Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2018

Syria bắn hạ F-16 Israel, ba cuộc chiến nổi lên

Hình ảnh
VietTimes -- Sự cố quân đội Syria bắn rơi máy bay chiến đấu F-16 của Israel gần đây đã đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc nội chiến Syria. Nhưng nó cũng phản ánh một thực tế đang diễn ra và đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, đó là cuộc chiến ở Syria đã kéo theo ít nhất ba cuộc xung đột quốc tế khác. Máy bay chiến đấu F-16 của Israel Chỉ riêng trong một vài tuần qua đã có rất nhiều sự việc xảy ra: Thổ Nhĩ Kỳ đã đụng độ với người Kurd ở Syria và đe dọa thị trấn do Mỹ kiểm soát ở Syria; để đáp trả lại cuộc tấn công của Iran vào Israel được thực hiện từ Syria, máy bay của Israel đã tấn công chống máy bay Syria, khiến hai phi công Syria phải nhảy dù xuống lãnh thổ Israel. Và quân đội Mỹ tuyên bố đã đẩy lùi được một cuộc tấn công của lực lượng chính phủ Syria, cuộc tấn công được cho là có thể giết chết hàng trăm tay súng. Mỗi cuộc đụng độ này đều có tiềm năng trở thành một cuộc xung đột nguy hiểm. Khi ba sự cố này diễn ra cùng lúc, chúng giúp lý giải tại sao sau khi đá

Trung Quốc sẽ lập 4 cụm tác chiến tàu sân bay, đối đầu với Mỹ ngày một gay gắt

Hình ảnh
VietTimes -- Trung Quốc tìm cách phát triển hải quân để bảo đảm an toàn hàng hải, đồng thời tìm kiếm lợi ích kinh doanh cảng biển từ Biển Đông đến Ấn Độ Dương, vùng biển Trung Đông.  Tháng 12/2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát Hạm đội Nam Hải. Ảnh: Sohu/Xinhuanet. Hiện nay, Trung Quốc đang tìm mọi cách để vững bước trở thành  cường quốc biển . Trung Quốc lần lượt giành được quyền sử dụng cảng biển trên tuyến đường giao thông trên biển kết nối từ các nước sản xuất dầu mỏ Trung Đông với đất liền Trung Quốc. Trung Quốc còn đang mở rộng thực lực hải quân, tiếp tục đối kháng với hải quân Mỹ, lực lượng  hải quân  mạnh nhất thế giới. Trung Quốc sẽ không dừng các bước mở rộng thực lực trên biển. Tăng cường sức mạnh hải quân Vào thượng tuần tháng 2/2018, hình ảnh tàu đổ bộ Hải quân Trung Quốc chở tháp pháo khổng lồ lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc đã gây xôn xao dư luận. Cộng đồng mạng phỏng đoán "Trung Quốc lần đầu tiên chế tạo thành công tàu chiến mang theo phá

Cạm bẫy Syria, Nga bị “đánh” có hệ thống (P.1)

Hình ảnh
VietTimes -- Những sự kiện xảy ra tại Syria đang xoay sang chiều hướng xấu hơn và đang có nhiều chứng cứ cho thấy lực lượng quân Nga tại đây đang bị tấn công "quấy rối" bởi một chiến dịch có hệ thống, theo The Saker.  Đầu tiên là cuộc tấn công (tương đối thành công) bằng máy bay không người lái và pháo kích vào căn cứ không quân của Nga tại Khmeimim. Sau đó là vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-25 trên không phận thành phố Maasran tỉnh Idlib. Và hiện tại là những tổn thất của Nga do cuộc tấn công của Mỹ tại Syria (với nhiều thông tin tuyên bố có tới hàng trăm lính Nga bị thiệt mạng). Trong vụ thứ nhất, các quan chức Nga công khai ngờ vực rằng cuộc tấn công nếu không phải do Mỹ lên kế hoạch và thực hiện thì ít nhất cũng có phối hợp với lực lượng của Mỹ. Với trường hợp chiếc Su-25, không có lời buộc tội nào được đưa ra. Nhưng rất nhiều chuyên gia tuyên bố ở độ cao của chiếc Su-25 nó chỉ có thể bị bắn rơi bằng tên lửa phòng không vác vai hiện đại, hiếm khi xuất hiện tại Syri

Không cạnh tranh nổi kinh tế, Mỹ “khởi động đối đầu toàn diện với Trung Quốc“?

