V.Putin phá trận Mỹ-phương Tây, mở ra kỷ nguyên mới ở nước Nga


VietTimes -- Trong cuộc bầu cử ngày 18/3, đương kim Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thắng áp đảo so với các ứng cử viên khác và trở thành tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ tư kể từ năm 2000. Một câu hỏi được dư luận rất quan tâm là do đâu ông Putin lại giành được sự ủng hộ và tín nhiệm cao như vậy của các cử tri Nga trong cả 4 nhiệm kỳ trong gần 18 năm qua?
Tổng thống Nga Putin Tổng thống Nga Putin
Câu trả lời có cơ sở lý luận và thực tiễn ở đây là: V.Putin là người đã lãnh đạo nước Nga phục hưng và trỗi dậy một cách mạnh mẽ trong điều kiện bị tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu năm 2008 và hoạt động chống phá quyết liệt của phương Tây do Mỹ đứng đầu sau khi Liên Xô tan rã. Từ đó, V.Putin góp phần quyết định nâng cao ảnh hưởng và vai trò của nước Nga trên thế giới.
 Cách đây ba năm, vào năm 2015-mốc thời gian vừa tròn 15 năm cầm quyền của Tổng thống Nga V.Putin, hãng thông tấn Nga TASS thực hiện đề án mang tên “15 năm cầm quyền của Putin: Mở đầu kỷ nguyên mới” để đánh giá toàn diện về những gì V.Putin đã làm được để thay đổi nước Nga và thế giới. Dư luận ở Nga và nhiều nước cũng đã từng nói tới “Kỷ nguyên Putin”. Dù xuất phát từ quan điểm chính trị nào, dư luận cũng như giới phân tích trong và ngoài nước Nga đều đánh giá cao những gì mà Tổng thống V.Putin đã làm được cho nước Nga trong gần 18 năm cầm quyền [1]. 
Thách thức vô cùng nghiệt ngã đối với Nga trước khi V.Putin lên cầm quyền
Sau khi Liên Xô tan rã, dù nước Nga lựa chọn con đường phát triển như thế nào, xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, thì Mỹ đứng đầu phương Tây vẫn chủ trương kiên quyết tiếp tục làm tan rã và hoàn toàn xóa sổ Liên bang Nga trên bàn cờ chính trị thế giới.
Chủ trương chiến lược này của Mỹ đối với nước Nga xuất phát từ học thuyết địa chính trị của giới tinh hoa cầm quyền ở Anh và Mỹ từ thế kỷ XIX do nhà nghiên cứu chiến lược Halford Mackinder khởi xướng vào năm 1904. Theo học thuyết này, để thực hiện tham vọng bá chủ thế giới, Anh và sau này là Mỹ nhất thiết phải kiểm soát một vùng địa chính trị vô cùng quan trọng trên lục địa Á-Âu với hạt nhân là nước Nga chiếm vị thế trung tâm. Do đó, bằng mọi cách, Mỹ theo đuổi tham vọng sẽ xóa sổ nước Nga trên bản đồ thế giới, hoặc làm tan rã nước Nga thành các quốc gia nhỏ hơn nắm dưới quyền bảo hộ của Washington [2]. 
Học thuyết địa chính trị này đã được sử dụng làm cơ sở luận chứng cho chiến lược toàn cầu của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX (Chiến tranh thế giới lần thứ I và Chiến tranh thế giới lần thứ II) và Chiến tranh lạnh. Vì thế, chính các tập đoàn tài phiệt Mỹ đứng đằng sau các thế lực phát động hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX, bùng phát giữa lòng châu Âu, với toan tính sẽ đưa nước Mỹ vươn lên vị thế bá chủ toàn cầu. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, giới tinh hoa chính trị ở Mỹ đã hoạch định chiến lược Chiến tranh lạnh không chỉ nhằm làm tan rã Liên Xô mà còn là làm tan rã nước Nga. Một số văn kiện và tài liệu của Mỹ và phương Tây đã thể hiện rất rõ toan tính chiến lược này.
Đạo luật “Về các dân tộc bị nô dịch” của Quốc hội Mỹ số PL 86-90 ngày 17/17/1959, còn được gọi là “Đạo luật chia nhỏ nước Nga”, xác định:“Mỹ sẽ làm tan rã Liên Xô thành 22 quốc gia, trong đó có Ucraina, Belarus, Sibiria, Viễn Đông, Ydel-Ural, Cazakia…để biến cư dân ở đó thành nô lệ và khai thác miễn phí tài nguyên thiên nhiên của họ”.  Đạo luật này đến này vẫn còn hiệu lực [3].
Học thuyết đa nguyên địa chính trị của Mỹ trong không gian hậu Xô Viết năm 1991 xác định:“Sau khi làm tan rã Liên Xô, sẽ làm tan rã nước Nga và thực hiện quá trình thực dân hóa không giân hậu Xô Viết”. Đề án Havard của Mỹ 1996-2000 xác định mục đích của Mỹ sau Chiến tranh lạnh là: làm tan rã quân đội Nga; loại bỏ nước Nga như một quốc gia có chủ quyền; xóa sạch các di sản của chủ nghĩa xã hội như y tế và giáo dục miễn phí; thị trường hóa tất cả các lĩnh vực; áp dụng chế độ sở hữu tư dân toàn diện; giảm dân số Nga xuống 10 lần (chỉ còn 30 triệu người); phân chia lãnh thổ Nga thành 40-45 khu vực chính trị-kinh tế độc lập”[4]
