Nuôi mộng “siêu cường”, Trung Quốc quyết xây dựng cụm tác chiến tàu sân bay



VietTimes -- Không có tàu tiếp tế cỡ lớn thì hải quân Trung Quốc cũng chỉ có thể chạy loanh quanh ở biển gần. Tham vọng thống trị các đại dương trên thế giới đã thúc đẩy Trung Quốc quyết tâm xây dựng các cụm chiến đấu tàu sân bay.

Tàu tiếp tế Vi Sơn Hồ số hiệu 887 Type 903 đang tiến hành tiếp tế cho 2 tàu khu trục của Hạm đội Nam Hải, hải quân Trung Quốc. Ảnh: Sina.Tàu tiếp tế Vi Sơn Hồ số hiệu 887 Type 903 đang tiến hành tiếp tế cho 2 tàu khu trục của Hạm đội Nam Hải, hải quân Trung Quốc. Ảnh: Sina.

Trang tin Sina Trung Quốc ngày 8/2 cho rằng rất nhiều người Trung Quốc vui mừng vì tàu sân bay tự chế đầu tiên của Trung Quốc sắp đi vào hoạt động, nhưng việc này không có nghĩa là hải quân Trung Quốc đã lớn mạnh. Dù sao, tàu sân bay không phải là trang bị có thể đơn thương độc mã đi chiến đấu, mà phải thành lập cả một cụm chiến đấu tàu sân bay.
Cụm chiến đấu tàu sân bay bao gồm các "hộ vệ đeo đao" như tàu khu trục Type 052D và Type 055, tàu ngầm hạt  nhân Type 039B - những tàu này Trung Quốc đều có.
Nhưng một loại tàu quan trọng không thể bị coi nhẹ, đó chính là tàu tiếp tế. Không có loại tàu này thì cụm chiến đấu tàu sân bay chỉ có thể chạy loanh quanh ở biển gần, không thể vươn ra đại dương thực sự.
Trước hết, phải nói đến tàu tiếp tế Type 903 Trung Quốc. Tàu này bắt đầu được chế tạo từ năm 2002, hai năm sau chính thức biên chế cho hải quân, sau đó đã tiếp tục chế tạo 4 chiếc cùng loại. Do số lượng tàu tiếp tế Type 903 hoàn toàn không nhiều, cùng với việc Trung Quốc tham gia tuần tra ở vịnh Aden, sự thiếu hụt của loại tàu tiếp tế này tiếp tục bộc lộ.
Trong tình hình thông thường, toàn bộ biên đội tuần tra ở vịnh Aden phải tuần tra trên biển ít nhất nửa năm trở lên mới có thể tiến hành cập cảng tiếp tế, có lúc thậm chí thời gian kéo dài đến 1 năm.
Trong khi đó, vật tư của tàu tiếp tế Type 903 không thể đáp ứng tuần tra thời gian dài của toàn bộ hạm đội. Lượng giãn nước đầy của tàu Type 903 chỉ có 23.000 tấn.
Vì vậy, tàu tiếp tế Type 903 sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tế hậu cần cho hạm đội thông thường, chưa nói đến việc tiếp tế cho cụm chiến đấu tàu sân bay.
Ngày 1/9/2017, tàu tiếp tế Hô Luân Hồ số hiệu 965 Type 901 đã biên chế cho hải quân Trung Quốc tại Quảng Châu, Quảng Đông, có sự tham dự của Tư lệnh hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long, Tư lệnh hải quân Chiến khu miền Nam Vương Hải, Tư lệnh hải quân Chiến khu miền Bắc Trương Văn Đán.... Ảnh: Sina.Ngày 1/9/2017, tàu tiếp tế Hô Luân Hồ số hiệu 965 Type 901 đã biên chế cho hải quân Trung Quốc tại Quảng Châu, Quảng Đông, có sự tham dự của Tư lệnh hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long, Tư lệnh hải quân Chiến khu miền Nam Vương Hải, Tư lệnh hải quân Chiến khu miền Bắc Trương Văn Đán.... Ảnh: Sina.

