Vì sao Su-35 Nga khiến Mỹ lạnh gáy?


VietTimes -- Su-35 (tên định danh của NATO: Flanker-E) là máy bay hiện đại nhất trong không quân Nga ngày nay. Nó đại diện cho thiết kế đỉnh cao nhất trong 4 thế hệ máy bay chiến đấu. Su-35 sẽ đóng vai trò chủ lực cho tới khi Nga thành công trong việc sản xuất thế hệ máy bay thứ 5 - chiếc PAK-FA tàng hình (Su-57).
Bàn về tính linh hoạt bất khả chiến bại của Su-35, khả năng về tác chiến điện tử và những vũ khí của nó đã bắt kịp những vũ khí của phương Tây như chiếc F-15 Eagle. Nhưng trong khi chiếc Su-35 có thể đánh bại F-15 và các máy bay chiến đấu của châu Âu như chiến đấu cơ Rafael của Pháp, câu hỏi được đặt ra là hiệu quả của nó khi đấu với thế hệ máy bay tàng tình thứ 5 như F-22 và F-35.
Su-35 được phát triển từ Su-27 Flanker một thiết kế của Liên Xô từ thời Chiến Tranh Lạnh để đối đầu với máy bay F-15: một chiếc máy bay chiến đấu hạng nặng, đa năng với động cơ đôi có tốc độ cao và hệ thống vũ khí có khả năng linh hoạt với các trận không chiến (Su-35 xuất hiện lần đầu năm 2016).
Chiếc Su-27 xuất hiện lần đầu trước công chúng trong Triển lãm hàng không Paris năm 1989, khi đó phi công Viktor Pugachev đã biểu diễn động tác "hổ mang bành" đưa máy bay đạt một góc 120 độ theo chiều dọc so với hướng tấn công, nhưng tiếp tục bay lên theo phương thẳng đứng so với phương bình thường của máy bay.


Su-35 thực hiện động tác hổ mang bành.
Được xuất khẩu rộng rãi, chiếc Flanker vẫn chưa đụng độ với máy bay phương Tây lần nào nhưng đã từng thực hiện vụ chiến đấu không đối không khi Ethiopia đối đầu với Eritrea trong cuộc chiến biến giới: hạ 4 chiếc MiG-29 mà không bị hư hại. Su-27 cũng được sử dụng trong các nhiệm vụ không đối đất. 
Lịch sử phát triển của chiếc Su-35 có một chút phức tạp. Phiên bản cải tiến của chiếc Su-27 với cánh vịt (thêm những cánh nhỏ ở phía thân trên máy bay) có thể coi là sự xuất hiện lần đầu của Su-35 vào năm 1989 nhưng lại không phải là cùng kiểu với chiếc hiện nay. Chỉ có 15 chiếc máy bay được sản xuất. Một phiên bản nâng cấp khác của Su-27 là máy bay 2 chỗ Su-30 được sản xuất với số lượng lớn và xuất khẩu tới khoảng 12 nước. 
Mẫu máy bay không có cánh vịt được gọi là Su-35S và là chiếc tiên tiến nhất trong dòng máy bay này. Nó được phát triển vào năm 2003 bởi Hiệp hội sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur - một nhà thầu phụ của Sukhoi. Mẫu đầu tiên ra mắt năm 2007 và việc sản xuất được bắt đầu vào năm 2009.
Khung máy bay và động cơ
Những chiếc máy bay theo dòng này có khả năng siêu linh hoạt có nghĩa là nó được thiết kế để có khả năng điều khiển mà không thể tìm thấy trong các chi tiết kỹ thuật khí động lực học thông thường. Trong chiếc Su-35, khả năng này có được do động cơ có công nghệ hướng lực đẩy: phần đầu của quạt tăng áp động cơ Saturn AL-41FS có thể độc lập điều hướng trong chuyến bay để giúp máy bay lộn vòng hay bay lệch hướng. Chỉ có chiếc F-22 Raptor máy bay của phương Tây được trang bị kỹ thuật tương đương. 
Điều này cho phép chiếc Su-35 đạt được một góc rất cao trong chiến đấu, chiếc máy bay có thể bay theo một hướng trong khi mũi của nó đang hướng về phía khác. Một góc cao khi tác chiến cho phép máy bay dễ dàng hướng vũ khí của nó vào các mục tiêu đang lẩn trốn và có thể thực hiện các thao tác chặt chẽ. Mỗi thao tác có thể hữu dụng khi tránh tên lửa hay các cuộc không chiến ở khoảng cách gần và khiến các máy bay khác ở lâm vào trạng thái mất năng lượng. 
Máy bay Su-35 của Nga.Máy bay Su-35 của Nga.
Chiếc Su-35 có thể đạt tới tốc độ gấp 2,25 lần tốc độ âm thanh ở độ cao lớn (bằng với chiếc F-22 nhưng nhanh hơn F-35 hay F-16) và có gia tốc rất lớn. Nó có thể tác chiến ở độ cao 18,2km (bằng F-15 và F-22), cao hơn 3km so với chiếc Super Hornet, Rafales và F-35.
Máy bay Su-35 được tăng khả năng chứa nhiên liệu cho phép nó có thể bay 3.540km với bình nhiên liệu thường và 4.506km khi thêm 2 bình năng lượng phụ. Khung titanium của máy bay và động cơ đều có tuổi thọ dài hơn so với những chiếc máy bay tiền nhiệm: 6.000 giờ cho khung máy bay và 4.500 giờ bay (F-22 và F-35 được đánh giá có tuổi thọ khoảng 8.000 giờ).
Khung của chiếc Su-35 không có tính năng tàng hình. Nhưng những thay đổi với vòm và khung máy cùng việc sử dụng các vật liệu hấp thụ sóng radar khiến nó có khả năng trốn radar. Một bài báo từng viết nó có thể hạ thấp tới khoảng cách giữa 1 và 3m, điều này giúp giảm việc bị phát hiện nhưng Su-35 vẫn không phải là máy bay tàng hình.

