Nhật sẽ có tên lửa hạt nhân liên lục địa trong không đầy một năm nếu muốn


VietTimes -- Nhật Bản có thể cải tạo tên lửa đẩy Epsilon thành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp nhiều đầu đạn độc lập, có thể lắp đầu đạn hạt nhân để đối phó Trung Quốc và Triều Tiên.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe coi trọng tăng cường sức mạnh quốc phòng. Ảnh: The Japan Times.Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe coi trọng tăng cường sức mạnh quốc phòng. Ảnh: The Japan Times.

Tờ Asia Times Online Hồng Kông gần đây cho hay ngày 17/1 Nhật Bản đã dùng một quả tên lửa đẩy Epsilon đưa một vệ tinh quan trắc Trái đất lên quỹ đạo. Loại tên lửa đẩy này là phương tiện chủ lực trong chương trình hàng không vũ trụ dân dụng của Nhật Bản.
Tên lửa đẩy Epsilon sử dụng nhiên liệu rắn, được thiết kế để phóng vệ tinh nghiên cứu khoa học. Nó có thể đưa 1,2 tấn lên quỹ đạo gần Trái đất một cách có  hiệu quả.
Tuy nhiên, chuyên gia an ninh vũ trụ John Parker cho rằng loại tên lửa đẩy này còn có thể dùng cho mục đích khác. Nó có thể được cải tạo thành phương tiện mang theo vũ khí hạt nhân, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách quốc phòng Nhật Bản một phương án phóng đầu đạn hạt nhân nhằm vào Trung Quốc và Triều Tiên.
John Parker nói với tờ Asia Times Online rằng: "Nhật Bản chỉ cần thời gian không đến 1 năm là có thể hoàn thành việc cải tạo này".
"Epsilon là một loại tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cỡ lớn. Điều mà Nhật Bản cần làm chỉ là dỡ bỏ vệ tinh từ đầu tên lửa đẩy ra và lắp vào đó đầu đạn hạt nhân là được".
Theo John Parker, phương tiện mang theo vệ tinh và phương tiện mang theo đầu đạn hạt nhân có thể thay thế cho nhau. Đây là sự thực mà ai cũng biết. Ông nói: "Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chúng tôi thường nói, sự khác biệt giữa tên lửa và phương tiện mang theo vệ tinh không phải là độ cao, mà là thái độ".
Nhiều năm qua, ai cũng đã biết Nhật Bản có thể thu được rất nhiều vật liệu hạt nhân từ plutonium cấp độ lò phản ứng hạt nhân tại các nhà máy điện hạt nhân, sử dụng cho chế tạo đầu đạn hạt nhân và bom hạt nhân (bom nguyên tử).
Tên lửa đẩy Epsilon do Nhật Bản tự phát triển. Ảnh: SpaceFlight InsiderTên lửa đẩy Epsilon do Nhật Bản tự phát triển. Ảnh: SpaceFlight Insider

Triều Tiên, Ấn Độ, Pakistan và một số nước khác cũng thông qua cách làm tương tự, sử dụng máy ly tâm và các thiết bị khác để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Theo dự đoán của hầu hết các nhà phân tích, với ưu thế về công nghệ, Nhật Bản có thể chuyển đổi phế liệu hạt nhân thành vũ khí hạt nhân chỉ trong vài tháng.
Một lò phản ứng điện hạt nhân thông thường hàng năm có thể sản xuất 250 - 300 kg plutonium, đủ để chế tạo 25 - 30 quả bom hạt nhân. Nhật Bản sở hữu tới 54 lò phản ứng hạt nhân dân dụng, nhưng 43 lò trong số đó hiện đang ở trạng thái cấm vận hành do ảnh hưởng từ sự cố hạt nhân Fukushima năm 2011.
Hiện nay, các cuộc tranh luận xoay quanh khả năng Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân đã trở nên công khai hóa. Cùng với môi trường an ninh châu Á đã thay đổi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ủng hộ phát triển vũ khí mới để bảo vệ an ninh quốc gia.
Ông Shinzo Abe muốn sửa đổi Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản để phát triển các vũ khí quân sự mang tính tấn công (chứ không phải là vũ khí phòng thủ đơn thuần), nhưng đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ trong nước.
Bất cứ động thái nào hoàn thiện năng lực này của Nhật Bản đều có thể dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh hoặc Bình Nhưỡng.
Phó chủ nhiệm Daniel Snyder, Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương Walter H. Shorenstein, Đại học Stanford cho rằng trong ngắn hạn, Nhật Bản "không có cơ hội" phát triển vũ khí hạt nhân.
Tên lửa đẩy Epsilon do Nhật Bản tự phát triển. Ảnh: Space.Tên lửa đẩy Epsilon do Nhật Bản tự phát triển. Ảnh: Space.

