Nga thắng to ở Syria: Không chỉ nhờ tên lửa, máy bay


Việc rút một phần quân Nga khỏi Syria được tuyên bố chính thức về nguyên tắc cho phép nêu ra một số kết quả của chiến dịch quân sự thành công của Nga trong cuộc xung đột cục bộ ở Syria.

Không quân Nga đóng góp chủ yếu vào chiến thắng tại Syria Không quân Nga đóng góp chủ yếu vào chiến thắng tại Syria[/caption]


Có thể mạnh dạn nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh các kinh nghiệm tương tự thời gian gần đây của Mỹ ở Iraq hay Afghanistan thì ví dụ của Nga cho thấy hết sức rõ ràng rằng, các quân đội truyền thống hiện đại hoàn toàn có khả năng hành động thành công trong các cuộc xung đột cục bộ. Hơn nữa, trong khuôn khổ các cuộc xungh đột này, chúng có khả năng giải quyết tốt vấn đề chuẩn bị cơ sở tổng thể để ra khỏi loại khủng hoảng này một cách hòa bình.

Vấn đề chỉ là ở chỗ, quân đội trong khuôn khổ các hành động của mình trong những hình thức đó không giải quyết được vấn đề một cách toàn bộ và đầy đủ, nó chỉ chuẩn bị những điều kiện cần thiết và tối ưu để giải quyết nó. Chính vì thế mà bản chất của việc giải quyết loại xung đột đó ở mức độ quyết định nằm trong vấn đề khôi phục hay điều chỉnh hệ thống cân bằng sức mạnh và đối trọng sở tại đã bị vi phạm vì lý do nào đó. Mà nó chỉ được khôi phục bằng con đường đạt sự thỏa hiệp giữa các nhóm tinh hoa khác nhau trong nước.

Chúng ta lúc này sẽ không đụng chạm đến vấn đề những khía cạnh thuần túy quân sự của chiến dịch ở Syria mà lưu ý đến các yếu tố phần nhiều là chính trị và đất nước học sau đây đã quyết định trong đó có thành công quá độ cuối cùng. Những yếu tố này khác hẳn với phân tích mà Mỹ căn cứ vào để xây dựng chiến lược của mình trong các cuộc xung đột cục bộ khác nhau.

1. Cần xác định đúng phương án tham gia tối ưu và không dư thừa của quân đội Nga, trước hết xuất phát từ các khía cạnh chính trị và quân sự. Trong đó, điều rất quan trọng là không để sa vào cuộc xung đột tiềm ẩn kéo dài. Do đó, Nga đã tính đến hai yếu tố. Đó là tại thời điểm đưa lực lượng Nga vào Syria, cục diện trên các mặt trận là quân chính phủ đã đánh mất thế chủ động chiến lược. Và điều đó đã xảy ra vì quân đội Syria đã đánh mất luận cứ chủ yếu của mình trong cuộc nội chiến - đó là ưu thế về không quân và binh khí kỹ thuật hạng nặng. Tại thời điểm quân Nga tham chiến, gần như toàn bộ lực lượng máy bay của Không quân Syria đã bị loại khỏi vòng chiến, nhiều căn cứ không quân đã bị phiến quân chiếm giữ. Ưu thế trên không này đã là yếu tố chính bù đắp sự thiếu hụt sinh lực của quân đội Syria.

2. Sự thiếu hụt sinh lực đó nảy sinh do tính chất đối địch tôn giáo của cuộc xung đột và sự mất cân đối giữa người Alawite (là nền tảng của chế độ Syria hiện nay) và người Sunnite vốn cấu thành nòng cốt của lực lượng đối lập. Do đó, chính việc tăng cường sức mạnh không quân nhằm ổn định tình hình đã là công cụ chính trong khuôn khổ sự hiện diện của quân Nga tại Syria. Và yếu tố này đã phát huy hết 100% tác dụng và tiếp tục vẫn là con bài chủ yếu của Damascus để duy trì sự ổn định chính trị và quân sự của mình. Trên cơ sở này, các chuyên gia quân sự Nga cho phép mình rút ra kết luận rằng, chính vì sự mất cân đối giữa người Alawite, các đồng minh của họ trong các cộng đồng thiểu số sắc tộc-tôn giáo và người Sunnite mà ta chưa thể nói đến thành công, và điều đó cuối cùng sẽ dẫn đến sự tái diễn cuộc nội chiến quy mô lớn.

