuyên gia kinh tế gọi là “nền kinh tế ảo” hay là nền kinh tế dựa trên hoạt động “kinh doanh tiền bạc” [3].
Vì thế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra hàng loạt quyết định khác thường như đưa Mỹ rút khỏi TPP, rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris nhằm tạo điều kiện để Mỹ trở thành nhà xuất khẩu dầu mỏ khí đốt lớn nhất thế giới, tuyên chiến thương mại với hầu hết các nước trên thế giới v.v. Tuy nhiên, những quyết sách đó chỉ khiến Mỹ càng thêm bị cô lập và lâm vào tình thế bế tắc.
Để thoát khỏi tình thế khủng hoảng mang tính hệ thống, các tập đoàn tài phiệt Mỹ đang theo đuổi toan tính gây chiến tranh, thậm chí là chiến tranh thế giới. Kinh nghiệm lịch sử chứng tỏ, chính hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX đã đưa Mỹ vào vị thế cường quốc phát triển công nghiệp số 1 và trở thành siêu cường duy nhất sau Chiến tranh lạnh. Hiện nay, có ý kiến cho rằng các tập đoàn tài phiệt Mỹ cũng đang toan tính gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ III. Tuy nhiên, quốc gia duy nhất có thể làm phá sản mưu toan này của Washington, không ai khác mà chính là nước Nga do V.Putin lãnh đạo.
Trong tham luận đọc tại Diễn đàn của “Câu lạc bộ quốc tế Valdai" ngày 24/10/2014, Tổng thống V.Putin nhận định: “Thế giới đang nhận rõ những kẻ chiến thắng trong Chiến tranh lạnh đang tiếp tục mọi mưu toan vô vọng khi họ rắp tâm sắp xếp lại trật tự thế giới thế giới chỉ để phục vụ lợi ích của họ. Trong điều kiện một quốc gia và các đồng minh của họ chiếm ưu thế, thì việc tìm kiếm các giải pháp toàn cầu đã biến thành tham vọng của họ áp đặt các luật lệ riêng cho cả thế giới. Tham vọng của nhóm các nước này lớn tới mức họ nghiễm nhiên áp đặt cách tiếp cận và quan điểm của họ cho cả cộng đồng quốc tế. Nhưng thế giới lại không chấp nhận điều đó” [4]. 
Về sự cấm vận trong quan hệ quốc tế, Tổng thống V.Putin cho rằng, các biện pháp đó đang tàn phá các cơ sở nền tảng của thương mại và các định chế của Tổ chức thương mại thế giới, phá hoại các nguyên tắc sở hữu tư nhân, làm sụp đổ mô hình toàn cầu hóa thương mại tự do dựa trên cơ sở thị trường, tự do và cạnh tranh-một mô hình do chính các nước phương Tây đề xướng và chủ trương áp dụng phổ biến trên toàn  thế giới. V.Putin cho rằng, quan hệ quốc tế cần phải được xây dựng trên cơ sở luật pháp quốc tế với nền tảng là các nguyên tắc nhân đạo như bình đẳng, công bằng, sự thật. Đây là luật chơi hiển nhiên và một khi được thực hiện sẽ thay đổi căn bản tình hình thế giới
Những quan điểm cơ bản của Tổng thống Nga V.Putin về chính trị quốc tế và trật tự kinh tế thế giới phản ánh quy luật phát triển không thể đảo ngược của thế giới trong thế kỷ XXI nhưng đã bị các tập đoàn tài phiệt ở Mỹ và phương Tây coi là “kẻ phá hoại trật tự thế giới”, thực chất là trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo, và do đó họ kiên quyết loại bỏ ông ra khỏi Điện Kremlin.   
Đứng trước âm mưu này, V.Putin vừa kêu gọi các nước không nên coi Nga là “kẻ thù”, vừa chủ trương đối thoại với Mỹ và các nước phương Tây để tìm ra giải pháp chính trị nhằm hóa giải nhiều điểm nóng trên thế giới như cuộc khủng hoảng Ukraine, cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, cuộc chiến ở Syria v.v.
Vì thế, báo “Granma”, Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Cuba, trong bài viết với tiêu đề “Nước Nga: chiến lược của Putin”, đã nhận định:“Công lao lớn nhất của nước Nga hiện nay cũng như Tổng thống V.Putin là đã và đang ngăn chặn nguy cơ bùng nổ Chiến tranh thế giới lần thứ III trong điều kiện nước Nga bị bao vây, cấm vận buộc Matxcơva phải có hành động đáp trả thích đáng” [5].



Đại tá Lê Thế Mẫu 


Tài liệu tham khảo:
[1] Как американские банкиры развязали Вторую мировую войну. http://www.warandpeace.ru/ru/analysis/view/34556/
[2]Выступление и дискуссия на Мюнхенской конференции по вопросам политики безопасности. http://kremlin.ru/events/president/transcripts/24034
[3]Sự lựa chọn lịch sử của nước Mỹ. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội năm 2016.
[4] Выступление Путина на заседании клуба "Валдай". https://ria.ru/politics/20141024/1029822758.html
[5]Главная газета Кубы подчеркнула заслугу Путина в предотвращении мировой войны. http://vz.ru/news/2015/1/24/725964.html
 https://viettimes.vn/putin-cai-gai-trong-mat-phuong-tay-nguoi-pha-hong-bua-tiec-my-167916.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lá chắn Mỹ "bó tay" trước tên lửa Triều Tiên?

Tin chắc Nga sa lầy Syria, Mỹ nuốt giận nhìn Mátxcơva khải hoàn chiến thắng

Kích Ukraine "tất tay" với Nga, Mỹ thúc đẩy cấp tên lửa Javenlin