Mỹ đi cờ hớ giúp Nga ''trở nên vĩ đại"


VietTimes -- Nhà nghiên cứu gốc Nga sống tại Boston - ông Dmitry Orlov đã có những nghiên cứu về các hành động của hai chính quyền tổng thống Barack Obama và Donald Trump. Ông đã kết luận các chính sách của Mỹ đang giúp nước Nga "trở nên vĩ đại một lần nữa".

Sau một năm rưỡi lặng lẽ điều tra với nhiều ồn ào từ giới truyền thông về việc ông Trump câu kết với người Nga để gian lận trong cuộc bầu cử với bà Hillary Clinton, cuối cùng ông Robert Mueller đã buộc tội 13 người Nga vì tội đánh cắp thông tin cá nhân và lừa đảo tài chính qua mạng.

Ông Mueller dẫn chứng họ đã mua những thông tin cá nhân bị đánh cắp như số an ninh xã hội, tên, ngày sinh...) trên mạng và dùng chúng để tạo ra các tài khoản PayPal cùng Facebook, sau đó dùng chúng mua quảng cáo trên Facebook để phá hoại niềm tin của xã hội Mỹ vào tiến trình dân chủ.

Không có chứng cứ về bất cứ ai trong chiến dịch tranh cử của ông Trump hay thành viên của chính quyền hiện tại biết điều này. Cũng không có chứng cứ rằng 13 người Nga này có liên quan tới ông Putin hay chính phủ Nga. Và cũng không có chứng cứ những gì 13 người này làm có hiệu quả có thể tính toán được với kết quả của cuộc bầu cử.

Vì thế những chứng cớ chung chung sử dụng để buộc tội sẽ chẳng đi đến đâu. Có một điểm khác biệt giữa việc buộc tội và việc bị kết án: một cá nhân bị kết án là đã được chứng minh có tội, trong khi một người bị buộc tội được bảo vệ bởi nguyên tắc suy đoán vô tội cho tới khi bị kết án.


Ông Robert Mueller cáo buộc 13 người Nga phá hoại niềm tin của xã hội Mỹ vào tiến trình dân chủ.Ông Robert Mueller cáo buộc 13 người Nga phá hoại niềm tin của xã hội Mỹ vào tiến trình dân chủ.

Để bị kết án trước tòa, một cá nhân phải có mặt trước khi phiên tòa xảy ra bởi họ có quyền được đối mặt với bên nguyên cáo. Một phiên tòa thiếu vắng bị cáo mặc nhiên là một phiên tòa trá hình. 13 người Nga bị buộc tội hiện đang cư trú tại Nga. Theo hiến pháp Nga thì công dân Nga không thể bị dẫn độ để bị xét xử tại một phiên tòa ở nước ngoài. Rõ ràng họ cũng sẽ không đối mặt với những tội mà Mueller cáo buộc ở trên đất Nga. Cuối cùng thì, 13 người này sẽ được bảo vệ mãi mãi dưới nguyên tắc suy đoán vô tội của luật Mỹ dù họ có ở trong nhà tù của Nga và bị kết tội bởi luật Nga.

Cũng có khả năng khi một trong 13 người này đi ra nước ngoài họ sẽ bị bắt và đưa đến Mỹ để tham dự phiên tòa và sẽ bị kết tội rửa tiền, đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tài chính qua mạng. Nhưng cáo buộc phá hoại niềm tin của xã hội Mỹ vào tiến trình dân chủ rất khó để chứng minh vì không tìm được nhiều niềm tin của dân Mỹ ở thời điểm hiện tại. Cáo buộc này cũng giống như kết tội một người ăn cắp một căn nhà công cộng chỉ vì sử dụng nó. Trong trường hợp này, căn nhà được gắn chữ "Không dành cho người Nga!" nhưng 13 người này đã bỏ qua nó và vẫn sử dụng nó như thường.


Chính quyền ông Obama đã can thiệp vào Syria với lý do chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.Chính quyền ông Obama đã can thiệp vào Syria với lý do chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.


Lý do căn nhà "Không dành cho người Nga!" bởi Nga được xem là kẻ thù. Không có một lý do nào thuyết phục để coi Nga là kẻ thù. Và có ý tưởng như vậy là dại dột và nguy hiểm nhưng đó là một lý do phụ. Tô vẽ Nga thành kẻ thù phục vụ một lý do tâm lý nhiều hơn là lý trí: người Mỹ cần một thực thể để họ có thể đặt vào đó những sai lầm đã mắc phải. Bởi vậy, Nga luôn bị Mỹ và phương Tây cáo buộc là một chế độ độc tài bị cai trị bởi ông Putin. Mỹ can thiệp vào các cuộc bầu cử trên khắp thế giới bao gồm cả Nga. Bởi vậy, người Nga bị cáo buộc can thiệp vào bầu cử Mỹ. Trong khi Mỹ là nước hay gây hấn nhất với việc ném bom một tá các nước trên thế giới. Vì thế, Nga bị cáo buộc là một đất nước "cường đạo"...

