Tướng Trung Quốc chê Ấn Độ "quá tự kiêu", tham vọng vượt thực lực
VietTimes -- Trung Quốc và Ấn Độ gần đây có nhiều động tác "thiện chí" về ngoại giao, thậm chí chuẩn bị gặp gỡ thảo luận vấn đề biên giới, nhưng Tư lệnh Bộ tư lệnh miền Đông Ấn Độ vừa tuyên bố đáp trả bất cứ mối đe dọa nào...
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Chuyên gia quân sự Trung Quốc, thiếu tướng Bành Quang Khiêm. Ảnh: Chinanews.[/caption]
Tướng Trung Quốc nói Ấn Độ quá tự kiêu
Tại hội nghị thường niên của tờ Thời báo Hoàn Cầu tổ chức ngày 16/12, chuyên gia quân sự Trung Quốc, thiếu tướng Bành Quang Khiêm cho rằng: "Người Ấn Độ nói với người Thượng Hải (Trung Quốc) rằng 20 năm sau Thượng Hải có đuổi kịp Mumbai hay không? Họ đã quá tự tin vào bản thân, tự tin biểu hiện ở sự kiện Doklam chính là muốn động binh đao".
Khi đề cập đến "cuộc tranh giành giữa rồng và voi, từ khái niệm trở thành hiện thực", Bành Quang Khiêm cho rằng: "Trung Quốc không có bất cứ động cơ và động lực nào để tiến hành phân cao thấp với Ấn Độ, việc chúng tôi phải làm rất nhiều, việc phục hưng dân tộc rất quan trọng, chúng tôi không muốn tiến hành cạnh tranh chiến lược với Ấn Độ".
Nói về sự kiện đối đầu Doklam giữa Trung - Ấn thời gian gần đây, thiếu tướng Bành Quang Khiêm chỉ ra 4 nguyên nhân: Thứ nhất, tham vọng Nam Á của Ấn Độ "vượt quá" thực lực, muốn đứng đầu về thực lực ở Nam Á. Thủ tướng Ấn Độ có một câu nói là Ấn Độ hoặc là không được ai biết đến hoặc là trở nên "sinh động", vấn đề là Ấn Độ theo đuổi vế thứ hai.
Thứ hai, phương Tây đang tiến hành "quyến rũ" Ấn Độ. Các nước phương Tây đến phương Đông tiến hành kích động, Ấn Độ có tư tưởng "không an phận". Ban đầu vốn không "nghĩ đến", nhưng người Mỹ đến thì "nghĩ đến".
Thứ ba, tranh chấp biên giới giữa Trung - Ấn tồn tại khách quan. Vấn đề biên giới có thể ngồi xuống đàm phán và giải quyết một cách bình tĩnh, Trung Quốc đã tiến hành nhượng bộ đáng kể, nhưng họ còn không bằng lòng.
Thứ tư, ký ức về cuộc chiến tranh năm 1962 quá sâu sắc, Ấn Độ luôn ghi nhớ trong lòng. Ấn Độ có một câu nói là "phải đánh tới Bắc Kinh, đánh tới Lhasa". Điều này thật là "quá đáng". Trong tiềm thức, Ấn Độ cho rằng sức mạnh của họ không hề nhỏ, họ hơi "tự kiêu".
Chuyên gia Bành Quang Khiêm còn cho rằng cạnh tranh là vấn đề phổ biến trên thế giới, không có hại gì. Vấn đề là cạnh tranh "xấu" hay cạnh tranh "tốt"? Cạnh tranh "tốt" sẽ đem lại lợi ích, không có cạnh tranh sẽ không có tiến bộ. Giữa Ấn Độ và Trung Quốc không có cái gì để cạnh tranh, mỗi người làm tốt việc của mình là được.
Theo Bành Quang Khiêm, không có sự phát triển đồng thời của Ấn Độ và Trung Quốc thì châu Á không thể trỗi dậy. "Rồng" và "voi" cùng phát triển là điều mong muốn, nhưng giữa mong muốn và hiện thực lại có khoảng cách.
Trung Quốc và Ấn Độ là nước lớn cấp độ thế giới. Cạnh tranh "xấu" đều không có lợi cho hai bên. Cần thúc đẩy phát triển chung theo hướng tích cực, cạnh tranh theo hướng cùng tiến bộ, không nên đi theo con đường hướng tới xung đột, chiến tranh.
Bành Quang Khiêm đổ lỗi cho Ấn Độ, cho rằng sự kiện Doklam không phải là cạnh tranh theo hướng tích cực, nguyên nhân không phải ở Trung Quốc. Trung Quốc có “thiện chí rất lớn” trong việc cải thiện quan hệ với Ấn Độ, không có lý do gì không làm như vậy.
