Việt Nam là “khách sộp” thứ ba của vũ khí Nga


Nếu Mỹ xuất khẩu vũ khí đến 98 quốc gia, thì từ năm 2013 đến năm 2017 Nga  cung cấp vũ khí cho 47 quốc gia. Những khách hàng chủ yếu nhập khẩu vũ khí Nga theo thống kê của SIPRI là ba nước: Ấn Độ (chiếm 35% xuất khẩu của Nga), Trung Quốc (12%) và Việt Nam (10%).
Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam mua của NgaTàu ngầm Kilo 636 Việt Nam mua của Nga
Nga tiếp tục đứng thứ hai trong bảng xếp hạng các nhà xuất khẩu lớn nhất của thế giới về các loại vũ khí thông thường cơ bản.
Đó là thông báo ngày 12/3 từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) trong tương quan công bố dữ liệu về tình hình cung cấp các vũ khí thông thường cơ bản và thiết bị quân sự những năm 2013-2017.
Theo số liệu của SIPRI, trong 5 năm qua thị phần của Nga trong nền xuất khẩu vũ khí thế giới đã giảm 7,1% so với thời kỳ 2008-2012 và chiếm 22% tổng lượng chung. Có giải thích rằng nguyên nhân hạ thấp tỷ lệ này là do cắt giảm nguồn cung từ Nga dành cho một vài khách mua chính.

Nếu Mỹ xuất khẩu vũ khí đến 98 quốc gia, thì từ năm 2013 đến năm 2017 Nga  cung cấp vũ khí cho 47 quốc gia. Những khách hàng chủ yếu nhận vũ khí Nga theo thống kê của SIPRI bao gồm ba nước: Ấn Độ (chiếm 35% xuất khẩu của Nga), Trung Quốc (12%) và Việt Nam (10%).
Tương ứng với xếp hạng mà SIPRI công bố, vẫn như trước đây, trong số 5 nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thì Mỹ tiếp tục đứng đầu. Tỷ trọng của nước Mỹ trong tổng lượng xuất khẩu vũ khí toàn cầu chiếm tới 34%. Các chuyên gia phân tích của SIPRI xướng danh các khách hàng chính của Mỹ là Saudi Arabia (chiếm 18% xuất khẩu từ Mỹ), UAE (7,4%) và Australia (6,7%).
Đứng thứ ba trong danh sách thế giới của SIPRI là Pháp (chiếm 6,7% tổng xuất khẩu  toàn cầu), gia tăng xuất khẩu thêm 27%. Vị trí thứ 4 thuộc về Đức (5,8%). Trung Quốc  đứng ở hàng thứ 5 với tỷ lệ 5,7%.
https://viettimes.vn/viet-nam-la-khach-sop-thu-ba-cua-vu-khi-nga-167004.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nga "che ô" tên lửa cho Mátxcơva thế nào (video)

“Hổ Syria” tung đòn đè bẹp IS, đoạt thêm 2 cứ địa bờ đông Euphrates

Nga khiến Mỹ-NATO choáng, thay đổi ván cờ quyền lực thế giới