Nếu Nga thật sự là kẻ thù của Mỹ, người Mỹ sẽ muốn làm cho nước này yếu đi thay vì mạnh hơn. Làm kẻ thù mạnh lên có vẻ là một chiến lược sai lầm. Nhưng điều thực sự xảy ra là: cả hai chính quyền gần đây nhất của Mỹ là chính quyền của ông Obama và ông Trump đều gắn với việc giúp đỡ và tạo thế để Nga trở nên vĩ đại. Giúp đỡ và tiếp tay cho kẻ thù là việc xấu nhưng có vẻ hai chính quyền đã làm việc này một cách vô ý thức. Vì vậy nếu ông Mueller thật sự có trong tim một nền dân chủ khỏe mạnh và đẹp đẽ của Mỹ, ông sẽ phải buộc tội cả chính quyền của ông Obama và ông Trump về tội ủng hộ và tiếp tay cho kẻ thù qua những quyết định cẩu thả. Dưới đây là những điều ông có thể buộc tội:

1. Chính quyền Obama đã cố tình cáo buộc sai về việc chính phủ Syria sử dụng những vũ khí hóa học trong một vụ tấn công gần Damascus ngày 21.8.2013 để tìm lý do tấn công và xâm lược Syria. Thực tế, các vũ khí hóa học trong vụ tấn công này không được sử dụng bởi những lực lượng do chính phủ Syria kiểm soát. Chính phủ Syria không có ích lợi gì trong việc sử dụng vũ khí hóa học cũng như giữ kho vũ khí hóa học của họ. Điều này khiến Nga đã mở một cuộc đàm phán quốc tế mà qua đó Syria giao nộp toàn bộ kho vũ khí hóa học của họ, sau đó chúng đã bị phá hủy. Và các thanh tra quốc tế đã chứng nhận Syria không còn vũ khí hóa học nữa.

Sự việc này đã cho thấy Nga là một đối tác đáng tin cậy, có thể giải quyết hòa bình các khủng hoảng thông qua đàm phán, nâng cao tầm vóc của họ trên thế giới. Còn trong mọi lĩnh vực, Mỹ bị biến thành một nước "cường đạo" bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường cùng việc sử dụng quân đội trái phép tại Syria. Theo bước chân của chính quyền tổng thống Obama, chính quyền của tổng thống Trump cũng sử dụng cáo buộc về vũ khí hóa học không được kiểm chứng ở Syria để tấn công căn cứ không quân của nước này bằng những quả tên lửa Tomahawk.


Chính quyền tổng thống Trump tiếp bước ông Obama với những chính sách sai lầm tại Syria và Ukraine.Chính quyền tổng thống Trump tiếp bước ông Obama với những chính sách sai lầm tại Syria và Ukraine.


2. Vào tháng 2.2014, Mỹ và phương Tây đã đạo diễn và thực hiện một cuộc đảo chính đẫm máu tại Kiev. Thực hiện một vụ thảm sát bằng lính đánh thuê nước ngoài sau đó buộc tội chính phủ hợp hiến của Ukraine đã tiến hành nó. Mỹ đã lật đổ chính phủ Ukraine và thay thế nó bằng một chế độ bù nhìn được kiểm soát bởi CIA và Bộ Ngoại giao Mỹ. Bản chất của chế độ này - bao gồm các đầu sỏ chính trị (Oligarchy) và các đồng minh tội ác cùng các nhóm tân phát xít... thậm chí cả một số nhân vật bị coi là tội phạm trong Thế chiến II lên làm anh hùng quốc gia, thông tin này bị Washington giữ bí mật với công chúng Mỹ.

Nhưng bởi vì Nga và Ukraine không có sự khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc. Hai nước là một thực thể qua suốt chiều dài lịch sử của họ. Hầu hết những người Nga đều hiểu điều gì đã xảy ra. Sự hỗn loạn của cuộc nổi dậy đã khiến chính phủ Nga công khai tổ chức cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea (vốn đã sáp nhập vào Ukraine trong một thời gian ngắn nhưng là một phần của nước Nga từ năm 1783) và sáp nhập lại vùng này thành lãnh thổ của nước Nga.

Điều này cũng tạo ra những nhóm nổi dậy vũ trang tại đông Ukraine và hình thành nên 2 nước cộng hòa tự xưng tại đây, khiến cho Ukraine biến thành một nước không có quyền kiểm soát lãnh thổ của chính mình. Tất cả những sự việc này làm dấy lên phong trào yêu nước giữa những người Nga. Họ cảm thấy cần đòi lại những gì họ coi là thuộc về họ một cách chính đáng và cảm thấy đe dọa khi Ukraine một lần nữa bị rơi vào tay phát xít. Chính quyền của ông Trump tiếp tục chính sách của Obama "Làm cho nước Nga vĩ đại một lần nữa" bằng cách cố vấn và cung cấp cho quân đội Ukraine vũ khí sát thương.


