Nhật Bản đổi chiến lược, mua tên lửa mạnh, F-35 đối phó Trung Quốc
VietTimes -- Theo kế hoạch mới, sẽ có nhiều binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Mặt đất hơn được đào tạo về sách lược tác chiến trên biển, sẵn sàng triển khai ở Okinawa với phạm vi lớn hơn.
Các chuyên gia quân sự Nhật Bản lo ngại, Bắc Kinh có thể sẽ chọc thủng chuỗi đảo Nhật Bản, mở cánh cửa ra Thái Bình Dương. Vài chục năm qua, chuỗi đảo này luôn hạn chế vai trò ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc.
Tokyo cho rằng tàu chiến và máy bay chiến đấu Trung Quốc tự do vượt qua chuỗi đảo Okinawa là một mối đe dọa đối với các tuyến đường biển quan trọng. Đối với Trung Quốc, quyền đi lại này đã trở thành một phần quan trọng của siêu cường toàn cầu.
Giáo sư Nozomu Yoshitomi từ Đại học Nihon, Nhật Bản cho rằng: "Hiện nay, chúng tôi đang ở thế cân bằng về sức mạnh, nhưng hiện thực đối mặt của Nhật Bản là đang rơi vào bất lợi". Nozomu Yoshitomi là một nhà phân tích quân sự của Lực lượng Phòng vệ, làm cố vấn cho chính phủ Nhật Bản.
Ngoài sở hữu đội quân hàng đầu thế giới, Nhật Bản còn nhận được sự bảo vệ của quân đội Mỹ. Từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, quân đội Mỹ luôn lấy Nhật Bản làm căn cứ châu Á chủ yếu của họ.
Một quan chức cao cấp quân đội Mỹ nghỉ hưu cho biết Trung Quốc đang cố gắng "giành được quyền kiểm soát thực tế đối với Biển Đông, bước tiếp theo là biển Hoa Đông. 10 năm qua, Mỹ luôn ở trạng thái lùi bước tương đối ở Tây Thái Bình Dương”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói: "Trung Quốc đã mở rộng và tăng tốc các bước đi trong hoạt động ở vùng biển xung quanh lãnh thổ Nhật Bản. Trung Quốc đang xây dựng năng lực hành động biển xa. Điều này có thể nhìn ra từ tàu sân bay đầu tiên mua sắm của nước ngoài và tàu sân bay thứ hai tự chế tạo của Trung Quốc".
5 năm qua, chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản hàng năm chỉ tăng 1%. Một quan chức quốc phòng cho biết cùng với sự già hóa dân số, chi tiêu y tế và phúc lợi trở thành vấn đề được ưu tiên xem xét. Trong 5 năm tới, chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản có thể sẽ tăng trưởng với tốc độ tương đồng.
Một cố vấn khác của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay: "Tài chính là điểm yếu của chúng tôi. Nhưng sức mạnh của chúng tôi nằm ở tính linh hoạt của xã hội chúng tôi". Ông giải thích rằng nếu Nhật Bản có thể giữ kín tiếng trong thời gian đủ dài thì "mối đe dọa" từ Trung Quốc sẽ giảm bớt.
Có nguồn tin cho biết muốn ngăn chặn Bắc Kinh, Nhật Bản cần vũ khí tiên tiến và vũ khí kiểu mới có thể tấn công mục tiêu ở cự ly xa hơn.
Theo nguồn tin, đánh giá quốc phòng của Nhật Bản có thể công bố vào tháng 12, có thể sẽ đề nghị thành lập bộ tư lệnh liên hợp đầu tiên của Nhật Bản để phối hợp các lực lượng trên không, mặt đất và trên biển, đồng thời tăng cường hợp tác với Washington.
Những trang bị mới có thể bao gồm tàu đổ bộ và máy bay không người lái dùng để theo dõi các hoạt động của Trung Quốc và tiến hành đánh chặn tên lửa ở giai đoạn đẩy lên.
Quân đội Nhật Bản sẽ sở hữu những tên lửa phóng từ trên không và mặt đất mới có thể tấn công các mục tiêu trên biển và mặt đất với cự ly xa hơn. Nhật Bản còn có thể mua sắm máy bay chiến đấu tàng hình F-35, bao gồm phiên bản cất hạ cánh thẳng đứng.
Đánh giá quốc phòng của Nhật Bản sẽ còn đề xuất kế hoạch cho phép nhiều binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (GSDF) hơn được đào tạo về sách lược tác chiến trên biển, đồng thời tiến hành chuẩn bị cho triển khai trên phạm vi rộng lớn hơn ở Okinawa. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết lực lượng GSDF tại địa phương sẽ được nâng cấp từ tiểu đoàn lên sư đoàn.
