NATO ‘dí dao’ vào sườn Nga vì Liên Xô trót tin Mỹ


VietTimes -- Việc Mỹ không giữ lời cam kết năm 1990 đã gây nên rất nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới hiện nay. NATO ngày càng mở rộng sang phía đông không chỉ khiến thế giới luôn "đứng bên miệng hố chiến tranh"...




Quản lý nhà nước là một nghệ thuật phức tạp và cũng rất ít tiêu chuẩn để đánh giá các chính khách. Trung tâm của vấn đề này là: trách nhiệm phải làm cho những chính sách thành công để nâng cao quyền lực và an ninh cho đất nước mà họ lãnh đạo. Nhưng lợi ích ngắn hạn rất khác với lợi ích dài hạn. Qua thời gian, lợi ích ngắn hạn đôi khi trở thành quả độc cho tương lai. Đó chính là cách tổng thống George Herbert Walker Bush làm để kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Từ góc độ địa chính trị, trung tâm của Chiến Tranh Lạnh chính là nước Đức. Để kết thúc xung đột cần phải giải quyết vấn đề nước Đức đang bị chia đôi. Khi đó, Tây Đức đang là thành viên chủ chốt của NATO còn Đông Đức chiếm vai trò tương tự trong khối Vác-sa-va. Tất nhiên, sẽ không có giải pháp nào khả thi nếu những bên chiến thắng trong Thế chiến II là Mỹ và Liên Xô cùng Anh và Pháp không cùng tham gia giải quyết vấn đề.




[caption id="" align="alignnone" width="650"] NATO ‘dí dao’ vào sườn Nga vì Liên Xô trót tin Mỹ - ảnh 1 Ông Mikhail Gorbachev cùng Thủ tướng Đức Helmut Kohl bàn việc tái thống nhất nước Đức.[/caption]


Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã cung cấp nhân tố cần thiết để có thể tạo nên một hiệp nghị khả thi. Giữa những năm 1980, ông Gorbachev đã có những cố gắng để cải cách và cứu Liên Xô, chuyển đổi vành đai vệ tinh của Liên Xô tại Đông Âu từ học thuyết tác chiến chiều sâu chiến lược sang học thuyết trách nhiệm. Khi Gorbachev đưa ra tín hiệu ông không có ý định sử dụng vũ lực để duy trì đế chế Liên Xô giống như những người tiền nhiệm, Liên Xô gần như sẽ tan rã. Và đây chính là đà để nước Đức tái thống nhất.

Cuối năm 1989, vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt sau khi "bức màn sắt" biến mất không phải là sự tái thống nhất nước Đức có diễn ra hay không? Mà là nước Đức sau khi thống nhất sẽ chuyển đổi triệt để nền chính trị của họ thế nào. Là nước có nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, Đức có thể sẽ mạnh hơn nữa nếu sáp nhập với phần phía Đông của họ. Không ai, bao gồm cả Thủ tướng Đức Helmut Kohl nghĩ tới việc để nước Đức mới bấp bênh là một ý tưởng hay. Không thể để một nước Đức nằm ở trung tâm Châu Âu được giải thoát khỏi những kiềm chế mà cuộc Chiến Tranh Lạnh đặt ra.

Với Washington, London và Paris, giải pháp rất rõ ràng: giữ người Đức trong cái ôm ấm áp nhưng rắn chắc. Đảm bảo nước Đức thống nhất là một phần của NATO sẽ giảm rủi ro việc trong tương lai có thể nước Đức sẽ chống lại họ. Thách thức liên minh phương Tây phải đối mặt là thuyết phục Gorbachev thấy đề xuất này là một sự sáng suốt. Đã hai lần trong lịch sử, Đức xâm lược Nga, gây ra những đau đớn và tổn thất không thể tưởng tượng được. Vì thế, Liên Xô sẽ thấy mối đe dọa của một nước Đức thống nhất cùng với liên minh quân sự chống lại Liên Xô không phải là một điều hoang tưởng. Và Liên Xô cần thận trọng.



[caption id="" align="alignnone" width="650"] NATO ‘dí dao’ vào sườn Nga vì Liên Xô trót tin Mỹ - ảnh 2 Ông Gorbachev và Thủ tướng Anh bà Margaret Thatcher.[/caption]


Để viễn cảnh đó trở thành hiện thực, chính quyền của tổng thống Bush đảm bảo với Liên Xô là họ không có gì phải sợ liên minh phương Tây bao gồm nước Đức thống nhất. NATO không còn coi Liên Xô là kẻ thù. Liên minh sẽ chỉ dừng lại tại vùng lãnh thổ được hợp nhất của Đông Đức. Washington sẽ thận trọng và tôn trọng quyền lợi về mặt an ninh của Nga. Ít nhất, đó là những gì Mỹ chính thức tuyên bố.