Nga hiện đã sáp nhập Crimea và tạo nên các vùng xung đột đóng băng ở Ukraine.Nga hiện đã sáp nhập Crimea và tạo nên các vùng xung đột đóng băng ở Ukraine.


3. Mặc dù việc sáp nhập Crimea dựa vào chiến thắng đã số trong cuộc trưng cầu dân ý và có sự ủng hộ to lớn của dân chúng và dựa trên quyền tự quyết hợp pháp của Crimea (không giống như NATO sáp nhập Kosovo), chính quyền của ông Obama coi đây là sự việc thích hợp để gia tăng các lệnh trừng phạt kinh tế với Nga. Những lệnh trừng phạt này cùng với việc Nga chống lại các hình phạt về xuất khẩu thực phẩm của EU đã cung cấp cho Nga một động lực để thay đổi mô hình xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt và nhập khẩu mọi thứ như trước đây để theo đuổi một chiến lược nhập khẩu khác.

Điều này vô tình lại khiến Nga có thể tự chủ trong nhiều lĩnh vực như kỹ thuật thăm dò và sản xuất dầu mỏ, khí đốt, nông nghiệp... Mặc dù, Nga đối mặt với một thời kỳ khó khăn về kinh tế do việc xuất khẩu năng lượng giảm, nền kinh tế Nga vẫn đứng vững. Sự yêu mến với các lãnh đạo trong nước vẫn không mất đi do hầu hết người Nga đều hiểu họ đang đấu tranh cho điều gì. Việc này tạo ra một hàng rào chắn những tin tức xấu từ Ukraine. Người Nga hiểu ai là kẻ thù của họ và điều gì sẽ xảy ra với họ nếu họ phơi bày sự yếu đuối của mình.


Mỹ tài trợ vũ khí sát thương cho chính phủ Ukraine.Mỹ tài trợ vũ khí sát thương cho chính phủ Ukraine.


4. Mặc dù chính quyền tổng thống Trump theo đuổi các bước đi của chính quyền ông Obama, nhưng việc gia tăng những lệnh trừng phạt gần đây của Mỹ chỉ được loan báo chứ không thực hiện và việc gia tăng trừng phạt cần có sự bỏ phiếu của Nghị viện. Đây là một hành động thông minh. Ông Trump đã hợp nhất danh sách của Kremlin và danh sách những cá nhân Nga giàu có (theo Forbes) thành một.

Nếu các lệnh trừng phạt được áp dụng thay vì chỉ đe dọa, những sự việc xảy ra với các cá nhân trong danh sách này sẽ có ảnh hưởng to lớn. Kế hoạch này có thể tiến triển thành 2 bước. Đầu tiên, có những sự khác biệt giữa định hướng của các thành viên trong chính quyền Kremlin: một vài người hướng về Mỹ hơn các người khác. Và danh sách của tổng thống Trump có thể là dại dột với mong muốn xoa dịu người Mỹ. Trước đây, Mỹ có vài người ủng hộ tại Kremlin nhưng giờ họ không còn ai. Thứ hai, Nga từng có vấn đề với những cá nhân giàu có khi họ chuyển tài sản ra nước ngoài như tới Thụy Sĩ hay các thiên đường về thuế khác và hầu hết là tới Mỹ - thủ phủ rửa tiền của thế giới. Nhưng hiện tại, chính quyền tổng thống Trump đe dọa sung công tài sản của họ. Cùng lúc, chính phủ Nga đã gia tăng thời hạn miễn thuế cho ai muốn quay lại đầu tiên trong nước. Kết quả là sẽ có một nguồn tiền lớn lại đổ về nền kinh tế Nga giúp nước này có bước phát triển lớn.

Khi ghép tất cả các vấn đề vào với nhau, cáo buộc hai chính quyền gần đầy nhất của Mỹ đang làm cho "Nga trở nên vĩ đại một lần nữa" bằng cách hỗ trợ, tạo điều kiện một cách vô ý qua những quyết định hớ hênh trở nên thuyết phục. Tất nhiên sẽ không có cơ hội cho bất cứ ai định tội chính quyền vì vấn đề đó. Nhưng với mỗi chính sách của Mỹ hay những tuyên bố chống lại Nga người Mỹ cần đặt câu hỏi: "Liệu điều này có giúp Nga trở nên vĩ đại một lần nữa?"

Tiệp Nguyễn

https://viettimes.vn/my-di-co-ho-giup-nga-tro-nen-vi-dai-165093.html




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nga "che ô" tên lửa cho Mátxcơva thế nào (video)

“Hổ Syria” tung đòn đè bẹp IS, đoạt thêm 2 cứ địa bờ đông Euphrates

Nga khiến Mỹ-NATO choáng, thay đổi ván cờ quyền lực thế giới