Mỹ tăng viện châu Á, khiến đối thủ bị “nguy hiểm hơn, chết chóc hơn"
VietTimes -- Mỹ có thể điều động lực lượng của Hạm đội 3 và các lực lượng khác đến tăng viện cho Hạm đội 7 để tăng cường ứng phó với các mối đe dọa. Đáng chú ý, Mỹ có thể tiếp tục triển khai các hành động "không thể dự đoán".
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Đô đốc John Richardson. Tư lệnh hải quân Mỹ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan. Ảnh: Stars and Stripes.[/caption]
Theo hãng tin Reuters Anh ngày 19/12, Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cùng ngày cho biết có thể điều động các tàu chiến ở Đông Thái Bình Dương để tăng viện cho lực lượng hải quân của Mỹ ở châu Á. Đồng thời, Washingtonn đang tìm cách ứng phó với các mối đe dọa ngày càng tăng ở khu vực này và những sự cố đã làm suy yếu sức mạnh trên biển của Mỹ.
Trong một cuộc họp báo trên tàu sân bay USS Ronald Reagan, Đô đốc John Richardson nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo đảm cho chúng tôi có thể đáp ứng tất cả nhu cầu nhiệm vụ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Có thể điều lực lượng của Hạm đội 3 đến hoặc tiến hành các điều động tương tự nhằm đáp ứng các nhu cầu này". Ông từ chối tiết lộ lúc nào và bao nhiêu tàu chiến có thể được huy động.
Mối đe dọa tạo ra từ tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cùng với các hành động của Mỹ ứng phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông và các khu vực khác ở châu Á đã làm gia tăng gánh nặng cho Hạm đội 7 của hải quân Mỹ.
Có quan điểm cho rằng sức ép quân số hạm đội gia tăng là một phần nguyên nhân xảy ra một loạt sự cố tàu chiến của hải quân Mỹ trong năm 2017. Những sự cố này bao gồm 2 tàu khu trục lần lượt va chạm với tàu thương mại, khiến cho 17 binh sĩ hải quân Mỹ thiệt mạng.
Trước khi Đô đốc John Richardson đưa ra phát biểu trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chiến lược an ninh quốc gia mới dựa trên chính sách "nước Mỹ trên hết".
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Ba cụm tấn công tàu sân bay Mỹ gồm USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz ở khu vực Tây Thái Bình Dương ngày 12/11/2017. Ảnh: Newsweek.[/caption]
Đô đốc John Richardson cho rằng cùng với mỗi lần Triều Tiên phóng thử tên lửa, năng lực quân sự của Triều Tiên ngày càng lớn hơn, vì vậy hiện nay ứng phó Triều Tiên là nhiệm vụ "cấp bách nhất" của lực lượng hải quân Mỹ đóng ở châu Á.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15 được Triều Tiên phóng ngày 29/11 đã bay vượt độ cao 4.000 km. Bình Nhưỡng nhấn mạnh, tầm bắn của tên lửa này đã đủ để tấn công các thành phố chủ yếu của nước Mỹ như Washington.
Đô đốc John Richardson cho biết nhiệm vụ của ông trong năm 2018 là xây dựng một lực lượng hải quân khiến cho các đối thủ của Mỹ rơi vào "nguy hiểm" và "chết chóc hơn".
Tư lệnh hải quân Mỹ nói: "Có một đồng thuận hầu như được nhất trí đó là chúng tôi cần nhiều sức mạnh hơn lực lượng hải quân hiện có".
Ngoài ra, theo hãng tin Kyodo Nhật Bản, ngày 19/12 khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Kyodo và một số hãng tin của Âu - Mỹ về Triều Tiên, quốc gia kiên trì phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa, Đô đốc John Richardson cho biết: "Nếu đưa ra những hành động không thể dự đoán, nó sẽ tạo ra mối đe dọa lớn hơn". Điều này cho thấy Mỹ sẽ không tiếc gia tăng sức ép quân sự.