Những tài liệu mới được giải mật bởi National Security Archive chỉ rõ những cam kết với Nga của Mỹ. Trong những tài liệu này có bản ghi lại cuộc hội thoại giữa ông Gorbachev và Ngoại trưởng James Baker tại Moscow vào ngày 9.2.1990. Cuộc hội thoại bàn về rất nhiều chủ đề nhưng tâm điểm là câu hỏi về nước Đức. Baker nói lịch sử đang giữ cơ hội để sửa chữa những sai lầm đã xảy ra vào Thế chiến II giữa các đồng minh chiến thắng. "Chúng tôi đã chiến đấu cùng các bạn. Cùng nhau chúng ta đã mang lại hòa bình cho châu Âu. Rất tiếc, chúng ta đã quản lý nền hòa bình này quá kém và đã dẫn đến Chiến Tranh Lạnh".

"Tiếp theo, chúng ta đã không thể hợp tác... Hiện tại, những nguyên tắc cơ bản đã thay đổi nhanh chóng tại châu Âu, chúng ta đã có một cơ hội thuận lợi để hợp tác với những lợi ích của việc duy trì hòa bình. Tôi rất muốn ông biết: cả tổng thống và tôi đều không có ý định khai thác đơn phương những lợi ích từ tiến trình đang diễn ra". Ý định của Washington là thân thiện. Gorbachev có thể hoàn toàn tin tưởng chính quyền Bush ủng hộ những sáng kiến cải tổ công khai của ông. "Tóm lại, chúng tôi muốn những hỗ trợ của ông để thành công", Baker nhấn mạnh. "Nếu trong những sự kiện xảy ra ông cảm thấy Mỹ đang làm gì đó mà ông không hoan nghênh. Đừng chần chừ, hãy gọi chúng tôi và nói ngay với chúng tôi điều đó".


[caption id="" align="alignnone" width="650"] NATO ‘dí dao’ vào sườn Nga vì Liên Xô trót tin Mỹ - ảnh 3 Tổng thống Mỹ George G.W Bush và tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Malta.[/caption]


Ông Gorbachev không cần lo lắng về NATO. Liên minh này đã cung cấp "cơ cấu để đảm bảo về sự có mặt của Mỹ tại châu Âu là an toàn". Ông Baker đã ngụ ý sự có mặt của Mỹ sẽ tốt cho tất cả các bên. Giữ lính Mỹ tại châu Âu sẽ ngăn chặn Đức một lần nữa trở thành mối đe dọa và tất cả mọi bên đều được lợi bao gồm cả Liên Xô. "Chúng tôi biết cần đảm bảo không chỉ với Liên Xô mà các nước châu Âu khác rằng Mỹ giữ sự hiện diện tại Đức trong khuôn khổ NATO, và quân đội NATO sẽ không tiến thêm một inch về phía Đông". Lời đề nghị của Mỹ với Liên Xô nhằm kết thúc vấn đề nước Đức bị chia cắt là "đảm bảo việc tái thống nhất nước Đứcsẽ không đưa tổ chức quân sự của NATO mở rộng sang phía Đông".

Ngoại trưởng Mỹ đưa ra giả thiết và hỏi ông Gorbachev: "Khi việc hợp nhất hoàn tất, ông muốn như thế nào? Một nước Đức thống nhất bên ngoài NATO, hoàn toàn tự do không có bóng quân đội Mỹ hay một nước Đức thống nhất có quan hệ với NATO nhưng với cam kết quyền hạn và lực lượng của NATO sẽ không kéo dài qua biên giới hiện tại ở phía Đông?" Gorbachev đã trả lời là ông muốn nói chuyện với người đồng cấp và chỉ lưu ý "rõ ràng sự mở rộng khu vực của NATO là không thể chấp nhận". Ông Baker khẳng định: "Chúng tôi đồng ý với điều đó".

Sau đó, nước Đức được thống nhất. Và cuối năm sau, Liên Xô sụp đổ. Năm 1993, ông Bush thất bại trong việc tranh cử tổng thống nhiệm kỳ sau. Cùng thời điểm này, nhiều nước từng ở trong khối Vác-sa-va đã tham gia NATO. Chính quyền của Bill Clinton đã nhanh chóng đáp ứng những lời thỉnh cầu. Cam kết được đưa ra với Gorbachev đã tan thành mây khói.