Hình ảnh
VietTimes -- "Tôi nghĩ rằng Washington cảm thấy áp lực và không đủ sức để cạnh tranh với Trung Quốc, do đó dùng sức mạnh quân sự thay thế và xem đây là một cách để đe dọa Trung Quốc rằng nước này sẽ chịu thất bại", tác giả, giáo sư đã nghỉ hưu người Mỹ James Petras nhận định. Tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz cùng các tàu hộ tống. Ảnh: US Navy Mỹ đã "khởi động một cuộc đối đầu toàn diện với Trung Quốc", bởi vì Washington không thể cạnh tranh với Bắc Kinh về mặt kinh tế, giáo sư Petras phát biểu. Giáo sư Petras, tác giả của hàng chục cuốn sách về các vấn đề quốc tế, đã đưa ra bình luận trong một cuộc phỏng vấn với Press TV vào ngày 13/2 vừa qua, sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi Quốc hội phê chuẩn một khoản tăng ngân sách khổng lồ để chống lại "mối đe dọa" từ Nga, Trung Quốc, và Triều Tiên. Hôm 12/2, Lầu Năm Góc đã đề xuất một khoản ngân sách 686 tỷ USD để phân bổ cho chi tiêu quân sự vào năm 2019. Đây là một trong những mức ngân sách lớn nhất trong

Báo Nga lý giải Nga "chấm" Việt Nam là đồng minh chiến lược

Hình ảnh
VietTimes -- Nhà nghiên cứu chính trị Nga Dmitry Bokarev đã có quan sát và kết luận Việt Nam là một trong những nước thành công và ảnh hưởng nhất trong khối ASEAN và Việt Nam sẽ giúp Nga phát triển mối quan hệ với tất cả các nước còn lại trong khối, JNEO dẫn lời ông nhận định. Trong vài thập kỷ vừa qua với nhiều sự thay đổi, hiện tại có nhiều ý kiến cho rằng cần coi Việt Nam là một trong những con hổ châu Á - thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các khu vực phát triển mạnh như Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan. Cũng cần lưu ý  Nga  đã phát triển thành công mối quan hệ đặc thù với Việt Nam, một thành viên của khối ASEAN.  Vào cuối những năm 1980, Việt Nam quyết định theo đuổi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quyết định này đóng một vai trò chính trong sự phát triển về sản xuất, năng lượng, khoa học, nông nghiệp và du lịch của Việt Nam, thúc đẩy thương mại quốc tế. Những sự thay đổi này cũng giúp tăng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sự thay đổi về kinh

Trung Quốc mở đường nhiệm kỳ 3 cho ông Tập Cận Bình

Hình ảnh
VietTimes -- Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa đề xuất bỏ điều khoản trong Hiến pháp Trung Quốc về việc giới hạn 2 nhiệm kỳ với chức vụ chủ tịch và phó chủ tịch nước. Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất loại bỏ khỏi hiến pháp nội dung quy định chủ tịch và phó chủ tịch nước sẽ không tại chức quá 2 nhiệm kỳ. Tân Hoa xã ngày 25.2 đưa tin Trung Quốc sẽ xóa bỏ hạn chế hiến định về số nhiệm kỳ tối đa của chủ tịch và phó chủ tịch nước. Đề xuất được công bố sau cuộc họp của Bộ Chính trị đảng cộng sản Trung Quốc một ngày trước. Tân Hoa Xã đăng rất ít chi tiết về thông tin này, chỉ biết đề xuất được Ủy ban Trung ương đảng đưa ra. Ngoài ra, đề xuất cũng đề nghị áp dụng điều khoản mới cho vị trí phó chủ tịch. Theo thông báo của Tân Hoa Xã: "Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất loại bỏ điều khoản của hiến pháp rằng chủ tịch và phó chủ tịch nước không được đảm nhiệm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp". Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B

Mỹ tấn công Triều Tiên sẽ dẫn đến xung đột lớn dính líu Nga-Trung

Hình ảnh
Bất kỳ đòn tấn công nào của Mỹ giáng vào Triều Tiên đều sẽ kích động thành xung đột lớn với phần tham gia của những láng giềng với Bình Nhưỡng là Nga và Trung Quốc là hai cường quốc hạt nhân. Lính đặc nhiệm Triều Tiên Ông Vladimir Jabbarov Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban đối ngoại của Hội đồng Liên bang tuyên bố với Sputnik như vậy khi bình luận tuyên bố mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Triều Tiên. Nếu biện pháp trừng phạt chống CHDCND Triều Tiên không mang lại kết quả, thì Mỹ sẽ chuyển sang "giai đoạn thứ hai" rất đáng buồn cho toàn thế giới, ngày 24/2 Tổng thống Donald Trump tuyên bố. "Tôi không biết ông Trump muốn đạt tới cái gì bằng những phát ngôn và hành động như vậy. Cần nhớ rằng Bắc Triều Tiên giáp giới với Nga và Trung Quốc, vốn là những cường quốc hạt nhân. Và bất kỳ đòn đánh nào giáng vào Bình Nhưỡng đều sẽ mở ra xung đột lớn", ông Jabarov nhận định. Ông cũng nhấn mạnh rằng đòn tấn công của Mỹ vào Bắc Triều Tiên, như ý đe dọa của ông Tr