Tháng 11/2017, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan của Hạm đội 7 Mỹ đã triểnkhai huấn luyện liên hợp với 2 tàu sân bay khác ở biển Nhật Bản - đây là một hành động hiếm có, qua đó đã tiến hành kiềm chế Triều Tiên.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Ngày 29/11/2017, Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15. Ảnh: KCNA.[/caption]
Tư lệnh hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson nói rằng "(đối với Triều Tiên) không thể dự đoán rất quan trọng", ám chỉ trong tương lai cũng có thể triển khai các hành động "hiếm thấy".
Trong một cuộc họp báo trên tàu sân bay USS Ronald Reagan, Đô đốc John Richardson nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo đảm cho chúng tôi có thể đáp ứng tất cả nhu cầu nhiệm vụ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Có thể điều lực lượng của Hạm đội 3 đến hoặc tiến hành các điều động tương tự nhằm đáp ứng các nhu cầu này". Ông từ chối tiết lộ lúc nào và bao nhiêu tàu chiến có thể được huy động.
Mối đe dọa tạo ra từ tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cùng với các hành động của Mỹ ứng phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông và các khu vực khác ở châu Á đã làm gia tăng gánh nặng cho Hạm đội 7 của hải quân Mỹ.
Có quan điểm cho rằng sức ép quân số hạm đội gia tăng là một phần nguyên nhân xảy ra một loạt sự cố tàu chiến của hải quân Mỹ trong năm 2017. Những sự cố này bao gồm 2 tàu khu trục lần lượt va chạm với tàu thương mại, khiến cho 17 binh sĩ hải quân Mỹ thiệt mạng.
Trước khi Đô đốc John Richardson đưa ra phát biểu trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chiến lược an ninh quốc gia mới dựa trên chính sách "nước Mỹ trên hết".
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Ba cụm tấn công tàu sân bay Mỹ gồm USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz ở khu vực Tây Thái Bình Dương ngày 12/11/2017. Ảnh: Newsweek.[/caption]
Đô đốc John Richardson cho rằng cùng với mỗi lần Triều Tiên phóng thử tên lửa, năng lực quân sự của Triều Tiên ngày càng lớn hơn, vì vậy hiện nay ứng phó Triều Tiên là nhiệm vụ "cấp bách nhất" của lực lượng hải quân Mỹ đóng ở châu Á.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15 được Triều Tiên phóng ngày 29/11 đã bay vượt độ cao 4.000 km. Bình Nhưỡng nhấn mạnh, tầm bắn của tên lửa này đã đủ để tấn công các thành phố chủ yếu của nước Mỹ như Washington.
Đô đốc John Richardson cho biết nhiệm vụ của ông trong năm 2018 là xây dựng một lực lượng hải quân khiến cho các đối thủ của Mỹ rơi vào "nguy hiểm" và "chết chóc hơn".
Tư lệnh hải quân Mỹ nói: "Có một đồng thuận hầu như được nhất trí đó là chúng tôi cần nhiều sức mạnh hơn lực lượng hải quân hiện có".
Ngoài ra, theo hãng tin Kyodo Nhật Bản, ngày 19/12 khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Kyodo và một số hãng tin của Âu - Mỹ về Triều Tiên, quốc gia kiên trì phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa, Đô đốc John Richardson cho biết: "Nếu đưa ra những hành động không thể dự đoán, nó sẽ tạo ra mối đe dọa lớn hơn". Điều này cho thấy Mỹ sẽ không tiếc gia tăng sức ép quân sự.
Tháng 11/2017, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan của Hạm đội 7 Mỹ đã triểnkhai huấn luyện liên hợp với 2 tàu sân bay khác ở biển Nhật Bản - đây là một hành động hiếm có, qua đó đã tiến hành kiềm chế Triều Tiên.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Ngày 29/11/2017, Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15. Ảnh: KCNA.[/caption]
Tư lệnh hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson nói rằng "(đối với Triều Tiên) không thể dự đoán rất quan trọng", ám chỉ trong tương lai cũng có thể triển khai các hành động "hiếm thấy".
Phong Vân
https://viettimes.vn/my-tang-vien-chau-a-khien-doi-thu-bi-nguy-hiem-hon-chet-choc-hon-150726.html
Nhận xét
Đăng nhận xét