Ấn Độ và Trung Quốc sắp thảo luận về vấn đề biên giới
Trong khi đó, ngày 11/12, tại New Delhi, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp với Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval. Ông Vương Nghị nói rằng hai bên cần nhìn quan hệ song phương từ góc độ lâu dài và tầm nhìn toàn cầu, đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho phương hướng phát triển quan hệ Trung - Ấn trong tương lai.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval. Ảnh: Ifeng.[/caption]
Ông Vương Nghị mong muốn hai bên tăng cường trao đổi chiến lược, tăng cường lòng tin chiến lược, tiến hành quản lý, kiểm soát thỏa đáng vấn đề do lịch sử để lại và một số vấn đề cụ thể trong quan hệ hai nước, tránh chính trị hóa, phức tạp hóa, ngăn chặn ảnh hưởng đến đại cục phát triển quan hệ Trung - Ấn.
Ông Vương Nghị còn tích cực tuyên truyền về sáng kiến “Vành đai và Con đường”, đề nghị Ấn Độ tích cực tham gia sáng kiến này.
Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval cho rằng Ấn Độ và Trung Quốc có lịch sử quan hệ hữu nghị lâu đời, đồng thuận của hai nước lớn hơn nhiều bất đồng, một số vấn đề cụ thể trong quan hệ song phương không nên ảnh hưởng đến đại cục phát triển và mục tiêu lâu dài của quan hệ hai nước.
Ông Ajit Doval còn cho biết Ấn Độ tán thành hai bên đưa ra sự lựa chọn đúng đắn trong những vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng phát triển quan hệ Trung - Ấn. Ấn Độ sẵn sàng tăng cường lòng tin chiến lược, quản lý và kiểm soát thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy hợp tác hai nước trên các lĩnh vực, trong đó có kết nối hai nước.
Đáng chú ý, tờ Hindustan Times Ấn Độ ngày 16/12 cho hay Ấn Độ và Trung Quốc sẽ loại bỏ ảnh hưởng của đối đầu Doklam. Từ ngày 21 - 22/12/2017, đặc phái viên của hai nước sẽ tiếp tục làm sâu sắc quan hệ song phương khi tổ chức gặp gỡ giải quyết vấn đề biên giới.
Trong cuộc gặp lần thứ 20 giữa đặc phái viên vấn đề biên giới hai nước, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì sẽ cùng Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval thảo luận toàn diện về quan hệ song phương, trong đó có tình hình khu vực tuyến kiểm soát thực tế hai nước. Ông Dương Khiết Trì sẽ còn hội kiến với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Một quan chức cao cấp cho biết: “Đại diện hai bên sẽ tiến hành thảo luận rộng rãi về cách thức bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực tuyến kiểm soát thực tế và những vấn đề cần thiết để tầng lớp lãnh đạo cao nhất duy trì liên hệ, loại bỏ căng thẳng trong quan hệ hai nước”.
Trong đối thoại giữa đặc phái viên hai nước, hai bên dự kiến sẽ tiến hành thảo luận thẳng thắn, bảo đảm cho quan hệ Ấn - Mỹ và quan hệ Trung - Nga sẽ không nhằm vào “nước thứ ba”.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Tướng Abhay Krishna (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển. Ảnh: Pakistan Defence.[/caption]
Tuy nhiên, trong ngày 16/12, quân đội Ấn Độ đã tiếp tục lên tiếng về tình hình Doklam, cho rằng quân đội Ấn Độ đã chuẩn bị tốt để ứng phó với mọi tình huống có thể xuất hiện ở khu vực Doklam, đồng thời sẽ xử lý thỏa đáng bất cứ mối đe dọa này.
Tư lệnh Bộ tư lệnh miền Đông Ấn Độ Abhay Krishna cho biết quân đội Ấn Độ triển khai ở dọc khu vực biên giới Doklam hiện nay “tinh thần lên cao”, đã chuẩn bị tốt cho việc đáp trả mạnh mẽ bất cứ mối đe dọa nào. Mặc dù vậy, ông Abhay Krishna tránh né trả lời câu hỏi rằng hành động này của quân đội Ấn Độ phải chăng là nhằm vào Trung Quốc.
Trước đó, tờ Thời báo Ấn Độ cho biết có khoảng 1.600 - 1.800 binh sĩ Trung Quốc hiện đã tiến hành hiện diện lâu dài ở khu vực Doklam. Họ đã xây dựng 2 bãi đỗ trực thăng, nâng cấp đường ô tô, xây dựng vài chục doanh trại, công sự và nhà kho, tập trung ứng phó với mùa đông giá lạnh ở cao nguyên. Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc ở lại khu vực Doklam trong mùa đông.
