Cuộc chiến khốc liệt dưới mặt biển giữa Mỹ, Trung Quốc đã bắt đầu
VietTimes -- Đối đầu trên mặt biển ngày càng nguy hiểm, Mỹ đã không thể hành động tùy ý như trước đây. Vì vậy, những năm qua, Mỹ đã tập trung phát triển lực lượng dưới mặt biển và tương lai sẽ diễn ra đối đầu mạnh mẽ dưới lòng biển khơi.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Connecticut SSN-22 lớp Seawolf của hải quân Mỹ. Ảnh: Sina.
Tân Hoa xã Trung Quốc ngày 2/2 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Trung Quốc, Thiếu tướng Trần Hổ. Tác giả cho rằng gần đây sự phát triển của hải quân Trung Quốc trở thành chủ đề nóng của truyền thông Mỹ.
Tờ nguyệt san The National Interest Mỹ ngày 29/1 cho rằng mạng lưới bộ cảm biến dưới mặt biển của Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng tác chiến săn ngầm cho nước này.
Trước đó, truyền thông Mỹ cho hay hải quân Mỹ đã phát hiện điểm yếu của hải quân Trung Quốc - đó là săn ngầm. Tàu ngầm Mỹ sẽ trở thành lực lượng chủ yếu trên biển trong việc ngăn chặn hải quân Trung Quốc trong tương lai.
Sớm hơn nữa, chính sách phát triển trang bị của hải quân Mỹ đã có sự điều chỉnh tương đối lớn, sự phát triển và việc chế tạo tàu ngầm đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân tiên tiến được đặt lên vị trí cực kỳ quan trọng.
Một loạt động thái này của Mỹ đã phản ánh một xu thế: lực lượng tàu chiến mặt biển và lực lượng đường không trên biển của hải quân Mỹ đã rất khó phát huy vai trò theo ý định vốn có ở các vùng biển gần bờ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Khi lực lượng trên mặt biển không thể phát huy vai trò, Mỹ từng bước chuyển sự chú ý đến khu vực dưới lòng biển khơi, tìm cách phát triển lực lượng tàu ngầm.
Tuy nhiên, khả năng kiểm soát biển của lực lượng tàu ngầm không đầy đủ. Mặc dù nó có thể hạn chế đối phương sử dụng một vùng biển nào đó, nhưng không thể bảo đảm cho bản thân tận dụng có hiệu quả vùng biển này.
Từ sử dụng vùng biển châu Á - Thái Bình Dương một cách tùy ý đến việc “lui về” hạn chế đối phương sử dụng vùng biển, có thể thấy hải quân Mỹ đã có bước "thụt lùi" tương đối - rõ ràng đây là kết quả phát triển trong những năm gần đây của hải quân Trung Quốc.
Mỹ tập trung sự chú ý ngày càng nhiều vào tàu ngầm, chắc chắn sẽ dẫn đến đối đầu dưới mặt biển giữa hải quân nước lớn ngày càng gay gắt, báo hiệu thời đại đối đầu dưới lòng biển khơi sắp đến.
Trên thực tế, đối đầu dưới mặt biển của hải quân trong tương lai không chỉ là đối đầu truyền thống giữa tàu ngầm với tàu ngầm, mà phần nhiều là đối đầu công nghệ kiểm soát có hiệu quả không gian dưới mặt biển ở vùng biển diện tích lớn. Điều này tùy thuộc vào sự tiến bộ của ba công nghệ lớn và cốt lõi: bộ cảm biến dưới mặt biển, thông tin dưới mặt biển và khả năng xử lý Big Data.
Khả năng xử lý Big Data không phải là vấn đề đối với các nước phát triển. Sự phát triển của công nghệ cảm biến dưới mặt biển vừa bao gồm hệ thống nghe âm thanh nước cỡ lớn dưới biển kiểu cố định truyền thống, vừa bao gồm mạng lưới bộ cảm biến dưới mặt biển được hình thành bởi các phương tiện không người lái dưới mặt biển.
Mạng lưới hệ thống bộ cảm biến dưới mặt biển và khả năng xử lý Big Data sẽ có thể làm cho vùng biển diện tích lớn từ không gian tối tăm trước kia trở thành không gian màu xám, thậm chí hoàn toàn rõ ràng. Hơn nữa, yêu cầu đặt ra là cần phát triển công nghệ thông tin liên lạc dưới mặt biển tiên tiến.
Đến nay, bất kể là bộ cảm biến dưới mặt biển mới hay công nghệ thông tin liên lạc dưới mặt biển đều là một trong những công nghệ mũi nhọn được hải quân các nước lớn đua nhau phát triển.