Những nguyên nhân khiến nó sẽ không dẫn đến điều đó cũng đã đã được tính đến khi đưa lực lượng quân đội Nga vào Syria. Những nguyên nhân chính là: Một là, tỷ lệ dân số theo tôn giáo ngay từ đầu đã không phải là yếu tố quyết định. Người Alawite ở Syria chiếm khoảng 20%, người Arab Sunnite chiếm khoảng 60%. Còn lại là người Kurd, Adyghe, Druz, Turkmen, Armenia và Assyria. Tất cả những sắc tộc này, ngoại trừ người Turkmen (và một cách rất ước lệ và không đầy đủ) tại thời điểm bắt đầu chiến dịch quân sự của Nga đã xác định lập trường của mình đối với cuộc xung đột.

Và do đó, mô hình chế độ lối sống Hồi giáo vốn chiếm thế chủ đạo trong suy nghĩ của cộng đồng Sunnite nhờ sự tác động có kế hoạch của Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia là hoàn toàn không thể chấp nhận đối với họ. Vì một lý do đơn giản là một khi mô hình Hồi giáo giành chiến thsawngs thì các cộng đồng khác sẽ bị diệt chủng. Luận cứ không thể tranh cãi này tự động có tiềm năng góp phần củng cố nền tảng ủng hộ chế độ ở mức độ nhất định lên đến 40-45% dân số. Có thể dẫn ra một số ví dụ so sánh: Hitler thất bại vì thuyết chủng tộc của y, lực lượng Jihad thất bại vì sự phân biệt, không khoan dung tôn giáo, vốn cũng giống như thuyết chủng tộc.

Đồng thời cần phải tính đến thêm một yếu tố nữa: Đó là không phải tất cả người Sunnite tham gia cuộc chiến. Gánh nặng trách nhiệm chiến đấu chính trong các đơn vị có sắc chiến đấu mạnh nhất của lực lượng đối lập là tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) và Jabhat al-Nusra do những phiến quân người nước ngoài đảm nhiệm chứ hoàn toàn không phải là người Syria. Tỷ lệ người Syria trong IS không đạt đến 20-30%, trong Jabhat al-Nusra là 40%. Số người Sunnite còn lại thì chờ đợi phần thắng cuối cùng thuộc về ai và điều này cũng là yếu tố rất quan trọng. Hải là quân đội Syria đến lúc đó đã bị tan nát, nhưng bộ phận vẫn trung thành với Damascus lại có động lực chiến đấu vô cùng mạnh mẽ. Ở đây là nói đến sự sống còn, tồn vong.

Động lực đó của một lực lượng lục quân cho dù không đông đảo lắm nhưng có công tác tham mưu tốt; sự tăng cường sức mạnh không quân để bảo đảm ưu thế trên không, có nghĩa là ưu thế về sức mạnh hỏa lực là yếu tố chủ yếu quyết định thắng lợi trong mọi cuộc xung đột cục bộ. Không quân ở giai đoạn đầu đã ổn định tình hình, các cố vấn Nga khôi phục cơ cấu tổ chức quân đội, tổ chức công tác động viên chính trong bộ phận dân chúng có động lực chiến đấu. Trong lúc tiến hành công việc này, sự thiếu hụt sinh lực lục quân được bù đắp bởi người Iran và lực lượng của các đơn vị người Shiite do Iran kiểm soát đến từ Iraq, Li-băng và Afghanistan.


Ba là quân đội Nga gần như ngay từ khi bắt đầu chiến dịch của mình đã bắt đầu tiến hành qua các kênh hoạt động ngoại giao bộ tộc dưới hình thức ngừng bắn cục bộ với từng bộ lạc, bộ tộc cụ thể. Việc này được thực hiện một cách có chủ đích và tách khỏi quá trình đàm phán với các lực lượng đối lập cứng rắn. Chiến thuật “từng bước” này mang lại hiệu quả cực kỳ lớn để thiết lập sự kiểm soát trung gian đối với các vùng lãnh thổ, có lẽ có hiệu quả lớn hơn tất cả những hình thức đàm phán quy mô khác.

[caption id="" align="alignnone" width="650"]Binh sĩ Nga làm nhiệm vụ ở thành phố Aleppo, Syria Binh sĩ Nga làm nhiệm vụ ở thành phố Aleppo, Syria[/caption]

Cũng chính vì lý do đó mà khác với tất cả các nhóm và các chỉ huy chiến trường đầu sỏ, cũng  như “các trí thức Syria” hải ngoại thâm nhập vào các “nhóm đối lập” khác nhau, vị thủ lĩnh bộ tộc nào cũng đều muốn bộc tộc mình sống sót và tiếp tục sống ở nơi cư trú truyền thống của mình. Ông ấy không có quyền mạo hiểm và khiến bộ tộc của mình chịu nguy cơ diệt chủng có thể xảy ra. Và nếu người ta dành cho ông ấy sự cam kết bảo đảm an ninh cho các thành viên của bộ tộc, điều được khẳng định bằng tiếng gầm rú của máy bay trên trời, và những bảo đảm này đi cùng với các hành động can thiệp nhân đạo, thì lựa chọn hành động của ông ta là rõ ràng.