Cựu Thủ tướng Anh John Major:“Nhiệm vụ của Nga sau thất bại trong Chiến tranh lạnh là bảo đảm tài nguyên cho các quốc gia thành đạt. Để làm điều này, dân số Nga chỉ cần duy trì ở mức 50-60 triệu người”[5].
Sắc lệnh № 13 của Tổng thống Mỹ Bill Clinton (2/1992) xác định: “Nga là quốc gia thất bại trong Chiến tranh lạnh. Giờ đây sẽ phải làm cho Nga tan rã và nằm dưới quyền bảo hộ của Mỹ. Các nước châu Âu và Mỹ cần hình thành mặt trận thống nhất trong cuộc đấu tranh chung nhằm không để cho Nga tồn tại như một quốc gia, càng không thể trở thành một đế chế”[6].
Trong khi đó, trong chuyến thăm Mỹ đầu tiên và phát biểu tại Quốc hội Mỹ ngày 17/6/1992, tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga, ông Boris Yelsin lại tuyên bố rằng nước Nga đã lựa chọn con đường phát triển tự do và dân chủ kiểu Mỹ. Thực hiện chủ trương này, Boris Yelsin đã các cố vấn kinh tế và pháp luật của Mỹ, đứng đầu là Giáo sư Jeffrey Sachs thuộc Đại học Havard, tới Matxcơva để giúp Nga thực hiện cái gọi là “công cuộc cải cách”. Giáo sư Jeffrey Sachs trở thành cố vấn của Tổng thống Nga Boris Yelsin. Theo chỉ dẫn của các cố vấn Mỹ, chính phủ Nga đã thực hiện cái gọi là “liệu pháp sốc”, theo đó sẽ thực hiện quá trình tư nhân hóa ồ ạt nền kinh tế và cải cách toàn bộ hệ thống chính trị, quân sự, an ninh, giáo dục, văn hóa và khoa học-công nghệ của Liên bang Nga với hy vọng quá trình này sẽ tạo ra “sự phát triển thần kỳ” cho nước Nga. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại [7].
Tổng thống Eltsin đã Tổng thống Eltsin đã "chọn mặt gửi vàng" vào ông Putin
Theo Chủ tịch Ủy bản quản lý tài sản quốc gia Nga Vladimir Polevanov, trong quá trình “cải cách” trong những năm 1990, Liên bang Nga đã bị thoát vật chất lớn gấp 2,5 lần tổng thiệt hại của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới lần thứ II! Xét theo nhiều chỉ số kinh tế, vào cuối những năm 1990, nước Nga chỉ được xếp ngang hàng với các nước kém phát triển như Zimbabwe hay là Honduras [6].
Đồng thời, Mỹ và các nước phương Tây sử dụng các tổ chức khủng bố gây ra cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn ở Cộng hòa tự trị Cheschnya  của Nga, từ đó gây ra làn sóng xung đột sắc tộc và li khai để làm tan rã nước Nga từ bên trong. Có thể thấy, sau gần 10 năm cầm quyền, Tổng thống Boris Yelsin đã đưa nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng toàn điện, cả về chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa-giáo dục và an ninh quốc gia.
Thất bại của Boris Yelsin trong những năm cầm quyền không chỉ đặt toàn bộ sự nghiệp chính trị của ông trước nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn mà còn đặt nước Nga trước nguy cơ tan rã như toan tính của phương Tây đứng đầu là Mỹ. Ngày 15/5/1999, Duma quốc gia Nga đã tiến hành cuộc họp luận tội Tổng thống Boris Yelsin, với kết quả là với đa số phiếu công nhận ông có tội trong việc ký kết Hiệp định Belovezhsky dẫn tới sự tan rã Liên Xô, gây ra các biến cố bi thảm năm 1993, gây ra cuộc chiến tranh Cheshnya, làm tan rã quân đội Nga và gây ra thảm họa sụt giảm dân số Nga[8].
Trong bối cảnh ấy, ngày 8/8/1999, Tổng thống Boris Yelsin ký quyết định bổ nhiệm V.Putin-Cục trưởng Cục an ninh liên bang Nga (chức vụ tương tự Chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô), làm Thủ tướng Nga, chính thức đưa V.Putin bước lên vũ đài chính trị của Matxcơva. Chỉ bốn tháng sau, ngày 31/12/1999, Tổng thống Boris Yelsin tự nguyện trao quyền lãnh đạo tối cao của quốc gia cho Thủ tướng Nga V.Putin. Khi tuyên bố về quyết định này, Boris Yelsin đã nói một câu mà về sau đã đi vào lịch sử:“Con người này sẽ cứu nước Nga!”.
(còn tiếp)