Vũ khí
Một chiếc Su-35 có từ 12 tới 14 giá treo vũ khí, khiến nó có nhiều vũ khí hơn nếu so với F-15C và F-22 (8 giá treo) hay 4 tên lửa như F-35. Ở khoảng cách xa, Su-35 có thể sử dụng K-77M tên lửa radar dẫn đường (mã định danh của NATO là AA-12 Adder), có tầm bắn lên tới hơn 193km. 
Với khoảng cách ngắn hơn, Su-35 có thể sử dụng R-74 (mã định danh của NATO: AA-11 Archer) - đây là loại tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại có khả năng bắn trực tiếp vào mục tiêu thông qua một thiết bị quan sát quang học được gắn trên mũ bảo hiểm của phi công. Phi công có thể bắn kẻ thù ở tọa độ lệch 60 độ so với tâm máy bay. R-74 có tầm bắn hơn 40km và cũng được trang bị công nghệ hướng lực đẩy.
Mô hình tên lửa R-74.Mô hình tên lửa R-74.
Hoàn thiện hệ thống tên lửa không đối không của Su-35 là tên lửa tầm trung R-27 và tên lửa tầm xa R-37 (còn được gọi là AA-13 Arrow sử dụng để chống lại các hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không, máy bay tác chiến điện tử và máy bay vận tải chiến lược). Cuối cùng, Su-35 được trang bị pháo 30 milimet với 150 viên đạn để tấn công mặt đất hay không chiến cự ly gần. 
Su-35 có thể chở tới 8 tấn đạn dược không đối đất. Trong lịch sử, so với phương Tây Nga hạn chế sử dụng tên lửa dẫn đường chính xác. Tuy nhiên, Su-35 có khả năng sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau tùy theo nhu cầu của học thuyết chiến tranh cũng như sự đáp ứng của kho vũ khí.

