Đấu Trung Quốc, Nhật Bản vận động lập “NATO Châu Á” (P.2)


VietTimes -- Sau khi ông Shinzo Abe rời cương vị vào năm 2007, tầm nhìn của ông không được những người kế vị hiện thực hóa và các lãnh đạo Nhật không có hứng thú với mô hình Bộ Tứ. Chỉ tới khi ông Abe quay lại nắm quyền vào năm 2012, Nhật Bản ngay lập tức tìm cách thể chế hóa các mối quan hệ với các nước trong Bộ Tứ.

(tiếp theo kỳ trước)

Điều gì hồi sinh Bộ Tứ?

Những dấu hiệu ban đầu của việc hồi sinh Bộ Tứ cho ông Abe một cơ hội lớn để thực hiện hóa tầm nhìn một thập kỷ trước của ông - sự cộng tác về an ninh với Mỹ và các đồng minh cùng đối tác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hai nhân tố chính đã thay đổi khiến ông Abe có thể dễ dàng hiện thực hóa kế hoạch Bộ Tứ ngày nay.

Đầu tiên là sự leo thang nhanh chóng và cứng rắn của Trung Quốc. Năm 2007, Trung Quốc đã trỗi dậy nhưng mọi nước đều lạc quan về con đường tương lai của đất nước này. Mỹ đã cố gắng đảm bảo Trung Quốc sẽ là một đất nước "có quyền lợi và trách nhiệm" khi đưa nước này lên vũ đài quốc tế. Cả Ấn Độ và Úc cũng bị hấp dẫn với những tiềm năng kinh tế mà Trung Quốc đem lại hơn là lo ngại về những ý định chiến lược của Bắc Kinh.

Những nhận thức này nhanh chóng thay đổi từ khi Trung Quốc có một loạt các hành động dứt khoát bác bỏ trật tự quốc tế đã có sẵn và theo đuổi các yếu tố để lập một hệ thống trật tự mới (ít nhất là ở Châu Á). Ngoài những hành động gây hấn và tuyên bố chủ quyền trái phép trên Biển Đông cùng các vùng biên giới đang tranh chấp, Trung Quốc thường sử dụng những ép buộc về kinh tế và tình báo kinh tế, những sự đầu tư bị nghi ngờ dưới cái tên "Vành đai - Con đường" như vụ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc Merchants Port Holdings Company Limited vào cảng Hambantota của chính phủ Sri Lanka. Các nước Bộ Tứ giờ đang rất e ngại về những ý định dài hạn của Trung Quốc và đang có mối quan tâm lớn để đầu tư vào những nỗ lực hòng giữ được trật tự tự do quốc tế đã có sẵn.


Đấu Trung Quốc, Nhật Bản vận động lập “NATO Châu Á” (P.2) - ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump có chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở phù hợp với tầm nhìn Bộ Tứ của ông Abe.

Hơn nữa, có một sự e ngại lớn với khả năng của Mỹ tiếp tục diễn vai chính trong việc bảo vệ trật tự quốc tế. Khi ông Abe lần đầu đề xuất khái niệm Bộ Tứ, vẫn còn có sự nhất trí rằng Mỹ mặc dù đang bận rộn với cuộc chiến khủng bố vẫn là đất nước mạnh nhất trên thế giới về khả năng quân sự và cả những lĩnh vực khác. Nhưng thập kỷ vừa qua đã dấy lên câu hỏi rằng Mỹ có hứng thú và có khả năng giữ vai trò dẫn đầu hay không? Mặc dù chính quyền của Tổng thống Obama cố gắng lấy lại ảnh hưởng trong khu vực với chính sách "tái cân bằng Châu Á" nhưng vẫn có những lo lắng về khả năng lãnh đạo của Mỹ. Lo ngại này tăng thêm với sự lãnh đạo của chính quyền Donald Trump và khẩu hiệu "Nước Mỹ trước tiên" với một loạt các hành động đơn phương của Mỹ rút khỏi các nền tảng, hiệp ước đa phương nhất là TPP.




Kết quả là Nhật Bản mong muốn sự hội tụ của các nước có lợi ích giống họ như Úc và Ấn Độ xung quanh những điều cần thiết để giữ được trật tự tự do và đảm bảo Mỹ như một cái neo của Bộ Tứ sẽ tiếp tục những cam kết trong khu vực. Điều này chính là tầm nhìn của ông Abe về việc theo đuổi các đối tác có cùng mục đích đầu tiên là liên minh vững chắc giữa Mỹ và Nhật sau đó mở rộng sang Úc và Ấn Độ.

