Mỹ nhấn mạnh “mối đe dọa” Trung Quốc, Nga trong chiến lược an ninh mới
VietTimes -- Theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Herbert R. McMaster, tiêu điểm của báo cáo là bảo vệ người dân Mỹ, thúc đẩy thịnh vượng của Mỹ, kiên trì "hòa bình dựa trên sức mạnh", mở rộng vai trò ảnh hưởng của Mỹ.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Herbert R. McMaster. Ảnh: Bloomberg.[/caption]
Ngày 12/12, tại một sự kiện của nhóm nghiên cứu Policy Exchange Anh tại Mỹ, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Herbert R. McMaster cho biết đến ngày 18/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố "Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia", văn kiện chính sách an ninh tổng hợp lần đầu tiên sau khi ông Donald Trump lên cầm quyền.
Ông Herbert R. McMaster cho hay trong báo cáo chiến lược này, "mối đe dọa" của Mỹ không chỉ có Triều Tiên và Iran, mà còn có Trung Quốc và Nga - những “quốc gia theo chủ nghĩa xét lại”. Báo cáo phê phán Trung Quốc và Nga “đe dọa trật tự quốc tế và ổn định, coi thường chủ quyền của các nước láng giềng và pháp trị”.
Theo Herbert R. McMaster, Trung Quốc đang sử dụng “tấn công kinh tế” để thách thức trật tự quốc tế. Trật tự kinh tế thế giới hỗ trợ người dân thoát nghèo và dựa trên quy tắc bị thách thức bởi sự “xâm lăng kinh tế” (economic aggression) của Trung Quốc.
Báo cáo chiến lược này coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là "mối đe dọa" của Mỹ, nhấn mạnh trong an ninh quốc gia, sức cạnh tranh kinh tế rất quan trọng.
Về Nga, ông Herbert R. McMaster hoàn toàn không trực tiếp đề cập đến việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, nhưng cho rằng Nga lấy “cuộc chiến tranh thế hệ mới” để đe dọa Mỹ, “thông qua dùng mạng làm vũ khí để công bố thông tin giả, có ý đồ chia rẽ xã hội của chúng ta (Mỹ)”.
Để ứng phó với hai mối đe dọa lớn Trung Quốc và Nga, ông Herbert R. McMaster cho biết Mỹ cần tiến hành “tham gia mang tính cạnh tranh”, “cạnh tranh có hiệu quả trong các lĩnh vực mới”. Những năm gần đây, Mỹ đã dành ra rất nhiều không gian cạnh tranh, đã tạo cơ hội cho những “quốc gia chủ nghĩa xét lại” này.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Tổng thống Mỹ Donald Trump và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Herbert R. McMaster. Ảnh: Free Beacon.[/caption]
"Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia" là văn kiện quan trọng làm nền tảng cho các phương châm an ninh cụ thể như "sửa đổi thể chế hạt nhân". Ông Herbert R. McMaster cho biết tiêu điểm của báo cáo ở chỗ bảo vệ công dân Mỹ, thúc đẩy thịnh vượng của Mỹ, kiên trì "hòa bình dựa trên sức mạnh" do ông Donald Trump đưa ra, mở rộng vai trò ảnh hưởng của Mỹ. Ngoài ra, dự kiến, báo cáo cũng bao gồm các biện pháp ứng phó với các tổ chức khủng bố quốc tế.
Theo báo chí Mỹ, ông Herbert R. McMaster đã sử dụng một số từ ngữ quan trọng để tổng kết chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ như “tham gia mang tính cạnh tranh”, “tăng cường quan hệ đồng minh”, “thúc đẩy các cải cách cần thiết”, “bảo đảm lòng tin của Mỹ” và “bảo vệ trật tự thế giới”.
Đối với những tiết lộ về báo cáo chiến lược an ninh mới của Mỹ từ ông Herbert R. McMaster, Phó giám đốc Học viện quan hệ quốc tế, Đại học nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc, ông Kim Xán Vinh cho rằng báo cáo này mang theo tư tưởng truyền thống chủ đạo, lập trường chính trị của Đảng Cộng hòa Mỹ luôn khá cứng rắn, coi trọng thực lực, nhấn mạnh chủ nghĩa đơn phương. Theo logic này, sẽ không khó để thấy được việc xuất hiện một báo cáo như vậy.
