Cảnh báo nguy cơ Mỹ, Trung Quốc đại chiến tranh hùng: Những kịch bản đáng sợ (P.2)
VietTimes -- Nếu xảy ra một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc thì ai sẽ là người thắng? 2 kịch bản đều có thể xảy ra với nhiều mất mát cho cả 2 đất nước và phần còn lại của thế giới.
Ai sẽ thắng?
Câu hỏi khó nhất là ai sẽ thắng trong cuộc chiến? Bởi vì câu hỏi này liên quan tới rất nhiều các vấn đề chưa biết như: tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc có hoạt động hiệu quả không? Chiến tranh mạng của Mỹ với Trung Quốc sẽ có mức độ phá hủy thế nào? Liệu F-22 có thắng được chiến đấu cơ của Trung Quốc hay các yếu tố khác mà Hải quân Trung Quốc sử dụng có tác dụng không? Cuối cùng, chúng ta chưa biết khi nào cuộc chiến sẽ xảy ra. Vì cả quân đội Mỹ và Trung Quốc tại thời điểm năm 2020 sẽ rất khác so với năm 2014. Dù sao, về mặt tổng quát cuộc chiến sẽ chuyển thành những câu hỏi trong những vấn đề dưới đây:
1. Chiến tranh điện tử
Mức độ thiệt hại mà Mỹ sẽ gây ra cho Trung Quốc lớn tới mức nào về khả năng liên lạc, điện tử và theo dõi? Việc tấn công quân đội Mỹ sẽ dựa vào khả năng liên lạc giữa trinh sát và việc tấn công mục tiêu. Nếu Mỹ có khả năng bẻ gẫy liên lạc họ sẽ có thể bẻ đi nanh vuốt của quân Trung Quốc. Ngược lại, cuộc chiến mạng chống lại Mỹ sẽ ảnh hưởng tới kinh tế nội địa với những nhà hoạch định chính sách của Mỹ.
2. Tên lửa đấu tên lửa phòng không
Hải quân và Không quân Mỹ có khả năng tiêu diệt tên lửa hành trình và đạn đạo của Trung Quốc tốt hay không? Hải quân và Không quân Trung Quốc cùng lực lượng Nhị pháo có rất nhiều lựa chọn về tên lửa để tấn công vào những lực lượng Mỹ đã triển khai và đang triển khai.
Khả năng sống sót của các lực lượng Mỹ sau những cuộc tấn công dữ dội dựa vào tính hiệu quả của việc phòng thủ trước những tên lửa hành trình và đạn đạo của Trung Quốc cũng như khả năng tiêu diệt những khu vực phóng tên lửa trong và xung quanh Trung Quốc.
Có thông tin Trung Quốc sẽ phát triển các loại vũ khí sát thủ giản, rẻ, hiệu quả với các chiến lược tác chiến đặc biệt để chống lại đối thủ.
3. Các lực lượng liên hợp
Khả năng kết hợp những yếu tố độc lập của quân đội Trung Quốc để thực hiện những chiến dịch quân sự đột phá hay có cường độ mãnh liệt? Không giống như Mỹ, quân đội Trung Quốc có rất ít kinh nghiệm chiến đấy trong 3 thập kỷ vừa qua. Ngược lại, có thể đặt câu hỏi Mỹ sẽ kết hợp Hải quân và Không quân tốt đến đâu trong trận chiến?
4. Chất lượng so với số lượng
Trung Quốc có số lượng rất lớn về một số tài nguyên nội địa, nhân sự, máy bay và tàu ngầm. Kỹ thuật và sự huấn luyện là điểm khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ - Cuộc chiến sẽ quyết định bởi việc Mỹ có thể tồn tại và đáp trả như thế nào trong từng tình huống.
Chiến tranh sẽ kết thúc thế nào?