Chính nhờ hoạt động ngoại giao bộ tộc này, cùng việc phát huy và làm sâu sắc nó, hiện nay, Damascus, sau khi một phần đáng kể quân Nga rút đi, sẽ có thể ngay cả trong hoàn cảnh vẫn thiếu sinh lực kiểm soát những khu vực lãnh thổ rộng lớn của người Sunnite. Chẳng ai phát minh ra điều gì mới ở đây cả: đó là chiến thuật thực dân cổ điển người Anh vốn từng dùng những đồn binh nhỏ bé để kiểm soát xứ Ấn Độ nhiều triệu người.

Quân đội Syria và dân quân Shiite trong trường hợp này sẽ giữ các điểm tựa quyết định hoạt động của hạ tầng xã hội, kinh tế, các tuyến giao thông hậu cần và công trình thủy lợi. Trong tất cả các vấn đề còn lại, các bộ tộc sở tại có quyền tự trị xã hội-kinh tế rộng rãi. IS đã sử dụng chính mô hình này, cho phép chúng bằng các lực lượng rất nhỏ (thời kỳ mạnh nhất có 30.000 tay súng ở Iraq và Syria) kiểm soát những vùng lãnh thổ rất rộng lớn.

Bốn là IS với tư cách mục tiêu chính phải đánh bại đã được lựa chọn không chỉ vì lý do có tư tưởng và hành động cực kỳ phi nhân tính. Và không chỉ vì lý do chính IS có sức chiến đấu mạnh nhất và có ưu thế hơn hắn Jabhat al-Nusra và người Kurd.

Sự nguy hiểm chủ yếu của IS là ở chỗ nó tạo ra cho người Sunnite Syria sự ảo tưởng thành lập một “nhà nước công bằng”. Và khẩu hiệu Syria dành cho người Sunnite xem ra cũng giống như chủ nghĩa quốc xã của người Sunnite. Và trong phạm vi “nhà nước công bằng” này, người Sunnite đã nhận được những quy tắc về đời sống kinh tế-xã hội rõ ràng và thỏa mãn họ trong khi bác bỏ các tôn giáo còn lại. Cộng với những bảo đảm về an ninh. Mô hình này đã cần phải phá bỏ, chứng minh toàn bộ tính vô vọng của nó và không khiến cho người Sunnite vì thế mà không còn khả năng nào để ứng phó. “Nếu như không có sức mạnh, và anh không thể bảo vệ chúng tôi thì mô hình tổ chức thế giới của anh cũng không có sức sống”. Logic xem ra hơi thô thiển này chính là đang thống trị ở phương Đông. Ở đó, người ta vẫn đang sống ở thế kỷ 15.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng, người Arab ở Syria đó là những thương nhân, chứ không phải chiến binh. Khác với người Pushtun ở Afghanistan hoặc người Houthi ở Yemen, họ rất nhanh mệt mỏi vì chiến tranh. Họ cần sự ổn định thanh bình với những luật chơi rõ ràng và sự tùy tiện vừa phải của chính quyền. Không một nước phương Đông nào có thể thiếu điều đó. Lối suy nghĩ đó ăn sâu bám rễ đã hàng thế kỷ. Và quân đội Nga đã chứng minh được tất cả điều đó ở giai đoạn đầu giải quyết cuộc xung đột Syria bằng cách đánh bại IS bằng quân sự kết hợp với việc xúc tiến các thỏa thuận đình chiến cục bộ.

Vì thế, những lo lắng về khả năng hồi sinh của IS chỉ xác đáng khi Damascus từ chối trao cho người Sunnite quyền tự trị kinh tế-xã hội rộng rãi. Hơn nữa, sự hồi sinh đó chỉ có thể ở hình thức các cuộc tấn công du kích. Ví lý do đó, IS đã mất đi con bài chủ yếu của mình trong việc tuyển quân và nguồn tiền từ nước ngoài. Chúng sẽ không thể cải biến tình thế bằng số cực đoan. Nhưng điều quan trọng nhất chính là thể hiện rõ tính vô vọng của mô hình chủ nghĩa quốc xã Sunnite mà chúng đưa ra.