Việc mở rộng NATO sang phía đông bắt đầu tiến triển, với những đồng minh tham gia không chỉ là những vệ tinh của Liên Xô cũ mà cả những nước đã từng là thành viên của Liên Xô. Kết quả, những nhà hoạch định chính sách Mỹ đã đáp ứng nguyện vọng của Estonia, Latvia và Litva trong khi không đếm xỉa tới quyền lợi an ninh của Nga và cho rằng các lãnh đạo Kremlin bắt buộc phải thừa nhận điều này.


[caption id="" align="alignnone" width="650"] NATO ‘dí dao’ vào sườn Nga vì Liên Xô trót tin Mỹ - ảnh 4 Ông Putin hiện đã đưa "nỗi sợ Nga" quay lại với Washington.[/caption]


Khi Nga còn yếu thì điều này vẫn tiếp tục xảy ra. Những người kế nhiệm Clinton thậm chí còn có ý tưởng mời Georgia và Ukraine gia nhập NATO. Sự kiện này giống như thời điểm Liên Xô định kết hợp Cuba và Mexico vào khối Vác-sa-va. Một lãnh đạo Kremlin không tin phương Tây và quyết định như vậy là đã tới giới hạn.

Vladimir Putin, một người Nga yêu nước đã quyết định sự mở rộng sang phía Đông của NATO phải chấm dứt. Năm 2008, quân đội của ông đã can thiệp vào Georgia, sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tham gia vào nhiều sự kiện nội bộ của Ukraine. Nga đã nhận được nhiều phản đối từ Washington. Họ kết tội ông Putin đã giày xéo lên các nguyên tắc quốc tế và cần phải kiềm chế cách cư xử như vậy trong thời hậu Chiến Tranh Lạnh.

Nhưng ông Putin không sai khi nhận xét Mỹ thường tự miễn trách nhiệm cho họ khi vi phạm các nguyên tắc quốc tế vào lúc họ cảm thấy những lợi ích quan trọng đang bị đe dọa. Trong 1/4 thế kỷ, Mỹ không phải trả bất cứ giá nào vì đi ngược cam kết với ông Gorbachev. Thực tế, các nước đã từng nằm trong khu vực Liên Xô đạt được lợi ích rất lớn.

NATO trở thành một câu lạc bộ mở cho bất cứ ai trừ Nga. Với công thức của Washington, Châu Âu trở thành "thống nhất và tự do". Nhưng hiện tại, đã tới lúc trả những hóa đơn do chính sách thiếu trách nhiệm của Mỹ mang lại và những nước Châu Âu đang muốn Mỹ làm điều này.



[caption id="" align="alignnone" width="650"] NATO ‘dí dao’ vào sườn Nga vì Liên Xô trót tin Mỹ - ảnh 5 Nga hiện đang là "người chơi" địa chính trị hay nhất khu vực Trung Đông.[/caption]


Ngày nay, NATO gồm 29 thành viên, gần gấp đôi so với thời kỳ Ngoại trưởng Baker hứa với ông Gorbachev là liên minh của họ sẽ không vượt qua 1 inch về phía Đông. Khi phải trả chi phí cho phòng thủ tập thể thì chỉ vài quốc gia đóng góp. Các đồng minh của Mỹ muốn họ phải đỡ những phần nặng nhất. Và Mỹ có nghĩa vụ phải chịu đựng những phiền toái mà không được lợi gì. Một lần nữa, sau 70 năm Thế chiến II, Mỹ phải gửi quân tới để phòng thủ Châu Âu vốn thừa năng lực để tự bảo vệ mình. Không phải là không có nguyên do mà ông Donald Trump đã lên án: "đồng minh của chúng ta coi chúng ta là những người dễ lừa".


Washington hiện nay lại tiếp tục nỗi e sợ Nga. Hiện tại, có thể phải nhắc tới một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới do những xung đột giữa Nga và Mỹ. Nếu thế giới đang ở thời kỳ "bên miệng hố chiến tranh" thì nguyên nhân chính là vì Mỹ cũng đã từng coi Nga là những người dễ lừa.

Trong cuộc gặp với tổng thống Gorbachev, ông Baker đã bày tỏ nuối tiếc về việc những đồng minh thắng trận đã không nắm được cơ hội hòa bình khi kết thúc Thế chiến II. Cũng nên chỉ trích tương tự vì đã không thể có một cơ hội hòa bình khi kết thúc Chiến tranh Lạnh do Mỹ không giữ cam kết với ông Gorbachev vào năm 1990.

Tiệp Nguyễn

https://viettimes.vn/nato-di-dao-vao-suon-nga-vi-lien-xo-trot-tin-my-150870.html





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nga "che ô" tên lửa cho Mátxcơva thế nào (video)

“Hổ Syria” tung đòn đè bẹp IS, đoạt thêm 2 cứ địa bờ đông Euphrates

Nga khiến Mỹ-NATO choáng, thay đổi ván cờ quyền lực thế giới