Tuy nhiên, khái niệm “quốc gia chủ nghĩa xét lại” trước đây chỉ được một bộ phận học giả Mỹ đề cập đến, chỉ ra rằng có quốc gia “đã làm thay đổi hiện trạng”. Lần này, quan chức Mỹ sử dụng ngôn từ như vậy cho thấy mức độ quan trọng hơn dự kiến.
Kim Xán Vinh cho rằng thực ra, Mỹ mới là “chủ nghĩa xét lại”, trong các vấn đề quốc tế, Mỹ “không hài lòng cái gì thì rút ra khỏi tập thể”. Việc mô tả của báo cáo về Trung Quốc và Nga đã thể hiện “tư duy bá quyền” của Mỹ, đã phản ánh Trung Quốc và Nga đã đụng chạm đến lợi ích của Mỹ và đồng minh trong một số vấn đề quốc tế.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc ngày càng gia tăng phô trương sức mạnh ở các vùng biển trong khu vực, trong đó có Biển Đông. Ảnh: Sina.[/caption]
Ông Kim Xán Vinh nói: “Báo cáo này đã phản ánh quan hệ Trung - Mỹ đang tồn tại thách thức, chúng ta (Trung Quốc) cần làm tốt chuẩn bị tâm lý”. Tuy nhiên, Kim Xán Vinh cho rằng nó cũng chỉ là một mặt của nhà cầm quyền Mỹ, phần nhiều là quan điểm của quân đội Mỹ.
Trong các vấn đề như kinh tế, an ninh, chống khủng bố, bán đảo Triều Tiên và hạt nhân Iran, Mỹ đều không thể tách rời Trung Quốc, cần có sự giúp đỡ và hợp tác của Trung Quốc.
Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 13/12, nếu những thông tin ông Herbert R. McMaster tiết lộ là sự thật thì chiến lược an ninh mới của Mỹ vẫn thể hiện tư duy Chiến tranh Lạnh cũ, Mỹ vẫn coi sự phát triển của Trung Quốc là mối đe dọa.
Ông Herbert R. McMaster cho hay trong báo cáo chiến lược này, "mối đe dọa" của Mỹ không chỉ có Triều Tiên và Iran, mà còn có Trung Quốc và Nga - những “quốc gia theo chủ nghĩa xét lại”. Báo cáo phê phán Trung Quốc và Nga “đe dọa trật tự quốc tế và ổn định, coi thường chủ quyền của các nước láng giềng và pháp trị”.
Theo Herbert R. McMaster, Trung Quốc đang sử dụng “tấn công kinh tế” để thách thức trật tự quốc tế. Trật tự kinh tế thế giới hỗ trợ người dân thoát nghèo và dựa trên quy tắc bị thách thức bởi sự “xâm lăng kinh tế” (economic aggression) của Trung Quốc.
Báo cáo chiến lược này coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là "mối đe dọa" của Mỹ, nhấn mạnh trong an ninh quốc gia, sức cạnh tranh kinh tế rất quan trọng.
Về Nga, ông Herbert R. McMaster hoàn toàn không trực tiếp đề cập đến việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, nhưng cho rằng Nga lấy “cuộc chiến tranh thế hệ mới” để đe dọa Mỹ, “thông qua dùng mạng làm vũ khí để công bố thông tin giả, có ý đồ chia rẽ xã hội của chúng ta (Mỹ)”.