Tokyo cho rằng tàu chiến và máy bay chiến đấu Trung Quốc tự do vượt qua chuỗi đảo Okinawa là một mối đe dọa đối với các tuyến đường biển quan trọng. Đối với Trung Quốc, quyền đi lại này đã trở thành một phần quan trọng của siêu cường toàn cầu.
Giáo sư Nozomu Yoshitomi từ Đại học Nihon, Nhật Bản cho rằng: "Hiện nay, chúng tôi đang ở thế cân bằng về sức mạnh, nhưng hiện thực đối mặt của Nhật Bản là đang rơi vào bất lợi". Nozomu Yoshitomi là một nhà phân tích quân sự của Lực lượng Phòng vệ, làm cố vấn cho chính phủ Nhật Bản.
Ngoài sở hữu đội quân hàng đầu thế giới, Nhật Bản còn nhận được sự bảo vệ của quân đội Mỹ. Từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, quân đội Mỹ luôn lấy Nhật Bản làm căn cứ châu Á chủ yếu của họ.
Một quan chức cao cấp quân đội Mỹ nghỉ hưu cho biết Trung Quốc đang cố gắng "giành được quyền kiểm soát thực tế đối với Biển Đông, bước tiếp theo là biển Hoa Đông. 10 năm qua, Mỹ luôn ở trạng thái lùi bước tương đối ở Tây Thái Bình Dương”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói: "Trung Quốc đã mở rộng và tăng tốc các bước đi trong hoạt động ở vùng biển xung quanh lãnh thổ Nhật Bản. Trung Quốc đang xây dựng năng lực hành động biển xa. Điều này có thể nhìn ra từ tàu sân bay đầu tiên mua sắm của nước ngoài và tàu sân bay thứ hai tự chế tạo của Trung Quốc".
5 năm qua, chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản hàng năm chỉ tăng 1%. Một quan chức quốc phòng cho biết cùng với sự già hóa dân số, chi tiêu y tế và phúc lợi trở thành vấn đề được ưu tiên xem xét. Trong 5 năm tới, chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản có thể sẽ tăng trưởng với tốc độ tương đồng.
Một cố vấn khác của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay: "Tài chính là điểm yếu của chúng tôi. Nhưng sức mạnh của chúng tôi nằm ở tính linh hoạt của xã hội chúng tôi". Ông giải thích rằng nếu Nhật Bản có thể giữ kín tiếng trong thời gian đủ dài thì "mối đe dọa" từ Trung Quốc sẽ giảm bớt.
Có nguồn tin cho biết muốn ngăn chặn Bắc Kinh, Nhật Bản cần vũ khí tiên tiến và vũ khí kiểu mới có thể tấn công mục tiêu ở cự ly xa hơn.
Theo nguồn tin, đánh giá quốc phòng của Nhật Bản có thể công bố vào tháng 12, có thể sẽ đề nghị thành lập bộ tư lệnh liên hợp đầu tiên của Nhật Bản để phối hợp các lực lượng trên không, mặt đất và trên biển, đồng thời tăng cường hợp tác với Washington.
Những trang bị mới có thể bao gồm tàu đổ bộ và máy bay không người lái dùng để theo dõi các hoạt động của Trung Quốc và tiến hành đánh chặn tên lửa ở giai đoạn đẩy lên.
Quân đội Nhật Bản sẽ sở hữu những tên lửa phóng từ trên không và mặt đất mới có thể tấn công các mục tiêu trên biển và mặt đất với cự ly xa hơn. Nhật Bản còn có thể mua sắm máy bay chiến đấu tàng hình F-35, bao gồm phiên bản cất hạ cánh thẳng đứng.
Đánh giá quốc phòng của Nhật Bản sẽ còn đề xuất kế hoạch cho phép nhiều binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (GSDF) hơn được đào tạo về sách lược tác chiến trên biển, đồng thời tiến hành chuẩn bị cho triển khai trên phạm vi rộng lớn hơn ở Okinawa. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết lực lượng GSDF tại địa phương sẽ được nâng cấp từ tiểu đoàn lên sư đoàn.
Phong Vân
https://viettimes.vn/nhat-ban-doi-chien-luoc-mua-ten-lua-manh-f35-doi-pho-trung-quoc-167980.html
Nhận xét
Đăng nhận xét