Trung Quốc “dằn mặt” Đài Loan, Mỹ bơm thêm vũ khí cho Đài Bắc

VietTimes -- Gần đây, Trung Quốc thể hiện thái độ và hành động khá cứng rắn với Đài Loan, liên tiếp điều máy bay quân sự bay quanh Đài Loan để phát đi nhiều tín hiệu cứng rắn về vấn đề Đài Loan.






[caption id="" align="alignnone" width="650"]Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc. Ảnh: Huanqiu Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc. Ảnh: Huanqiu[/caption]


Chiến đấu cơ Trung Quốc liên tiếp bay quanh Đài Loan
Ngày 20/12, các tốp máy bay ném bom H-6 khác nhau tổng cộng 8 chiếc của không quân Trung Quốc đã tiếp tục bay quanh Đài Loan. Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, sáng ngày 20/12 không quân Trung Quốc đã điều các máy bay như H-6, Y-8 tiến hành nhiệm vụ huấn luyện bay biển xa theo kế hoạch.
Cụ thể, sáng cùng ngày quân đội Trung Quốc điều động nhiều lượt, nhiều loại máy bay quân sự tiến hành bay đường dài ở biển xa, trong đó máy bay tác chiến điện tử Tu-154 bay qua eo biển Miyako, đến Tây Thái Bình Dương, sau đó bay về đường cũ. 6 máy bay gồm Su-30, IL-78, H-6 bay qua eo biển Bashi, đến Tây Thái Bình Dương, sau đó bay theo đường cũ và về căn cứ. Ngoài ra, máy bay Y-8 bay qua eo biển Bashi, đến Tây Thái Bình Dương, rồi bay qua eo biển Miyako, sau đó bay về căn cứ.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, hoạt động huấn luyện biển xa của máy bay quân sự Trung Quốc đã trở nên thường xuyên, nếu không có tình hình gì đặc biệt thì sẽ không công bố thông tin nữa. Đồng thời, cho biết “quân đội Đài Loan tiếp tục kiên trì giữ vững vị trí”, “dựa vào quy định xử trí tình huống bất ngờ trong giai đoạn sẵn sàng chiến đấu thường xuyên để điều máy bay và tàu chiến giám sát chặt chẽ và ứng phó”.
Trong khi đó, ngày 20/12, Bộ tham mưu liên hợp Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố, 8 máy bay ném bom H-6, 1 máy bay tác chiến điện tử Y-8 và 1 máy bay thu thập tình báo Y-8 của quân đội Trung Quốc cùng ngày đã bay qua bầu trời vùng biển giữa đảo Okinawa và đảo Miyako. Chúng bay qua lại ở biển Hoa Đông và Thái Bình Dương, sau đó bay theo hướng đại lục Trung Quốc. Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã điều động khẩn cấp máy bay chiến đấu cất cánh để tiến hành ứng phó.


[caption id="" align="alignnone" width="650"]Các máy bay ném bom H-6, máy bay chiến đấu không quân Trung Quốc gần đây liên tiếp bay quanh Đài Loan. Ảnh: Sina. Các máy bay ném bom H-6, máy bay chiến đấu không quân Trung Quốc gần đây liên tiếp bay quanhĐài Loan. Ảnh: Sina.[/caption]


Tài liệu của phía Nhật Bản cho biết 4 máy bay ném bom H-6, 1 máy bay tác chiến điện tử Y-8, 1 máy bay thu thập tình báo Y-8 bay theo hướng từ nam ra bắc, sau đó bay qua eo biển Miyako, bay theo hướng tây về đại lục Trung Quốc; ngoài ra, 4 máy bay ném bom H-6 khác ở phía bắc, bay từ tây sang đông, sau đó bay qua eo biển Miyako, vòng xuống phía nam và sau đó lại bay theo hướng tây về đại lục Trung Quốc, đường bay đều vòng qua đảo Đài Loan.
Đây là lần thứ hai trong tháng này, quân đội Trung Quốc điều động máy bay ném bom H-6 bay vòng qua đảo Đài Loan. Trước đó, ngày 17/12, 6 máy bay ném bom H-6 của quân đội Trung Quốc cũng từng bay qua eo biển Miyako, bay huấn luyện qua lại trên biển Hoa Đông và Thái Bình Dương.
Theo công bố của phía Nhật Bản, khi đó các máy bay ném bom H-6 Trung Quốc đã bay qua eo biển Bashi đến Tây Thái Bình Dương, sau đó bay qua eo biển Miyako trở về khu vực đóng quân.
Trung Quốc quyết tâm chọc thủng chuỗi đảo
Tại cuộc họp báo ngày 15/7, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định các hoạt động bay trên bầu trời eo biển Miyako của máy bay quân sự Trung Quốc là “hợp pháp, chính đáng”. Trong tương lai, quân đội Trung Quốc sẽ căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ, tiếp tục tổ chức huấn luyệnbiển xa tương tự.
Ngoài ra, tại cuộc họp báo ngày 12/12, người phát ngôn không quân Trung Quốc, đại tá Thân Tiến Khoa cho biết sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, không quân Trung Quốctập trung nâng cao khả năng đánh thắng trong thời đại mới, đã triển khai một loạt hoạt động huấn luyện biển xa, khả năng hệ thống ngày càng mạnh. Các hoạt động này phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế.