Một khi có đột phá trên phương diện này, thậm chí hình thành trạng thái triển khai có hiệu quả, cuộc đối đầu dưới lòng biển khơi trong tương lai sẽ xuất hiện một trạng thái hoàn toàn mới.
Tờ nguyệt san The National Interest Mỹ ngày 29/1 cho rằng mạng lưới bộ cảm biến dưới mặt biển của Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng tác chiến săn ngầm cho nước này.
Trước đó, truyền thông Mỹ cho hay hải quân Mỹ đã phát hiện điểm yếu của hải quân Trung Quốc - đó là săn ngầm. Tàu ngầm Mỹ sẽ trở thành lực lượng chủ yếu trên biển trong việc ngăn chặn hải quân Trung Quốc trong tương lai.
Sớm hơn nữa, chính sách phát triển trang bị của hải quân Mỹ đã có sự điều chỉnh tương đối lớn, sự phát triển và việc chế tạo tàu ngầm đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân tiên tiến được đặt lên vị trí cực kỳ quan trọng.
Một loạt động thái này của Mỹ đã phản ánh một xu thế: lực lượng tàu chiến mặt biển và lực lượng đường không trên biển của hải quân Mỹ đã rất khó phát huy vai trò theo ý định vốn có ở các vùng biển gần bờ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Khi lực lượng trên mặt biển không thể phát huy vai trò, Mỹ từng bước chuyển sự chú ý đến khu vực dưới lòng biển khơi, tìm cách phát triển lực lượng tàu ngầm.
Phương tiện không người lái hoạt động dưới nước Slocum glider của Mỹ. Ảnh: Sina.
Tuy nhiên, khả năng kiểm soát biển của lực lượng tàu ngầm không đầy đủ. Mặc dù nó có thể hạn chế đối phương sử dụng một vùng biển nào đó, nhưng không thể bảo đảm cho bản thân tận dụng có hiệu quả vùng biển này.
Từ sử dụng vùng biển châu Á - Thái Bình Dương một cách tùy ý đến việc “lui về” hạn chế đối phương sử dụng vùng biển, có thể thấy hải quân Mỹ đã có bước "thụt lùi" tương đối - rõ ràng đây là kết quả phát triển trong những năm gần đây của hải quân Trung Quốc.
Mỹ tập trung sự chú ý ngày càng nhiều vào tàu ngầm, chắc chắn sẽ dẫn đến đối đầu dưới mặt biển giữa hải quân nước lớn ngày càng gay gắt, báo hiệu thời đại đối đầu dưới lòng biển khơi sắp đến.
Trên thực tế, đối đầu dưới mặt biển của hải quân trong tương lai không chỉ là đối đầu truyền thống giữa tàu ngầm với tàu ngầm, mà phần nhiều là đối đầu công nghệ kiểm soát có hiệu quả không gian dưới mặt biển ở vùng biển diện tích lớn. Điều này tùy thuộc vào sự tiến bộ của ba công nghệ lớn và cốt lõi: bộ cảm biến dưới mặt biển, thông tin dưới mặt biển và khả năng xử lý Big Data.
Khả năng xử lý Big Data không phải là vấn đề đối với các nước phát triển. Sự phát triển của công nghệ cảm biến dưới mặt biển vừa bao gồm hệ thống nghe âm thanh nước cỡ lớn dưới biển kiểu cố định truyền thống, vừa bao gồm mạng lưới bộ cảm biến dưới mặt biển được hình thành bởi các phương tiện không người lái dưới mặt biển.
Cuộc chiến dưới lòng biển khơi sẽ ngày càng gay gắt hơn. Ảnh: Huanqiu.
Mạng lưới hệ thống bộ cảm biến dưới mặt biển và khả năng xử lý Big Data sẽ có thể làm cho vùng biển diện tích lớn từ không gian tối tăm trước kia trở thành không gian màu xám, thậm chí hoàn toàn rõ ràng. Hơn nữa, yêu cầu đặt ra là cần phát triển công nghệ thông tin liên lạc dưới mặt biển tiên tiến.
Đến nay, bất kể là bộ cảm biến dưới mặt biển mới hay công nghệ thông tin liên lạc dưới mặt biển đều là một trong những công nghệ mũi nhọn được hải quân các nước lớn đua nhau phát triển.
Một khi có đột phá trên phương diện này, thậm chí hình thành trạng thái triển khai có hiệu quả, cuộc đối đầu dưới lòng biển khơi trong tương lai sẽ xuất hiện một trạng thái hoàn toàn mới.
Phong Vân
https://viettimes.vn/cuoc-chien-khoc-liet-duoi-mat-bien-giua-my-trung-quoc-da-bat-dau-162944.html
Nhận xét
Đăng nhận xét