Một nguồn tin từ cơ quan an ninh Ấn Độ cho rằng mặc dù Ấn Độ nói đối đầu Doklam “đã đạt mục tiêu chiến lược”, nhưng kết quả là “quân đội Trung Quốc hầu như đã triển khai vĩnh viễn ở khu vực này”.
Tại hội nghị thường niên của tờ Thời báo Hoàn Cầu tổ chức ngày 16/12, chuyên gia quân sự Trung Quốc, thiếu tướng Bành Quang Khiêm cho rằng: "Người Ấn Độ nói với người Thượng Hải (Trung Quốc) rằng 20 năm sau Thượng Hải có đuổi kịp Mumbai hay không? Họ đã quá tự tin vào bản thân, tự tin biểu hiện ở sự kiện Doklam chính là muốn động binh đao".
Khi đề cập đến "cuộc tranh giành giữa rồng và voi, từ khái niệm trở thành hiện thực", Bành Quang Khiêm cho rằng: "Trung Quốc không có bất cứ động cơ và động lực nào để tiến hành phân cao thấp với Ấn Độ, việc chúng tôi phải làm rất nhiều, việc phục hưng dân tộc rất quan trọng, chúng tôi không muốn tiến hành cạnh tranh chiến lược với Ấn Độ".
Nói về sự kiện đối đầu Doklam giữa Trung - Ấn thời gian gần đây, thiếu tướng Bành Quang Khiêm chỉ ra 4 nguyên nhân: Thứ nhất, tham vọng Nam Á của Ấn Độ "vượt quá" thực lực, muốn đứng đầu về thực lực ở Nam Á. Thủ tướng Ấn Độ có một câu nói là Ấn Độ hoặc là không được ai biết đến hoặc là trở nên "sinh động", vấn đề là Ấn Độ theo đuổi vế thứ hai.
Thứ hai, phương Tây đang tiến hành "quyến rũ" Ấn Độ. Các nước phương Tây đến phương Đông tiến hành kích động, Ấn Độ có tư tưởng "không an phận". Ban đầu vốn không "nghĩ đến", nhưng người Mỹ đến thì "nghĩ đến".
Thứ ba, tranh chấp biên giới giữa Trung - Ấn tồn tại khách quan. Vấn đề biên giới có thể ngồi xuống đàm phán và giải quyết một cách bình tĩnh, Trung Quốc đã tiến hành nhượng bộ đáng kể, nhưng họ còn không bằng lòng.
Thứ tư, ký ức về cuộc chiến tranh năm 1962 quá sâu sắc, Ấn Độ luôn ghi nhớ trong lòng. Ấn Độ có một câu nói là "phải đánh tới Bắc Kinh, đánh tới Lhasa". Điều này thật là "quá đáng". Trong tiềm thức, Ấn Độ cho rằng sức mạnh của họ không hề nhỏ, họ hơi "tự kiêu".
Chuyên gia Bành Quang Khiêm còn cho rằng cạnh tranh là vấn đề phổ biến trên thế giới, không có hại gì. Vấn đề là cạnh tranh "xấu" hay cạnh tranh "tốt"? Cạnh tranh "tốt" sẽ đem lại lợi ích, không có cạnh tranh sẽ không có tiến bộ. Giữa Ấn Độ và Trung Quốc không có cái gì để cạnh tranh, mỗi người làm tốt việc của mình là được.
Theo Bành Quang Khiêm, không có sự phát triển đồng thời của Ấn Độ và Trung Quốc thì châu Á không thể trỗi dậy. "Rồng" và "voi" cùng phát triển là điều mong muốn, nhưng giữa mong muốn và hiện thực lại có khoảng cách.
Trung Quốc và Ấn Độ là nước lớn cấp độ thế giới. Cạnh tranh "xấu" đều không có lợi cho hai bên. Cần thúc đẩy phát triển chung theo hướng tích cực, cạnh tranh theo hướng cùng tiến bộ, không nên đi theo con đường hướng tới xung đột, chiến tranh.
Bành Quang Khiêm đổ lỗi cho Ấn Độ, cho rằng sự kiện Doklam không phải là cạnh tranh theo hướng tích cực, nguyên nhân không phải ở Trung Quốc. Trung Quốc có “thiện chí rất lớn” trong việc cải thiện quan hệ với Ấn Độ, không có lý do gì không làm như vậy.
Ấn Độ và Trung Quốc sắp thảo luận về vấn đề biên giới
Trong khi đó, ngày 11/12, tại New Delhi, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp với Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval. Ông Vương Nghị nói rằng hai bên cần nhìn quan hệ song phương từ góc độ lâu dài và tầm nhìn toàn cầu, đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho phương hướng phát triển quan hệ Trung - Ấn trong tương lai.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval. Ảnh: Ifeng.[/caption]
Ông Vương Nghị mong muốn hai bên tăng cường trao đổi chiến lược, tăng cường lòng tin chiến lược, tiến hành quản lý, kiểm soát thỏa đáng vấn đề do lịch sử để lại và một số vấn đề cụ thể trong quan hệ hai nước, tránh chính trị hóa, phức tạp hóa, ngăn chặn ảnh hưởng đến đại cục phát triển quan hệ Trung - Ấn.
