Nga thử lửa Syria "cặp đôi sát thủ" S-400, Pantsir: Tăng mạnh răn đe
VietTimes -- Tổ hợp tên lửa Pantsir được cải tiến kết hợp với S-400 sẽ tăng khả năng chống tiếp cận và xâm nhập của quân đội Nga. Những điều này đã được Nga học từ kinh nghiệm của cuộc chiến Syria.
Vào ngày 23.1, Nga vừa thông báo Pantsir sẽ được trang bị thêm tên lửa mới được đặt tên là "cái đinh" do kích cỡ nhỏ của nó. Tên lửa mới được thiết kế để tấn công những mục tiêu nhỏ - như các máy bay không người lái là mục tiêu hàng đầu. Trong tương lai "những chiếc đinh" được hy vọng sẽ là vũ khí phòng không chính để chống lại các vũ khí trên không có độ chính xác cao (theo Izvestiya 23.1).
Tên lửa Pantsir mới được giới thiệu lần đầu tại triển lãm công nghệ quốc phòng quốc tế "Army-2017". Vũ khí này nhanh chóng được trang bị cho quân đội Nga sau khi chính thức ra mắt vào tháng 8 năm ngoái sau những kinh nghiệm của quân đội Nga trong cuộc nội chiến Syria (báo chí gọi đây là hệ quả của những thách thức và đe dọa mà quân đội Nga phải đối mặt).
Cùng với những cuộc tấn công ồ ạt vào căn cứ không quân Khmeimim của Nga tại Syria vào đầu tháng 1 vừa qua, Pantsir đã chứng minh được vai trò chính trong việc ngăn chặn những cuộc tấn công này. Nhưng thực tế, tên lửa "cái đinh" được triển lãm từ tháng 8.2017 cho thấy Nga đã chuẩn bị để trang bị loại vũ khí mới này cho quân đội (theo Izvestiya 23.1).
Đáp lại tin tức này, chuyên gia nổi tiếng về quân sự Nga Victor Litovkin đã nhấn mạnh thực tế giá của một vụ phòng thủ (chống lại máy bay, trực thăng hay tên lửa hành trình) bằng tên lửa Pantsir rẻ hơn nhiều so với các loại vũ khí đối không khác. Ông cũng lưu ý rằng Mỹ không có loại vũ khí tương tự bởi "sự yếu đuối 'như thiếu những vũ khí phòng không' của các phe đối lập theo Mỹ trong vùng và các chiến dịch trong khu vực của lực lượng quân đội Mỹ".
Tổng biên tập tạp chí quân sự Natsionalnaja Oborona ông Igor Korotchenkov dựa trên hiểu biết của ông về lịch sử Liên Xô (thời kỳ Chiến Tranh Lạnh) đã giải thích tại sao Nga tiếp tục có ưu thế trong việc sản xuất các thành phần của tên lửa chống tên lửa đạn đạo. Korotchenkov lưu ý rằng trái người với Mỹ - đất nước tập trung vào phát triển quân sự theo chiến lược ngăn chặn (với các loại máy bay chiến lược), "Liên Xô tập trung nguồn tài nguyên khổng lồ để phát triển tên lửa chống tên lửa đạn đạo phần nào do ảnh hưởng của Joseph Stalin". (Theo TASS ngày 23.1)
Yếu tố cơ bản của việc Nga phát triển quân sự "bất đối xứng" là do mối quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu dần đi kể từ năm 2012. Khiến Moscow phải thúc đẩy kế hoạch phát triển tên lửa phòng thủ. Kể từ khi Pantsir xuất hiện lần đầu vào năm 2012, Nga đã mất 3 năm để nâng cấp khả năng của hệ thống và trang bị cho 19 đơn vị vũ khí này (tính đến năm 2017).
Cho tới 2019, Pantsir sẽ được nâng cấp dựa trên việc tích hợp với tên lửa kiểu mới cùng hệ thống phát hiện hiện đại hơn cho phép phát hiện các mục tiêu từ khoảng cách 75km (hiện tại là 40km) và tiêu diệt chúng ở khoảng cách 40km (hiện tại là 20km). Thông tin này đã được chứng thực tại triển lãm hàng không Dubai Airshow 2017, khi các quan chức tuyên bố "phía Nga đang cải tạo tên lửa Pantsir để tên lửa hiện tại có hiệu quả hơn từ 1,5 tới 2 lần". (theo TASS 21.11.2017).