Những cơ hội và thách thức tương lai của Nhật


Nhật Bản sẽ định hình tương lai hợp tác của Bộ Tứ thế nào? Họ có thể tìm kiếm cơ hội để thể thức hóa sự hợp tác trong nhiều vùng. Nhật Bản có thể từ các quan hệ hợp tác song phương với Mỹ và Ấn Độ tìm cách hỗ trợ khả năng an ninh hàng hải của các nước vùng Đông Nam Á như cơ sở hạ tầng, tàu chiến, đào tạo lực lượng tuần duyên và xây dựng các cơ cấu hợp tác. Tiếp theo, Úc có kinh nghiệm rất lớn trong việc xây dựng khả năng hàng hải ở vùng Nam Thái Bình Dương.

Sử dụng những nguồn lực có sẵn, Nhật Bản có thể giữ vai trò lãnh đạo trong sự hợp tác giữa 4 nước để cố gắng xây dựng năng lực hàng hải tương lai cho vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hơn nữa, mặc dù việc tạo ra cơ cấu đầu tư do Bộ Tứ dẫn đầu để đối phó lại "vành đai - con đường" còn rất xa nhưng Nhật vẫn có thể sử dụng những cơ cấu hợp tác song phương có sẵn để hỗ trợ phát triển trong vùng Đông Nam Á và Nam Á. Điều này cần Bộ Tứ phải thảo luận để xác định rõ cách nâng hiệu quả cao nhất của những luồng hỗ trợ phát triển khác nhau.


Đấu Trung Quốc, Nhật Bản vận động lập “NATO Châu Á” (P.2) - ảnh 2Tàu ngầm Trung Quốc tại đảo Sensaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).

Tuy nhiên, Nhật Bản cũng sẽ phải đối đầu với rất nhiều thách thức để có thể đạt được những tiến bộ trong các cơ hội trên.


Trong khu vực hợp tác an ninh, Nhật Bản cần phải suy nghĩ về việc lực lượng quân đội của họ có thể làm gì với các nước khác trong Bộ Tứ ngoài những cuộc huấn luyện và tập trận chung. Sẽ có một sự kháng cự lớn về mặt chính trị khi Nhật có các hoạt động quân sự khác ở ngoài nước mà không phải là thực thi các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Sự phản đối này vẫn tồn tại dù điều 9 trong hiến pháp Nhật Bản năm 2014 và Luật an ninh & Hòa bình của Nhật Bản cho phép mở rộng khu vực và các hoạt động của lực lượng tự vệ. Ngay cả khi ông Abe muốn lực lượng quốc phòng Nhật hợp tác với các nước trong Bộ Tứ trong các lĩnh vực khác, ông có thể phải đối đầu với những sự kháng cự đáng kể trong nước.

Nhật Bản cũng cần nghĩ tới cách thức Trung Quốc sẽ sử dụng để chống lại quan hệ hợp tác trong Bộ Tứ và phương pháp Trung Quốc gây ảnh hưởng với từng nước trong liên minh. Những chỉ trích là nền tảng được xây dựng để chống lại Trung Quốc do lo ngại các hành động của Trung Quốc đã nhanh chóng chết yểu khi lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2007. Trong khi 4 nước nhận thức mối nguy Trung Quốc đang gần nhau hơn bao giờ hết họ cũng phải suy nghĩ làm thế nào để Bộ Tứ có khả năng chống lại những tác động của Trung Quốc.


Đấu Trung Quốc, Nhật Bản vận động lập “NATO Châu Á” (P.2) - ảnh 3Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Hiện tại, Nhật Bản đang đi đầu trong nỗ lực ký kết hiệp định "TPP 11" (các nước tham gia TPP trừ Mỹ). Liệu Nhật Bản có thể thu hút Ấn Độ tham gia TPP 11 trong khi tiếp tục tìm ra một cách an toàn để quay trở lại thành đối tác trong tương lai? Liệu Nhật có thể dùng nỗ lực của Bộ Tứ để cân bằng những hành động gây hấn của Trung Quốc tại Nam và Đông Nam Á? Nếu Mỹ mất đi hứng thú với Bộ Tứ, liệu Nhật Bản có tiếp tục hoạt động với Ấn Độ và Úc như một kiến trúc sư trong khu vực? Và quan trọng nhất, liệu Nhật Bản có tiếp tục có sự nhiệt tình với Bộ Tứ khi ông Abe kết thúc nhiệm kỳ?


Ông Abe có rất nhiều lý do để vui mừng về việc Bộ Tứ được hồi sinh. Nhưng những cam kết phát triển mới cũng sẽ thử với khả năng chính phủ của ông. Ông cần đưa tầm nhìn chiến lược thành hành động chứng minh cách thức Bộ Tứ có thể tạo nên một "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Tiệp Nguyễn

https://viettimes.vn/dau-trung-quoc-nhat-ban-van-dong-lap-nato-chau-a-p2-154545.html


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nga "che ô" tên lửa cho Mátxcơva thế nào (video)

“Hổ Syria” tung đòn đè bẹp IS, đoạt thêm 2 cứ địa bờ đông Euphrates

Nga khiến Mỹ-NATO choáng, thay đổi ván cờ quyền lực thế giới