Ông Vương Nghị còn tích cực tuyên truyền về sáng kiến “Vành đai và Con đường”, đề nghị Ấn Độ tích cực tham gia sáng kiến này.
Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval cho rằng Ấn Độ và Trung Quốc có lịch sử quan hệ hữu nghị lâu đời, đồng thuận của hai nước lớn hơn nhiều bất đồng, một số vấn đề cụ thể trong quan hệ song phương không nên ảnh hưởng đến đại cục phát triển và mục tiêu lâu dài của quan hệ hai nước.
Ông Ajit Doval còn cho biết Ấn Độ tán thành hai bên đưa ra sự lựa chọn đúng đắn trong những vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng phát triển quan hệ Trung - Ấn. Ấn Độ sẵn sàng tăng cường lòng tin chiến lược, quản lý và kiểm soát thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy hợp tác hai nước trên các lĩnh vực, trong đó có kết nối hai nước.
Đáng chú ý, tờ Hindustan Times Ấn Độ ngày 16/12 cho hay Ấn Độ và Trung Quốc sẽ loại bỏ ảnh hưởng của đối đầu Doklam. Từ ngày 21 - 22/12/2017, đặc phái viên của hai nước sẽ tiếp tục làm sâu sắc quan hệ song phương khi tổ chức gặp gỡ giải quyết vấn đề biên giới.
Trong cuộc gặp lần thứ 20 giữa đặc phái viên vấn đề biên giới hai nước, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì sẽ cùng Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval thảo luận toàn diện về quan hệ song phương, trong đó có tình hình khu vực tuyến kiểm soát thực tế hai nước. Ông Dương Khiết Trì sẽ còn hội kiến với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Một quan chức cao cấp cho biết: “Đại diện hai bên sẽ tiến hành thảo luận rộng rãi về cách thức bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực tuyến kiểm soát thực tế và những vấn đề cần thiết để tầng lớp lãnh đạo cao nhất duy trì liên hệ, loại bỏ căng thẳng trong quan hệ hai nước”.
Trong đối thoại giữa đặc phái viên hai nước, hai bên dự kiến sẽ tiến hành thảo luận thẳng thắn, bảo đảm cho quan hệ Ấn - Mỹ và quan hệ Trung - Nga sẽ không nhằm vào “nước thứ ba”.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Tướng Abhay Krishna (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển. Ảnh: Pakistan Defence.[/caption]
Tuy nhiên, trong ngày 16/12, quân đội Ấn Độ đã tiếp tục lên tiếng về tình hình Doklam, cho rằng quân đội Ấn Độ đã chuẩn bị tốt để ứng phó với mọi tình huống có thể xuất hiện ở khu vực Doklam, đồng thời sẽ xử lý thỏa đáng bất cứ mối đe dọa này.
Tư lệnh Bộ tư lệnh miền Đông Ấn Độ Abhay Krishna cho biết quân đội Ấn Độ triển khai ở dọc khu vực biên giới Doklam hiện nay “tinh thần lên cao”, đã chuẩn bị tốt cho việc đáp trả mạnh mẽ bất cứ mối đe dọa nào. Mặc dù vậy, ông Abhay Krishna tránh né trả lời câu hỏi rằng hành động này của quân đội Ấn Độ phải chăng là nhằm vào Trung Quốc.
Trước đó, tờ Thời báo Ấn Độ cho biết có khoảng 1.600 - 1.800 binh sĩ Trung Quốc hiện đã tiến hành hiện diện lâu dài ở khu vực Doklam. Họ đã xây dựng 2 bãi đỗ trực thăng, nâng cấp đường ô tô, xây dựng vài chục doanh trại, công sự và nhà kho, tập trung ứng phó với mùa đông giá lạnh ở cao nguyên. Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc ở lại khu vực Doklam trong mùa đông.
Một nguồn tin từ cơ quan an ninh Ấn Độ cho rằng mặc dù Ấn Độ nói đối đầu Doklam “đã đạt mục tiêu chiến lược”, nhưng kết quả là “quân đội Trung Quốc hầu như đã triển khai vĩnh viễn ở khu vực này”.
Phong Vân
https://viettimes.vn/tuong-trung-quoc-che-an-do-qua-tu-kieu-tham-vong-vuot-thuc-luc-150474.html
Nhận xét
Đăng nhận xét