Đại tá Lê Thế Mẫu 


Tài liệu tham khảo
[1]15 лет Путина начало новой эры. http://putin15.tass.ru/
[2] F. William Engdahl. Full Spectrum Dominance: Totalitarian Democracy in the New World Order. Paperback – October 10, 2009
[3] Закон «О порабощённых нациях» (PL-86-90) от 17.07.1959 г. http://voprosik.net/zakon-o-poraboshhyonnyx-naciyax-pl-86-90-ot-17-07-1959-g/
[4] Доктрина Алена Даллеса. Директора ЦРУ-Директива ЦРУ США 1945 г. http://gnu.su/news.php?extend.65
[5] Планы США по уничтожению России. http://www.titus.kz/?previd=50372
[6]Третья мировая информационно-психологическая война. http://malchish.org/lib/politics/infwar.htm
[7] Речь Ельцина в Конгрессе США.  https://graniru.org/Politics/Russia/President/m.261806.html
[8] Россия на рубеже тысячелетий (1997-2000). http://studlib.com/content/view/990/20/


https://viettimes.vn/vputin-pha-tran-myphuong-tay-mo-ra-ky-nguyen-moi-o-nuoc-nga-167604.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nga "che ô" tên lửa cho Mátxcơva thế nào (video)

“Hổ Syria” tung đòn đè bẹp IS, đoạt thêm 2 cứ địa bờ đông Euphrates

Nga khiến Mỹ-NATO choáng, thay đổi ván cờ quyền lực thế giới