Đụng độ ở Syria, tiếng trống trận giữa Israel-Iran ngày càng lớn

Hình ảnh
VietTimes -- Có nhiều phân tích cho rằng một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Iran và Israel đang gần kề với lý do hòa bình không phải là mục đích của Mỹ tại Syria và có nhiều bên đang mong muốn một cuộc chiến trên diện rộng với Iran. Tiếng trống trận đang ngày càng lớn hơn khi thủ tướng Israel ông Benjamin Netanyahu tuyên bố trong ngày cuối của hội nghị an ninh Munich rằng Israel sẽ có một bước tiến nữa thay vì tấn công các đạo quân ủy nhiệm - họ sẽ trực tiếp có những hành động chống lại Iran. Ông Netanyahu đặc biệt quan ngại về khả năng tạo ra một cầu nối trả dài từ Iran tới biển Địa Trung Hải. Theo thủ tướng Israel, Iran đang là một mối đe dọa trực tiếp và sự hiện diện quân sự thường trực của nước này tại Syria là điều không thể chấp nhận với Israel. Cuộc xâm nhập ngày 10.2 mà Israel tuyên bố là máy bay không người lái của Iran bay từ Syria vào không phận của Israel đã biến thành một cuộc tấn công lớn với kết quả là một máy bay chiến đấu của Israel bị hạ và một làn sóng tấn

Chính quyền Donald Trump phê phán Barack Obama làm kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại

Hình ảnh
VietTimes -- Theo Chủ tịch Ủy ban cố vấn kinh tế Nhà Trắng, mức độ khó khăn trong phát triển của tầng lớp trung lưu Mỹ nghiêm trọng hơn dự kiến, một phần trách nhiệm thuộc về chính phủ Mỹ thời Barack Obama. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Cankao. Ngày 21/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đệ trình báo cáo kinh tế chính thức đầu tiên lên Quốc hội, dùng một phần rất dài để luận chứng về tình trạng đi xuống của kinh tế Mỹ những năm gần đây, cho rằng tình trạng này hoàn toàn không phải do vòng suy thoái kinh tế gần nhất rất nghiêm trọng, mà do những người tiền nhiệm đưa ra chính sách sai lầm. Tờ Nhật báo Phố Wall Mỹ ngày 22/2 dẫn lời Chủ tịch Ủy ban cố vấn kinh tế Nhà Trắng Mỹ Kevin Hassett cho rằng sau suy thoái  kinh tế Mỹ  lần này, sự phát triển của tầng lớp trung lưu Mỹ rơi vào đình trệ, mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với dự kiến. Chính sách của chính phủ Mỹ thời Barack Obama cần phải chịu trách nhiệm nhất định đối với vấn đề này. Kevin Hassett là tác giả thứ nhất của báo cáo

Lò lửa Syria sôi sục, hai nguy cơ leo thang chiến tranh

Hình ảnh
VietTimes -- Vạc dầu Syria vài tuần gần đây đang trở nên nóng bỏng hơn và đang có hai nguy cơ leo thang căng thẳng. Chiến đấu cơ F-16 của Israel Một là sự nguy cơ bùng nổ cuộc chiến khác giữa Israel và các nước láng giềng. Nguy cơ này bắt nguồn từ sự kiện Israel bắn rơi máy bay không người lái của Iran tiến vào không phận của Israel. Sau đó, một số máy bay F-16 của Israel đã tấn công một trung tâm chỉ huy ở Syria, và hệ thống phòng không của Syria đã bắn hạ một trong số các chiến đấu cơ của Israel (đây là một sự cố hiếm khi xảy ra với Israel). Sau đó, Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích vào lãnh thổ Syria. Israel đã tiến hành nhiều cuộc tấn công ở Syria trong vòng 5 năm qua, nhưng cuộc tấn công này có thể coi là cuộc tấn công lớn nhất của Israel kể từ thập niên 1980. Một cuộc chiến tranh mới có sự can dự của Israel chắc chắn sẽ kéo theo lực lượng Hezbollah của Li-băng. Tuy nhiên, theo National Interest, không có dấu hiệu nào cho thấy Hezbollah mong muốn một cuộc