10 “chiến pháp” giúp Nga nghiền nát kẻ địch trong chiến tranh


VietTimes -- Từ nhiều thế kỷ qua, phương thức tiến hành chiến tranh của Nga đều dựa vào số lượng. Cho dù kẻ địch có là Napoleon, Hitler hay NATO thì đều bị Nga đè bẹp bằng sức mạnh khủng khiếp của số đông binh lính, xe tăng, pháo binh và vũ khí hạt nhân.

Siêu tăng Armata của Nga được xem là cách mạng về công nghệ Siêu tăng Armata của Nga được xem là cách mạng về công nghệ[/caption]

Theo National Interest, những ngày đó đã kết thúc. Phương thức tiến hành chiến tranh hiện đại của Nga dựa nhiều vào mưu kế và công nghệ. Nó cũng gần hơn với phương thức tiến hành chiến tranh của phương Tây, từng được người Đức và hiện nay là người Mỹ sử dụng.

Theo một nghiên cứu mới được Viện nghiên cứu RAND của Mỹ công bố, “Mặc dù chịu ảnh hưởng rõ rệt của thời Xô viết, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga đã phát triển đáng kể để thích nghi với thực tế mới mà các nhà lãnh đạo quốc phòng Nga đang phải đối mặt. Nga không còn giữ được lợi thế nhân lực to lớn so với những kẻ thù tiềm tàng, cũng như không thể trì hoãn địch bằng cách trao đổi không gian kéo dài thời gian do tốc độ, tầm bắn và sức mạnh của các loại vũ khí đạn dược hiện đại điều khiển từ xa bằng ăng ten".

Nghiên cứu nhận định “Đối mặt với một tương lai mà ở đó những thế mạnh truyền thống của Nga không còn hoặc tỏ ra ít hữu dụng, các lãnh đạo quân đội Nga đã thích ứng bằng cách nghĩ ra những phương pháp bảo vệ đất nước hữu hiệu hơn, và nếu cần thiết sẽ cho phép thực hiện các cuộc tấn công có giới hạn xung quanh lãnh thổ của Nga".

Do những phân tích về chiến lược và mục đích của Nga thường thay đổi theo hệ tư tưởng của người phân tích, nghiên cứu của RAND bắt đầu với một giả định rõ ràng: "Các lực lượng của Nga chủ yếu được bố trí ở thế phòng thủ để bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là các trung tâm dân cư và công nghiệp chủ chốt. Không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đang tìm cách gây ra một cuộc xung đột quy mô lớn với một đối thủ mạnh gần hoặc ngang bằng mình, và quả thực các nhà lãnh đạo Nga dường như cũng hiểu rõ những bất lợi mà nước Nga phải đối mặt trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột lâu dài với một đối thủ như NATO".

Từ giả định này, các tác giả của nghiên cứu đã liệt kê ra 10 đặc điểm quan trọng trong phương thức tiến hành chiến tranh hiện đại của Nga:

"Quân đội Nga được triển khai ở thế phòng thủ để bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là các trung tâm dân cư và công nghiệp quan trọng, sử dụng hệ thống phòng không tích hợp nhiều tầng, một số lượng có hạn các bức tường phòng thủ và các vùng đệm để tranh thủ thêm thời gian và không gian nhằm đối phó với các cuộc tấn công hay xâm lược tiềm tàng".

Các vùng đệm và lực lượng biên phòng sẽ tận dụng được lợi thế của cách thức tranh thủ thêm thời gian và không gian truyền thống của Nga, việc này sẽ giúp Nga có thì giờ để huy động lực lượng. Các loại vũ khí hạt nhân cũng sẽ được bổ sung như một sự đảm bảo cho tính toàn vẹn lãnh thổ của Nga.


- “Nga muốn bảo vệ lãnh thổ và tránh giao chiến với một đối thủ mạnh gần hoặc ngang bằng mình nhờ vào việc sử dụng các hệ thống phòng thủ và các loại vũ khí tấn công có tầm bắn mở rộng. Những tầm bắn mở rộng này cũng sẽ đem đến lợi thế tác chiến cho các lực lượng Nga tiến hành các chiến dịch tấn công gần biên giới nước này”.

Nga đặt ra mục tiêu đập tan bất cứ mối đe dọa nào ở biên giới mà có thể tấn công các vùng trung tâm của Nga, như các tàu sân bay, tàu chiến có khả năng tấn công các mục tiêu đất liền hoặc được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa, các căn cứ nước ngoài và một số loại máy bay. Nga đã chế tạo nhiều loại tên lửa phóng từ đất liền, biển và không trung để thực hiện mục tiêu này. Trong khi Nga sẽ sử dụng chiến lược phối hợp giữa các lực lượng không quân, hải quân, lục quân và bán chính quy, "các chiến lược gia người Nga cho rằng không quân vũ trụ sẽ là lĩnh vực tác chiến chính của chiến tranh hiện đại".
 10 “chiến pháp” giúp Nga nghiền nát kẻ địch trong chiến tranh - ảnh 1 Tàu chiến Nga phóng tên lửa Kalibr tiêu diệt IS ở Syria (ảnh: RIA)[/caption]

- "Do Nga thường bộc lộ những điểm yếu trong một cuộc chiến kéo dài với đối thủ mạnh ngang hoặc gần bằng mình, Nga sẽ cố gắng sử dụng các chiến lược hành động gián tiếp cùng với đòn đáp trả bất đối xứng trên nhiều lĩnh vực để giảm nhẹ sự mất cân bằng đã nhận thấy".