Cuộc chiến sẽ không kết thúc bởi lá cờ đầu hàng trên tàu chiến. Thay vì đó, nó sẽ kết thúckhi một bên bị đánh bại, đang gặm nhấm nỗi đau và chuẩn bị lại tiếp tục chiến đấu thêm lần nữa. Kịch bản tốt nhất cho chiến thắng của người Mỹ sẽ là một kết quả giống như sự sụp đổ của phát xít Đức vào cuối Thế Chiến I hay sự sụp đổ của chính phủ quân sự Leopoldo Galtieri sau xung đột Falklands. Bị thua bẽ mặt trong cuộc chiến, cùng với sự phá hủy hầu hết các tài nguyên đáng giá của Hải quân và Không quân Trung Quốc cũng như một loạt những mối nguy về kinh tế có thể gây nguy hiểm cho lãnh đạo Trung Quốc. Đây là một viễn cảnh không chắc chắn nhưng Mỹ cũng không nên dùng chiến thắng hòng làm một cuộc cách mạng mới.
Nếu Trung Quốc thắng? Trung Quốc có thể tuyên bố chiến thắng khi bằng cách đẩy Mỹ về chỗ của họ hoặc khi loại bỏ được hệ thống liên minh dựa vào những hành động của Mỹ. Mỹ không thể tiếp tục chiến tranh nếu Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Philippines không có lợi ích khi chiến đấu. Hay khi Trung Quốc có thể gây ra những tổn thất đáng kể với quân đội Mỹ hay với nền kinh tế Mỹ. Tác động của việc thua trận với chính trị nội địa Mỹ rất khó dự đoán.
Mỹ đã thua nhiều cuộc chiến trong quá khứ. Nhưng những trận thua này được dàn xếp đàm phán và không đặc biệt ảnh hưởng tới lợi ích toàn cầu của Mỹ. Không rõ người dân Mỹ sẽ nghĩ ra sao về một trận thua lớn trong tay một đối thủ vẫn đang phát triển và quân sự và kinh tế. Vị tổng thống và chính đảng đưa Mỹ vào cuộc chiến sẽ chịu đựng sự chỉ trích nặng nề ít nhất sau cú sốc đột ngột của trận thua này.
Thách thức lớn nhất về chính trị và ngoại giao mà cả hai nước phải đối mặt là tìm cách cho đối phương "buông tay" trong khi vẫn giữ được danh dự. Sẽ không ai được hưởng lợi nếu vẫn phải duy trì cuộc chiến để chế độ chính trị tồn tại hay vì uy tín quốc gia.
Hòa bình sẽ bắt đầu thế nào?
Viễn cảnh về xung đột Mỹ - Trung tại Châu Á - Thái Bình Dương dựa trên nhận thức cơ bản về việc thay đổi cán cân quyền lực về kinh tế và quân sự. Thế Chiến I không thể thay đổi sự thực là Đức vẫn là một đất nước lớn nhất và mạnh mẽ nhất ở Trung Âu. Cũng vậy, cuộc chiến này sẽ không thay đổi sự phát triển và quyết tâm của Trung Quốc về mặt dài hạn.
Chìa khóa của hòa bình là việc thiết lập lại quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc, Mỹ và phần còn lại của vành đai Thái Bình Dương. Không chú ý tới ảnh hưởng của chiến tranh, nó sẽ phá hủy những mô hình mậu dịch và đầu tư trên khắp thế giới. Nếu một bên có ý định tấn công vào vận chuyển thương mại sẽ có ảnh hưởng nặng nề tới cả các tổ chức và các nước không có phần trong cuộc chiến. Và cả hai chính phủ Mỹ và Trung Quốc sẽ đối mặt với những áp lực lớn để đơn giản hóa việc khôi phục hoàn toàn các quan hệ thương mại ít nhất là trong lĩnh vực mua bán sản phẩm.