Bây giờ, chúng ta đề cập đến một vấn đề mà Moskva đã tính đến khi phát động chiến dịch ở Syria. Đó là lực lượng chống đối ở Syria chỉ chọn hình thức chiến đấu thực sự là vì có sự tham gia của những kẻ bảo trợ nước ngoài vào cuộc xung đột Syria. Đó trước hết là Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, chứ không hẳn là Mỹ như một số nhà nghiên cứu chính trị nhận định.

Saudi Arabia đứng sau Jabhat al-Nusra, Qatar đứng sau IS. Người Thổ Nhĩ Kỳ đương nhiên nhập bọn với Qatar, nhưng cũng còn đánh lá bài “nước lớn của người Thổ” ở Syria thông qua người Turkmen. Trước khi Nga đưa quân vào Syria, các nhà bảo trợ này hành động phối hợp với nhau xuất phát từ một nhiệm vụ tạm thời là lật đổ chế độ của Bashar al-Assad.

Đồng thời giữa các bên này tồn tại những mâu thuẫn sâu sắc, điều đã được thể hiện ngay cả trong thời kỳ tồn tại liên minh trong những vụ đụng độ vũ trang nghiêm trọng của Jabhat al-Nusra với IS và các nhóm chống đối thân Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đó xuất hiện nhiệm vụ phải chia rẽ liên minh này bằng cách thể hiện cho họ thấy rõ tính phi thực tế của việc lật đổ Assad bằng giải pháp quân sự. Đồng thời, bản thân sự xuất hiện của quân đội Nga ở Syria đã là trở ngại lớn cho ý đồ đó, còn sau khi Aleppo bị đánh chiếm thì hy vọng này đã bị chấm hết. Ý nghĩa quyết định của trận đánh giành Đông Aleppo chính là ở khía cạnh này.

Chỉ sau sự kiện này, người ta đã thấy rõ là đã không thể và sẽ không thể lật đổ Bashar al-Assad trong tương lai trung hạn và tương ứng, điều đó tự nó kích phát và xúc tác các khuynh hướng ly tâm trong đội ngũ những thế lực bảo trợ cho phe chống đối Syria. Mỗi nước trong số này đã bắt đầu những trò chơi riêng trên sân khấu Syria nhằm thiết lập quyền khống chế của mình đối với bộ phận chống đối chính. Trước hết, cần nói đến sự đối đầu gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia ở ngay Idlib. Và bằng chứng gián tiếp cho điều đó là cuộc khủng hoảng hiện nay giữa bộ tứ Arab và Qatar.

Bằng cách đó, đã đạt được mục tiêu chung là chia rẽ mặt trận thống nhất chống Assad, từ đó đã thiết lập được mô hình đàm phán ở Astana, qua đó loại Mỹ, Saudi Arabia và EU khỏi hàng ngũ các nước đàm phán về cuộc xung đột Syria. Theo đó, những thỏa thuận trong khuôn khổ quá trình đàm phán này về vấn đề các khu vực giảm xung đột là giải pháp tối ưu để đóng băng cuộc xung đột, thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế-xã hội theo chiều ngang giữa các giai tầng của dân chúng Syria và chuẩn bị nền tảng để bắt đầu quá trình đàm phán toàn Syria.

Như vậy là bằng cách kết hợp các phương pháp quân sự và phân tích rõ ràng về chính trị và đất nước học, đã xác định được cách thức hành động tối ưu trong điều kiện cuộc xung đột phức tạp ở Syria. Qua đó, đã không chỉ đánh tan được nhóm phiến quân Hồi giáo có sức chiến đấu mạnh nhất mà còn giành lại thế chủ động trong việc giải quyết cuộc xung đột này bằng giải pháp chính trị thuần túy nhờ đạt được sự nhất trí giữa các tôn giáo theo các điều kiện của Moskva, chứ không phải của phương Tây hay của các nước quân chủ Arab.

Nhân Vũ - Theo VND

https://viettimes.vn/nga-thang-to-o-syria-khong-chi-nho-ten-lua-may-bay-151043.html


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lá chắn Mỹ "bó tay" trước tên lửa Triều Tiên?

Tin chắc Nga sa lầy Syria, Mỹ nuốt giận nhìn Mátxcơva khải hoàn chiến thắng

Kích Ukraine "tất tay" với Nga, Mỹ thúc đẩy cấp tên lửa Javenlin