Để ứng phó với hai mối đe dọa lớn Trung Quốc và Nga, ông Herbert R. McMaster cho biết Mỹ cần tiến hành “tham gia mang tính cạnh tranh”, “cạnh tranh có hiệu quả trong các lĩnh vực mới”. Những năm gần đây, Mỹ đã dành ra rất nhiều không gian cạnh tranh, đã tạo cơ hội cho những “quốc gia chủ nghĩa xét lại” này.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Tổng thống Mỹ Donald Trump và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Herbert R. McMaster. Ảnh: Free Beacon.[/caption]
"Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia" là văn kiện quan trọng làm nền tảng cho các phương châm an ninh cụ thể như "sửa đổi thể chế hạt nhân". Ông Herbert R. McMaster cho biết tiêu điểm của báo cáo ở chỗ bảo vệ công dân Mỹ, thúc đẩy thịnh vượng của Mỹ, kiên trì "hòa bình dựa trên sức mạnh" do ông Donald Trump đưa ra, mở rộng vai trò ảnh hưởng của Mỹ. Ngoài ra, dự kiến, báo cáo cũng bao gồm các biện pháp ứng phó với các tổ chức khủng bố quốc tế.
Theo báo chí Mỹ, ông Herbert R. McMaster đã sử dụng một số từ ngữ quan trọng để tổng kết chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ như “tham gia mang tính cạnh tranh”, “tăng cường quan hệ đồng minh”, “thúc đẩy các cải cách cần thiết”, “bảo đảm lòng tin của Mỹ” và “bảo vệ trật tự thế giới”.
Đối với những tiết lộ về báo cáo chiến lược an ninh mới của Mỹ từ ông Herbert R. McMaster, Phó giám đốc Học viện quan hệ quốc tế, Đại học nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc, ông Kim Xán Vinh cho rằng báo cáo này mang theo tư tưởng truyền thống chủ đạo, lập trường chính trị của Đảng Cộng hòa Mỹ luôn khá cứng rắn, coi trọng thực lực, nhấn mạnh chủ nghĩa đơn phương. Theo logic này, sẽ không khó để thấy được việc xuất hiện một báo cáo như vậy.
Tuy nhiên, khái niệm “quốc gia chủ nghĩa xét lại” trước đây chỉ được một bộ phận học giả Mỹ đề cập đến, chỉ ra rằng có quốc gia “đã làm thay đổi hiện trạng”. Lần này, quan chức Mỹ sử dụng ngôn từ như vậy cho thấy mức độ quan trọng hơn dự kiến.
Kim Xán Vinh cho rằng thực ra, Mỹ mới là “chủ nghĩa xét lại”, trong các vấn đề quốc tế, Mỹ “không hài lòng cái gì thì rút ra khỏi tập thể”. Việc mô tả của báo cáo về Trung Quốc và Nga đã thể hiện “tư duy bá quyền” của Mỹ, đã phản ánh Trung Quốc và Nga đã đụng chạm đến lợi ích của Mỹ và đồng minh trong một số vấn đề quốc tế.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc ngày càng gia tăng phô trương sức mạnh ở các vùng biển trong khu vực, trong đó có Biển Đông. Ảnh: Sina.[/caption]
Ông Kim Xán Vinh nói: “Báo cáo này đã phản ánh quan hệ Trung - Mỹ đang tồn tại thách thức, chúng ta (Trung Quốc) cần làm tốt chuẩn bị tâm lý”. Tuy nhiên, Kim Xán Vinh cho rằng nó cũng chỉ là một mặt của nhà cầm quyền Mỹ, phần nhiều là quan điểm của quân đội Mỹ.
Trong các vấn đề như kinh tế, an ninh, chống khủng bố, bán đảo Triều Tiên và hạt nhân Iran, Mỹ đều không thể tách rời Trung Quốc, cần có sự giúp đỡ và hợp tác của Trung Quốc.
Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 13/12, nếu những thông tin ông Herbert R. McMaster tiết lộ là sự thật thì chiến lược an ninh mới của Mỹ vẫn thể hiện tư duy Chiến tranh Lạnh cũ, Mỹ vẫn coi sự phát triển của Trung Quốc là mối đe dọa.
Phong Vân
https://viettimes.vn/my-nhan-manh-moi-de-doa-trung-quoc-nga-trong-chien-luoc-an-ninh-moi-149995.html
Nhận xét
Đăng nhận xét