Đối với vấn đề này, quân đội Trung Quốc quyết định nghiên cứu chế tạo một loại tàu tiếp tế mới, nhưng sau đó mãi không có thông tin liên quan được tiết lộ.
Cho đến cuối năm 2015, những hình ảnh về loại tàu tiếp tế này đã được cộng đồng mạng lan truyền, xác nhận quân đội Trung Quốc không chỉ thiết kế ra một loại tàu tiếp tế mới, mà còn khởi công chế tạo.
Sau đó, cho đến ngày 1/9/2017, tàu tiếp tế tổng hợp mới đầu tiên của hải quân Trung Quốc có tên là Hô Luân Hồ Type 901 chính thức biên chế. Đây chính là "vú em" của biên đội tàu sân bay hải quân Trung Quốc.
Nhìn vào số liệu, khả năng tiếp tế của tàu Hô Luân Hồ đã tăng gấp đôi so với tàu tiếp tế Type 903, lượng giãn nước lớn nhất có thể lên tới 50.000 tấn, nhiên liệu mang theo có thể ít nhất tiếp tế 3,3 lần cho tàu sân bay Liêu Ninh.
Đồng thời, tốc độ của tàu tiếp tế Type 901 cũng tăng mạnh để theo kịp toàn bộ biên đội tàu sân bay. Tốc độ cao nhất của tàu Type 903 là 19 hải lý/giờ, còn tốc độ tuần tra thấp nhất của tàu Type 901 sẽ không thấp hơn 25 hải lý/giờ.
Để khắc phục hạn chế của phương thức tiếp tế truyền thống, tàu tiếp tế Type 901 đã sử dụng hệ thống tiếp tế trên biển hoàn toàn mới, có thể tiến hành tiếp tế cả hàng khô và hàng ướt theo chiều ngang, đồng thời hệ thống tiếp tế mới đã giảm khả năng bị ảnh hưởng bởi sự lên xuống của sóng biển, có thể điều chỉnh tự động độ căng của đường ống tiếp tế và dây chão, giúp cho quá trình tiếp tế thuận lợi hơn.
Tàu tiếp tế cỡ lớn Hô Luân Hồ số hiệu 965 Type 901 biên chế cho hải quân Trung Quốc ngày 1/9/2017. Ảnh; Guancha.Tàu tiếp tế cỡ lớn Hô Luân Hồ số hiệu 965 Type 901 biên chế cho hải quân Trung Quốc ngày 1/9/2017. Ảnh; Guancha.

Một cụm chiến đấu tàu sân bay nếu chỉ có tàu chiến làm  nhiệm vụ chiến đấu thì rất khó gọi là một cụm chiến đấu đủ tiêu chuẩn. Không có cụm chiến đấu thì không thể nói là hải quân biển xa, không thể trở thành một siêu cường.
Nhìn vào hình ảnh được cộng đồng mạng đăng tải, tàu tiếp tế cỡ lớn Type 901 thứ hai của Trung Quốc đã được tiến hành theo kế hoạch, không lâu nữa cũng sẽ đi vào hoạt động, phục vụ cho cụm chiến đấu tàu sân bay thứ hai. Điều này đã nói lên được triển vọng phát triển của hải quân Trung Quốc trong thời gian tới.


Phong Vân

https://viettimes.vn/nuoi-mong-sieu-cuong-trung-quoc-quyet-xay-dung-cum-tac-chien-tau-san-bay-163632.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lá chắn Mỹ "bó tay" trước tên lửa Triều Tiên?

Tin chắc Nga sa lầy Syria, Mỹ nuốt giận nhìn Mátxcơva khải hoàn chiến thắng

Kích Ukraine "tất tay" với Nga, Mỹ thúc đẩy cấp tên lửa Javenlin