Bắt đầu cuộc đua phát triển tàu chiến không người lái


VietTimes -- Là vũ khí tác chiến kiểu mới, tàu không người lái có rất nhiều ưu thế như có thể giảm thương vong, hoạt động bí mật, có thể thâm nhập khu vực nguy hiểm, có lợi cho bảo vệ quyền lợi biển, chẳng hạn tàu Protector, tàu Seagull của Israel.

Tàu không người lái của Công ty Textron, Mỹ. Ảnh: Kongjun.Tàu không người lái của Công ty Textron, Mỹ. Ảnh: Kongjun.

Tân Hoa xã mới đây cho hay gần đây, hải quân Mỹ và doanh nghiệp công nghiệp quân sự đã đạt được thỏa thuận nghiên cứu phát triển tàu không người lái trang bị hệ thống vũ khí chống hạm. Điều này đã tiếp tục nâng cao vai trò của tàu không người lái trong chiến tranh trên biển.
Trong tương lai, ảnh hưởng của tàu không người lái đối với chiến tranh trên biển có thể sẽ không thua kém gì vai trò của máy bay không người lái trong không chiến.
Trang mạng Học viện hải quân Mỹ vừa cho biết Bộ tư lệnh Hệ thống biển (NAVSEA) của hải quân Mỹ và Công ty Textron, ông trùm công nghiệp Mỹ đã đạt được thỏa thuận lắp thêm hệ thống vũ khí chống hạm cho tàu chiến mặt nước không người lái, tăng cường khả năng tác chiến trên biển. Trước đó, loại tàu chiến này chủ yếu dùng để trinh sát và quét thủy lôi.
Trong thông báo, Công ty Textron cho biết hệ thống vũ khí chống hạm dự định trang bị cho tàu không người lái gồm có nhiều loại tên lửa, thiết bị chỉ thị mục tiêu, bộ cảm biến và trạm điều khiển vũ khí. Nhưng thông báo hoàn toàn không nói rõ loại vũ khí.
Là vũ khí tác chiến kiểu mới, tàu không người lái có rất nhiều ưu thế mà tàu chiến truyền thống không thể so sánh. Trong đó, ưu thế lớn nhất chính là không cần người điều khiển, không phải trả lương và trợ cấp cho binh sĩ, đặc biệt là có thể giảm thương vong.
Ngoài ra, tàu không người lái nhỏ gọn, linh hoạt, tính tàng hình tốt, khả năng sống sót trên chiến trường mạnh. Tàu không người lái thường dài vài chục mét, lượng giãn nước vài chục tấn, tốc độ có thể đạt 50 - 60 hải lý/giờ.
Tàu không người lái Protector của Israel. Ảnh: Qianlong.Tàu không người lái Protector của Israel. Ảnh: Qianlong.

Cộng với tàu không người lái thường sử dụng vật liệu composite và thiết kế tàng hình, khả năng hoạt động bí mật rất mạnh. Khi tác chiến trên biển, xác suất bị tấn công và phá hoại rất thấp, có thể an toàn rút lui sau khi hoàn thành nhiều nhiệm vụ như trinh sát, tập kích.
Điều đáng nói là tàu không người lái dùng cho nhiệm vụ tuần tra không chỉ chi phí thấp, mà còn có thể thâm nhập vào khu vực nguy hiểm, hơn nữa không tồn tại vấn đề binh sĩ mệt mỏi khi phải tuần tra trong thời gian dài và phạm vi lớn.
Trong tương lai, tàu không người lái sẽ phát huy vai trò lớn hơn trên các phương diện như bảo vệ quyền lợi biển, xử lý các vấn đề nóng trên biển. Chuyên gia phân tích cho rằng quân Mỹ có thể sẽ triển khai tàu không người lái ở những vùng biển có rủi ro tương đối cao như vịnh Péc-xích, thay thế cho tàu tuần tra lớp Cyclone, thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tuần tra.
Cùng với việc nghiên cứu phát triển rất nhiều và ứng dụng rộng rãi máy bay không người lái, vũ khí thông minh không người điều khiển ngày càng được các nước trên thế giới coi trọng. Đến nay, các cường quốc quân sự thế giới lại tập trung đầu tư cho tàu chiến không người lái, công nghệ loại tàu này phát triển rất mạnh.
Ngoài Mỹ, rất nhiều quốc gia như Israel, Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển từ lâu cũng đã triển khai nghiên cứu chế tạo tàu chiến mặt nước không người lái.
Tàu không người lái KATANA của Israel. Ảnh: CRNTTTàu không người lái KATANA của Israel. Ảnh: CRNTT

Trong đó, Israel trước tiên đã khởi động nghiên cứu chế tạo tàu chiến không người lái thông minh, hiện đại. Tàu mặt nước không người lái Protector của họ từng sử dụng rộng rãi ở vùng biển lân cận Lebanon, theo dõi hoạt động của Hezbollah, thăm dò tình hình bố phòng.
Tàu mặt nước không người lái Protector dài 9 m, chở radar dẫn đường trên biển, máy quay toàn cảnh, bộ cảm biến, bộ cảm biến mục tiêu cùng với một trạm vũ khí điều khiển kiểu cố định, có thể bố trí pháo cỡ nòng nhỏ các loại tầm bắn, có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống khủng bố trên biển, cảnh giới, bảo vệ an ninh hàng hải và an toàn cảng biển.
Năm 2016, Israel còn đưa ra tàu mặt nước không người lái đầu tiên trên thế giới có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến săn ngầm, đó là tàu Seagull.
Cuối năm 2017, tàu không người lái Thiên Hành 1 do Đại học công trình Cáp Nhĩ Tân và Công ty tàu thủy Hải Tư Tỉ, Thiên Tân, Trung Quốc nghiên cứu chế tạo đã xuất hiện tại hội chợ kinh tế biển Trung Quốc tổ chức ở Trạm Giang, Quảng Đông.
Tàu này sử dụng động cơ hỗn hợp dầu và điện, dài 12,2 m, lượng giãn nước đầy 7,5 tấn, tốc độ tối đa trên 92,6 km/giờ (50 hải lý/giờ). Chuyên gia Trung Quốc tự tin cho rằng điều này cho thấy Trung Quốc đang "dẫn trước thế giới" trên phương diện nghiên cứu phát triển tàu không người lái.
Tàu không người lái Seagull của Israel. Ảnh: Sputnik.Tàu không người lái Seagull của Israel. Ảnh: Sputnik.

Phong Vân

https://viettimes.vn/bat-dau-cuoc-dua-phat-trien-tau-chien-khong-nguoi-lai-154385.html




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lá chắn Mỹ "bó tay" trước tên lửa Triều Tiên?

Tin chắc Nga sa lầy Syria, Mỹ nuốt giận nhìn Mátxcơva khải hoàn chiến thắng

Kích Ukraine "tất tay" với Nga, Mỹ thúc đẩy cấp tên lửa Javenlin