Trung Quốc sẽ không khó khăn để tái thiết sau khi thua trận. Ngay cả nếu Mỹ có thành công trong việc hủy diệt Hải quân và Không quân Trung Quốc, người ta có thể hy vọng ngành công nghiệp đóng tàu và hàng không của Trung Quốc có thể khôi phục lại những mất mát trong một thập kỷ, có thể với sự hỗ trợ từ Nga. Thực tế, những mất mát lớn về chiến tranh của Trung Quốc có thể làm cho ngành công nghiệp hàng không và đóng tàu của Nga trở nên phát triển hơn. Hơn nữa, cuộc chiến sẽ "hiện đại hóa" quân đội và không lực Trung Quốc bằng cách phá hủy những di sản cũ của quân đội nước này. Một hạm đội tàu và máy bay mới sẽ thay thế lực lượng cũ.
Việc thua trận với những quân nhân đã được huấn luyện sẽ rất đau đớn nhưng những kinh nghiệm đạt được trên chiến trường sẽ tạo ra những phương pháp huấn luyện mới có hiệu quả cao hơn. Nó sẽ dẫn tới những huấn luyện tốt hơn, thực tế hơn với thế hệ lính, thủy thủ và phi công mới của quân đội Trung Quốc. Dù thắng hay thua thì một thập kỷ sau cuộc chiến, quân đội Trung Quốc sẽ mạnh hơn rất nhiều.
Mỹ sẽ có thời kỳ khó khăn để hồi phục sau cuộc chiến không chỉ bởi tàu chiến và máy bay Mỹ đắt hơn của Trung Quốc. Mỹ sắp dừng việc sản xuất máy bay chiến đấu F-15 và F-16 và đã dừng hẳn sản xuất F-22. Hơn nữa, ngành công nghiệp đóng tàu Mỹ đang sụt giảm và để hồi phục những tổn thất lớn sau chiến tranh sẽ mất thời gian rất dài. Điều này cũng nói lên vấn đề nếu cuộc chiến của Mỹ được trang bị máy bay F-35 vốn có rất nhiều lỗi. Ý định trang bị quy mô lớn chiến đấu cơ F-35 cho quân đội Mỹ trong thập kỷ tới sẽ chỉ cho thấy một tương lai ảm đạm đã được dự đoán trước.
Mỹ sẽ phải đối mặt với câu hỏi liệu có đáng để tham chiến vì kể cả thắng hay thua Mỹ cũng sẽ chịu những tổn thất lớn về quân sự và kinh tế. Ngay cả nếu Mỹ thắng, họ cũng sẽ không giải quyết được vấn đề Trung Quốc. Nhưng một chiến thắng có thể gắn kết hệ thống đồng minh do Mỹ dẫn đầu, sẵn sàng gánh vác cuộc chiến khi Trung Quốc có những động thái tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Mỹ có thể đặt Trung Quốc vào vị trí xâm lược và thiết lập vị thế của mình là trục của cán cân các hành vi trong khu vực. Những hành động của Trung Quốc cũng có thể làm cho các đồng minh khu vực (đặc biệt là Nhật Bản) tăng ngân sách quốc phòng.
Một cuộc chiến có thể thúc đẩy chính phủ Mỹ và xã hội quanh một kế hoạch dài hạn để kiềm chế Trung Quốc. Mỹ có thể đáp trả bằng cách nỗ lực gấp đôi để vượt qua quân đội Trung Quốc. Mặc dù, nó sẽ khiến cho hai bên chạy đua vũ trang và tàn phá cả hai bên.
Cánh cửa cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc đã để ngỏ từ rất lâu. Để ngăn chặn chiến tranh cần rất nhiều kỹ năng và sự nhạy bén của các nhà hoạch định chính sách. Và những yêu cầu về vị thế của ngay cả bên chiến thắng cũng sẽ tiếp tục phải gánh gánh nặng về ngoại giao, quân sự, các nguồn tài nguyên kỹ thuật để tính trước tương lai. Ở thời điểm hiện tại, người ta không thể quên Trung Quốc và Mỹ đang là trái tim của khu vực kinh tế sôi động nhất toàn cầu. Đây là điều cần xây dựng và bảo vệ.
Tiệp Nguyễn
https://viettimes.vn/canh-bao-nguy-co-my-trung-quoc-dai-chien-tranh-hung-nhung-kich-ban-dang-so-p2-152832.html
Nhận xét
Đăng nhận xét