Là người từng làm phóng viên lâu năm ở Nhật Bản, Daniel Snyder nói: "Có năng lực làm không có nghĩa là có thể làm trong hiện thực. Hiện nay, rõ ràng hầu hết người Nhật thậm chí đều không ủng hộ sửa đổi Hiến pháp. Chỉ có trong trường hợp mất đi đồng minh Mỹ, Nhật Bản mới có khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhưng cho dù là ông Donald Trump thì cũng không làm việc này".
Nhưng, ngoài thách thức trên, John Parker nhấn mạnh, Nhật Bản không có bất cứ trở ngại nào về mặt công nghệ, hoàn toàn có thể lắp đầu đạn hạt nhân cho tên lửa đẩy Epsilon, biến nó thành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.
Theo John Parker: "Người Nhật Bản đã từng thử nghiệm vật liệu quay trở lại bầu khí quyển", có thể dùng cho công nghệ đầu đạn hạt nhân. Vấn đề duy nhất là chế tạo đầu đạn hạt nhân và các thiết bị đồng bộ liên quan. Nhưng, John Parker cho rằng Nhật Bản cũng có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này.
Chuyên gia John Parker còn tin rằng Tokyo sớm đã có phương án ứng phó khẩn cấp cải tạo tên lửa đẩy Epsilon thành tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa đẩy Epsilon sử dụng nhiên liệu rắn - đây là điểm cộng cho việc cải tạo tên lửa này thành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn có thể nhồi sẵn nhiên liệu trước và luôn sẵn sàng đợi lệnh, có thể nhanh chóng phóng đi sau khi nhận được lệnh.
Trong khi đó, tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu lỏng cần phải đổ nhiên liệu vào trước khi phóng, phải làm rất nhiều công tác chuẩn bị trên mặt đất mới có thể tiến hành phóng.
John Parker cho rằng tên lửa đẩy Epsilon chuyển sang sử dụng cho mục đích quân sự không cần có khả năng ngắm chuẩn chính xác.
Tên lửa đẩy Epsilon do Nhật Bản tự phát triển. Ảnh: Cankao.Tên lửa đẩy Epsilon do Nhật Bản tự phát triển. Ảnh: Cankao.

Ông cho biết thêm, mặc dù có nhu cầu cải tạo tên lửa đẩy phóng vệ tinh thành vũ khí, các nhà thầu quốc phòng Nhật Bản có thể gặp phải vấn đề năng lực sản xuất. Ông nói: "Tôi cho rằng họ có thể tiến hành sản xuất với tốc độ mỗi tháng 1 quả".
Ngoài ra, Nhật Bản cũng có thể dễ dàng làm được việc chuyển đổi từ công nghệ một đầu đạn sang công nghệ nhiều đầu đạn độc lập. Bởi vì, công nghệ một quả tên lửa đẩy mang theo nhiều vệ tinh cũng giống như công nghệ công nghệ tên lửa mang nhiều đầu đạn độc lập tấn công nhiều mục tiêu khác nhau.
Nhật Bản còn có thể lắp tên lửa cho đoàn tàu, làm cho các cuộc tấn công đánh đòn phủ đầu của đối phương khó phá hủy được tên lửa hơn. John Parker cho hay: “Nhật Bản có mạng lưới đường sắt có mật độ rất cao. Giếng phóng cố định sẽ chỉ trở thành mục tiêu bị tấn công”.
John Parker chỉ ra, Trung Quốc và một số nước khác đang xem xét sử dụng tàu cao tốc làm phương tiện phóng tên lửa cơ động.
John Parker nói: “Thách thức chủ yếu trên phương diện này là thời gian và tài chính. Bạn phải có tất cả công nghệ và lực lượng chuyên gia, đồng thời tập trung họ lại với nhau”.


Phong Vân

https://viettimes.vn/nhat-se-co-ten-lua-hat-nhan-lien-luc-dia-trong-khong-day-mot-nam-neu-muon-163017.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lá chắn Mỹ "bó tay" trước tên lửa Triều Tiên?

Tin chắc Nga sa lầy Syria, Mỹ nuốt giận nhìn Mátxcơva khải hoàn chiến thắng

Kích Ukraine "tất tay" với Nga, Mỹ thúc đẩy cấp tên lửa Javenlin