"Biện pháp bảo vệ cuối cùng cho việc kiểm soát leo thang của Nga là kho vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược; Nga có thể đe dọa sẽ sử dụng hoặc sử dụng các loại vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công thông thường có thể làm suy yếu quyền kiểm soát đất nước của chế độ hoặc đe dọa tới khả năng răn đe hạt nhân  của Nga".

Mặc dù Nga đã đầu tư rất nhiều vào quá trình hiện đại hóa các khả năng chiến đấu thông thường, “Nga có thể sẽ xem xét tiến hành các đòn đáp trả hạt nhân đối với các vụ tấn công phi hạt nhân mà Nga cho là một mối đe dọa nghiêm trọng tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; sự tồn tại của chính quyền; và tính khả thi của khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga”, nghiên cứu kết luận. Một cuộc tấn công vào Kaliningrad, vùng đất tách rời của Nga nằm trong lãnh thổ Đức đã được sát nhập vào Nga sau Thế chiến II, bị xem là một mối đe dọa hiện hữu đối với Nga.

 10 “chiến pháp” giúp Nga nghiền nát kẻ địch trong chiến tranh - ảnh 2 Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Yuri Dolgoruky của Nga (ảnh:Sputnik)[/caption]

"Một số chiến dịch của Nga và Liên Xô đã tiến hành các cuộc tập kích phối hợp bất ngờ nhằm cố gắng đạt được các mục tiêu chiến dịch trong một khoảng thời gian rất ngắn; chiến thuật này có thể vẫn được áp dụng, đặc biệt là với các chiến dịch được lên kế hoạch từ trước".

Nga cũng sẽ sử dụng chiến thuật nghi binh để ngụy trang việc chuẩn bị cho các chiến dịch.

 - "Những cải cách gần đây đã gia tăng đáng kể tỷ lệ các đơn vị mặt đất thuộc Lực lượng Vũ trang Nga có trạng thái sẵn sàng cao độ hơn khi gặp phải các tình huống khẩn cấp, trong khi đã tiến hành cắt giảm tổng số đơn vị. Các đơn vị có thể triển khai quân bằng hệ thống đường sắt để nhanh chóng thiết lập sức mạnh chiến đấu trên bộ nhằm đối phó với một cuộc khủng hoảng".

- "Cách tiếp cận chiến tranh truyền thống và phi truyền thống có thể sẽ được phối hợp trong nhiều cuộc xung đột tiềm ẩn trong tương lai; các lực lượng đặc nhiệm, bán quân sự, và người dân yêu nước có thể cung cấp thông tin xác định mục tiêu, nhận thức tình hình, và thể hiện khả năng quấy rối khắp không gian chiến trường".

"Ở các cấp chiến dịch và chiến thuật, Nga có thể sẽ tập trung vào việc phá vỡ, làm suy yếu, hoặc phá hủy năng lực chỉ huy, điều khiển và tăng cường sức mạnh của kẻ địch bằng cách sử dụng tên lửa động học, chiến tranh mạng/điện tử và hành động trực tiếp bằng các lực lượng cơ động".

"Nga sở hữu năng lực tấn công chính xác thông thường tầm xa có thể sử dụng để chống lại các mục tiêu tác chiến và chiến lược quan trọng, đặc biệt là ở các địa điểm cố định, biết trước."

 10 “chiến pháp” giúp Nga nghiền nát kẻ địch trong chiến tranh - ảnh 3 Tornado-S khai hỏa dữ dội[/caption]


- “Trên mặt đất, các chiến thuật của Nga có thể cho thấy sự chú trọng vào tấn công hỏa lực gián tiếp ồ ạt (đặc biệt là hỏa lực tầm xa), trong đó hiệu quả của hỏa lực được tăng cường bởi các loại phương tiện cơ động cao có khả năng tấn công hỏa lực trực tiếp mạnh mẽ". Thay vì giao chiến với quân địch, quân đội Nga sẽ cố gắng dùng mưu kế để xác định vị trí và giữ chân địch, sau đó sử dụng pháo binh để tấn công tiêu diệt.


Tuy nhiên, nghiên cứu của RAND cũng đặt ra câu hỏi liệu quân đội Nga có thể triển khai hiệu quả cách tiếp cận chiến tranh mới này hay không. Trong khi một số lực lượng, như binh chủng nhảy dù, đã thể hiện tốt trong các cuộc xung đột như Syria, thì với "các đơn vị khác được trang bị vũ khí cũ hơn và có tỷ lệ số binh sĩ nhập ngũ trong thời gian 12 tháng cao hơn; hẳn không có gì lạ khi họ phải cố gắng để đạt được kết quả giống thế. Toàn thể quân đội Nga có thể phát triển khả năng đã được thấy trong các cuộc xung đột gần đây đến mức độ nào vẫn là một câu hỏi mở", nghiên cứu khẳng định.

Hồng Nhung

https://viettimes.vn/10-chien-phap-giup-nga-nghien-nat-ke-dich-trong-chien-tranh-151701.html



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nga "che ô" tên lửa cho Mátxcơva thế nào (video)

“Hổ Syria” tung đòn đè bẹp IS, đoạt thêm 2 cứ địa bờ đông Euphrates

Nga khiến Mỹ-NATO choáng, thay đổi ván cờ quyền lực thế giới