Hải quân Nhật “tiếp cận chiến lược” cảng biển đối phó Trung Quốc


VietTimes -- Nhật Bản hết sức cảnh giác với việc Trung Quốc đe dọa an ninh hàng hải khi tìm cách kiểm soát các cảng biển ở Ấn Độ Dương như cảng Chittagong của Bangladesh, cảng Hambantota của Sri Lanka, cảng Gwadar của Pakistan.

Ngày 11/2/2018, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono thị sát Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang luyện tập hàng hải ở cảng Muara, Brunei. Ảnh: Ministry of Foreign Affairs of Japan.Ngày 11/2/2018, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono thị sát Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang luyện tập hàng hải ở cảng Muara, Brunei. Ảnh: Ministry of Foreign Affairs of Japan.

Tờ Sankei Shimbun Nhật Bản ngày 12/12 đưa ra quan điểm như vậy, cho biết Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ tăng cường tiếp cận các cảng biển mang tính chiến lược của "tứ cường" Mỹ - Nhật - Ấn - Australia.
Ngày 11/2, trong chuyến thăm Brunei, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã đến thị sát Lực lượng Phòng vệ Biển luyện tập hàng hải ở cảng Muara. Cảng này hiện có sự tham gia của doanh nghiệp Trung Quốc.
Lực lượng Phòng vệ đang tăng cường xâm nhập vào các công trình cảng biển do Trung Quốc thúc đẩy xây dựng. Ông Taro Kono coi cách làm này là "tiếp cận cảng biển mang tính chiến lược". Thông qua đây, Nhật Bản muốn kiềm chế Trung Quốc sử dụng các cứ điểm chiến lược này vào mục đích quân sự và mang tính độc quyền.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono nói với các binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Biển rằng: "Sẽ thông qua phổ cập pháp trị bao gồm tự do đi lại". Về ý nghĩa thị sát cảng Muara, một cứ điểm quan trọng chiến lược ở cực nam Biển Đông lần này, quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cùng đi cho biết: "Tận dụng các loại cơ hội để kiểm tra khả năng tiến vào cảng của tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển là rất quan trọng".
Trong cuộc hội đàm Ngoại trưởng Mỹ - Ấn hồi tháng 9/2017, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đề cập đến cảng Gwadar, kêu gọi "Nhật - Mỹ - Ấn tăng cường tiếp cận các cảng biển mang tính chiến lược". Ba bên còn đạt được nhất trí về cùng hoàn thiện hạ tầng cơ sở, chính phủ Nhật Bản sắp tới sẽ cử người đến Mỹ tiến hành đàm phán.
Ngày 11/2/2018, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono thị sát Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang luyện tập hàng hải ở cảng Muara, Brunei. Ảnh: Ministry of Foreign Affairs of Japan.Ngày 11/2/2018, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono thị sát Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang luyện tập hàng hải ở cảng Muara, Brunei. Ảnh: Ministry of Foreign Affairs of Japan.

Theo chuyên gia, Trung Quốc có thể đầu tư rất nhiều tiền của để quyến rũ các nước sở tại. Quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói thẳng ra rằng: "Trung Quốc xây dựng hạ tầng cơ sở nhanh, rẻ, cho nên sẽ theo dõi chặt chẽ Trung Quốc".
Biện pháp đối kháng là cực kỳ khó khăn, nhưng việc "tiếp cận cảng biển mang tính chiến lược" của Lực lượng Phòng vệ Biển có thể phát huy vai trò cảnh cáo về duy trì mở cửa hạ tầng cảng biển. Nguồn tin từ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cho rằng: "Nếu không phải là 'điểm' của một lần cập cảng, mà lấy 'diện' để thực hiện thì khả năng tác động, ảnh hưởng sẽ lớn hơn".


Phong Vân

https://viettimes.vn/hai-quan-nhat-tiep-can-chien-luoc-cang-bien-doi-pho-trung-quoc-164103.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nga "che ô" tên lửa cho Mátxcơva thế nào (video)

“Hổ Syria” tung đòn đè bẹp IS, đoạt thêm 2 cứ địa bờ đông Euphrates

Nga khiến Mỹ-NATO choáng, thay đổi ván cờ quyền lực thế giới