Cảm biến và kỹ thuật điện tử hàng không
Cải tiến lớn nhất của chiếc Su-35 so với những "nhà tiền nhiệm" là phần cứng. Nó được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ L175M với mục đích làm nhiễu sóng radar và làm lệch hướng các tên lửa của kẻ địch. Nó có khả năng lớn trong việc làm suy giảm những nỗ lực để nhắm bắn và hạ mục tiêu của đối thủ. 
Một mẫu radar IRBIS-E.Một mẫu radar IRBIS-E.
Su-35 có hệ thống radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA) IRBIS-E được hy vọng sẽ hữu dụng khi chiến đấu với các máy bay tàng hình. Hệ thống này có thể theo dõi 30 mục tiêu trên không với mặt cắt từ 3m tới 402km và những mục tiêu nhỏ hơn 0,1m ở vị trí cách 80km. Nhưng hệ thống radar này dễ bị phát hiện và làm nhiễu hơn radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) được trang bị cho các máy bay phương Tây. IRBIS cũng có chế độ không đối đất được thiết kế cho 4 mục tiêu cùng lúc để sử dụng tên lửa dẫn đường chính xác.
Su-35 trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) OLS-35, với khoảng cách dò tìm tối đa là 90km là mối đe dọa cho các máy bay tàng hình. Những hệ thống khác rất thiết thực như màn hình đa chức năng cho phi công và máy tính điều khiển điện tử cũng có những bước cải tiến lớn. 
Các máy bay thực hiện chiến dịch và khách hàng tương lai
Hiện tại, không lực Nga chỉ có 48 chiếc Su-35. 50 chiếc được đặt hàng vào tháng 1.2016, nhưng sẽ chỉ được sản xuất với số lượng 10 chiếc/năm. 4 chiếc Su-35 được Nga triển khai tại Syria vào tháng 1.2018 sau khi một chiếc Su-24 bị máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi. Được trang bị tên lửa không đối không, những chiếc Su-35 đưa ra lời cảnh báo người Nga có thể gây nên những đe dọa trên bầu trời nếu bị tấn công. 
Trung Quốc đã đặt hàng 24 chiếc Su-35 với giá 2 tỷ USD nhưng có vẻ họ sẽ không đặt hàng tiếp. Nhiều nguồn tin cho rằng Bắc Kinh đang muốn copy công nghệ hướng lực đẩy của động cơ Su-35 để sử dụng cho thiết kế máy bay riêng của mình. Quân đội Trung Quốc đã sản xuất Shenyang J-11 một phiên bản giống Su-27.
Shenyang J-11B là phiên bản của chiếc Su-27.Shenyang J-11B là phiên bản của chiếc Su-27.
Nỗ lực để bán Su-35 đặc biệt cho Ấn Độ và Brazil có vẻ không thành công. Hiện tại, Indonesia cho thấy muốn mua 8 chiếc vào năm nay. Algeria thông tin sẽ mua 10 chiếc với giá 900 triệu USD. Ai Cập, Venezuela và Việt Nam cũng là những khách hàng tiềm năng của Nga. Giá dự tính của một chiếc Su-35 vào khoảng từ 40 tới 65 triệu USD nhưng các hợp đồng xuất khẩu đặt giá là 80 triệu USD cho mỗi chiếc.
Khả năng chiến đấu chống lại máy bay thế hệ thứ 5
Máy bay Su-35 hơn hay ít nhất là bằng những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của phương Tây. Nhưng câu hỏi lớn đang được đặt ra là liệu nó có thể chống lại những chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 như F-22 hay F-35.
Sự linh hoạt của máy bay Su-35 khiến nó trở thành một chiếc máy bay chiến đấu bất bại. Nhưng chiếc máy bay tương lai sử dụng những loại tên lửa mới nhất như (R-77, Meteor, AIM-120) có thể chiến đấu với những mục tiêu ở rất xa trong khi những cuộc chiến ở khoảng cách gần nó có thể sử dụng những loại tên lửa như AIM-9X và R-74 không cần nhắm tới mục tiêu là máy bay. Tiếp theo, tốc độ của chiếc Su-35 sánh ngang với tên lửa cùng mức độ chịu tải lớn làm cho nó có khả năng chiến đấu ngoài tầm quan sát của đối thủ. Sự linh hoạt và khả năng tác chiến điện tử có thể giúp nó tránh được tên lửa của kẻ thù.
Vấn đề được đặt ra là người ta chưa biết hiệu quả của kỹ thuật tàng hình nếu so với kỹ thuật cao. Một chiếc F-35 tàng hình khi ở tầm gần với Su-35 sẽ là một vấn đề lớn nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chiếc Su-35 có tính linh hoạt cao hơn, nhanh hơn phát hiện ra và tiếp cận chiếc F-35 trước?
Máy bay F-22 Raptor.Máy bay F-22 Raptor.
Không lực Mỹ có thể sử dụng máy bay tàng hình để phóng tên lửa vào các mục tiêu cách khoảng 160km mà đối thủ không có cơ hội đáp trả cho tới khi họ tới gần - thời điểm các hệ thống quang học và hồng ngoại có tác dụng. Các máy bay Nga có thể sử dụng radar mặt đất với giải tần thấp hay cảm biến IRST và radar PESA trên máy bay để phát hiện máy bay tàng hình. Nhưng trước đây hai hệ thống này hoạt động không chính xác và hầu như không thể sử dụng để xác định chính xác mục tiêu.
Cả hai bên Nga và phương Tây đều có những bước thúc đẩy lớn về kinh tế và chính trị để chứng minh những tuyên bố của mình. Trong khi cần thiết để khảo sát các chi tiết về kỹ thuật thì những câu hỏi được đặt ra có thể chỉ được giải quyết khi thử nghiệm trên chiến trường. Hơn nữa, các yếu tố khác như tên lửa, hỗ trợ, việc đào tạo, huấn luyện phi công và con số đóng vai trò lớn trong kết quả của những cuộc không chiến.
Chiếc Su-35 có thể là máy bay chiến đấu tốt nhất và có khả năng mang theo nhiều vũ khí nhất được chế tạo, nhưng người ta còn chưa biết liệu nó có đủ khả năng chiến đấu trong kỷ nguyên của kỹ thuật máy bay tàng hình hay không?
Tiệp Nguyễn
https://viettimes.vn/vi-sao-su35-nga-khien-my-lanh-gay-164100.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lá chắn Mỹ "bó tay" trước tên lửa Triều Tiên?

Tin chắc Nga sa lầy Syria, Mỹ nuốt giận nhìn Mátxcơva khải hoàn chiến thắng

Kích Ukraine "tất tay" với Nga, Mỹ thúc đẩy cấp tên lửa Javenlin