[caption id="" align="alignnone" width="650"]Máy bay trinh sát Y-8 không quân Trung Quốc. Ảnh: Sina. Máy bay trinh sát Y-8 không quân Trung Quốc. Ảnh: Sina.[/caption]


Trong khi đó, ngày 30/11, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết, Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, các hoạt động huấn luyện liên quan được thực hiện theo kế hoạch năm, trong tương lai sẽ còn tiếp tục tiến hành. Ngô Khiêm tuyến bố: “Không có chuỗi đảo nào có thể phong tỏa được Trung Quốc”.
Phía Trung Quốc cho biết các hoạt động huấn luyện bay gần đây của không quân Trung Quốc là để “bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”, phản đối sự can thiệp của nước ngoài. Trung Quốc coi Đài Loan là “lợi ích cốt lõi”, luôn kiên định yêu cầu các nước thực hiện nguyên tắc “một Trung Quốc”, phản đối các nước nhất là Mỹ thiết lập các quan hệ chính thức và quân sự với Đài Loan hoặc bán vũ khí cho Đài Loan.
Mỹ kiên định ủng hộ phòng vệ Đài Loan
Trước việc Trung Quốc liên tiếp có các hành động quân sự răn đe Đài Loan, khi trả lời phỏng vấn hãng tin CNA Đài Loan, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Christopher Logan đã không đưa ra phản ứng trực tiếp đối với “phải chăng cho rằng các động thái gần đây của quân đội Trung Quốc làm leo thang tình hình căng thẳng khu vực”.
Nhưng Christopher Logan cho hay Mỹ “rất quan ngại” đối với an ninh của “các đồng minh và đối tác trong khu vực”, cũng rất quan tâm đến “duy trì trật tự quốc tế hiện có”. Mục đích quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Đài Loan là “bảo đảm cho Đài Loan an toàn, tự tin, không bị uy hiếp”, tiến hành “đối thoại hòa bình và có hiệu quả để nhân dân hai bờ (Trung Quốc và Đài Loan) đều giải quyết bất đồng bằng các phương thức có thể chấp nhận được”.


[caption id="" align="alignnone" width="650"]Máy bay tác chiến điện tử của không quân Trung Quốc. Ảnh: Sina. Máy bay tác chiến điện tử của không quân Trung Quốc. Ảnh: Sina.[/caption]


Christopher Logan còn tái khẳng định: “Mỹ sẽ kiên định ủng hộ khả năng tự phòng vệ của Đài Loan, cung cấp vũ khí mang tính phòng thủ cho Đài Loan, để Đài Loan có thể ngăn chặn bất cứ hành động vũ lực nào đe dọa an toàn của nhân dân hoặc chế độ xã hội, kinh tế của Đài Loan hoặc những mối đe dọa khác”.
Trước đó, ngày 29/6/2017, chính phủ Mỹ thông báo cho Quốc hội nước này, quyết định bán vũ khí trang bị cho Đài Loan tổng trị giá khoảng 1,4 tỷ USD. Điều này đã bị phía Trung Quốc lên tiếng phản đối quyết liệt.


Phong Vân

https://viettimes.vn/trung-quoc-dan-mat-dai-loan-my-bom-them-vu-khi-cho-dai-bac-150830.html


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lá chắn Mỹ "bó tay" trước tên lửa Triều Tiên?

Tin chắc Nga sa lầy Syria, Mỹ nuốt giận nhìn Mátxcơva khải hoàn chiến thắng

Kích Ukraine "tất tay" với Nga, Mỹ thúc đẩy cấp tên lửa Javenlin