Tổ hợp tên lửa S-400.
Đặc biệt, phải kể đến hệ thống phòng không mới "phiên bản Bắc cực" Pantsir-SA, được giới thiệu công khai lần đầu tiên vào ngày 9.5.2017 trong lễ kỷ niệm Ngày Chiến Thắng tại Quảng trường Đỏ. Pantsir-SA hiện đang được thử nghiệm tại Bắc Cực. Phiên tản tên lửa này là niềm tự hào của Nga về ngành công nghiệp quốc phòng nội địa tiên tiến hơn kỹ thuật của NATO.
Cùng thời điểm phiên bản hạm đối không Pantsir-ME (giới thiệu lần đầu 2015) sẽ được triển khai hoàn toàn vào cuối 2018. Được thiết kế để sử dụng trong rất nhiều kiểu tàu chiến, hệ thống phòng không phức hợp đang được thử nghiệm tại Biển Đen. Quan chức Nga thông tin một chiếc tàu hộ tống Project 1241 (tên định danh của NATO: Tarantul) được trang bị hệ thống Pantsir-ME vào hè 2017. (theo Vpk.name ngày 27.12.2017)
Khi Nga tham gia vào xung độ Syria năm 2015, họ lập tức ưu tiên cho hệ thống tên lửa phòng không S-400 (tên định danh của NATO: SA-21 Growler). Đây là chìa khóa phòng thủ của Nga với các khả năng chống tiếp cận - chống xâm nhập (A2/AD). Theo tờ EDM ngày 14.11.2017, Nga đã có bước phát triển thay đổi chiến lược theo tình hình thực tế: S-400 là lớp đầu tiên trong chiến lược A2/AD còn Pantsir là lớp thứ 2 - thực hiện nhiệm vụ chống lại các mục tiêu ở tầm thấp (đặc biệt với vụ chống lại các máy bay không người lái tại Syria).
Pantsir-SA.
Cùng thời điểm, học thuyết chiến tranh chỉ huy quân đội Nga đang được hy vọng chuyển từ việc ngăn chặn những kẻ tấn công tiềm tàng sang phản công vì bản chất của bộ đôi S-400 và Pantsir là phòng thủ - vai trò không phản ánh sự nhanh nhạy trên chiến trường. Ngày 26.1, các đơn vị của hạm đội Baltic đã có cuộc diễn tập tại vùng Kaliningrad với sự trang bị tên lửa S-400, Pantsir và lực lượng tác chiến điện tử. Cuộc tập trận mô phỏng các hành động phản công chống lại các mục tiêu trong khu vực.
Theo đại diện của hạm đội Baltic, Roman Martov: "Trong cuộc tập trận, các đơn vị tác chiến rất nhanh trong khu vực mô phỏng lại một cuộc phản công". Cuộc tập trận mô phỏng lại những thách thức mà người Nga phải đối mặt tại Syria - những thách thức luôn bị các nhà quan sát phương Tây hạ thấp vai trò.
Thực tế, ý tưởng sử dụng kết hợp bộ đôi S-400 và Pantsir không phải là mới với Moscow. Quyết định phát triển các đặc điểm của Pantsir cũng như trang bị S-500 Prometey (tên định danh của NATO: 55R6M Triumfator-M) cho quân đội Nga hy vọng sẽ tạo ra hiệu quả ấn tượng cho khả năng chống tiếp cận - chống xâm nhập của Nga để bù đắp cho sự thiếu hụt trong phòng không đã gặp phải trong chiến dịch tại Syria (EDM ngày 11.4.2017). Những kinh nghiệm tại Syria đang đóng vai trò quyết định với Moscow trong việc xem xét những thiếu sót trong quốc phòng. Hệ thống Pantsir được cải tiến có thể coi là yếu tố chính bù đắp cho lỗ hổng chiến lược chống xâm nhập - chống tiếp cận của Nga.
Tiệp Nguyễn
https://viettimes.vn/nga-thu-lua-syria-cap-doi-sat-thu-s400-pantsir-tang-manh-ran-de-162767.html
Nhận xét
Đăng nhận xét