Ukraine thành “đấu trường” giữa Mỹ-NATO và Nga: Quá liều, quá nguy hiểm!

VietTimes -- “Cần phải chặn đứng vòng xoáy leo thang đang lan rộng trước khi nó kết thúc trong thảm họa”, giáo sư về chiến lược thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, ông Lyle J. Goldstein nhấn mạnh trong bài viết trên National Interest.






[caption id="" align="alignnone" width="650"]Hình ảnh binh lính thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine (ảnh: National Interest) Hình ảnh binh lính thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine (ảnh: National Interest)[/caption]




Tình hình Triều Tiên dường như khiến an ninh quốc gia Mỹ phải nhìn về tương lai, buộc người Mỹ phải suy nghĩ nghiêm túc về viễn cảnh xảy ra chiến tranh hạt nhân lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là tình hình đang diễn ra ở Ukraine quả thực cũng không kém phần nguy hiểm. Theo giáo sư Goldstein, tình hình Ukraine trên thực tế còn nguy hiểm hơn bởi 3 lý do đáng chú ý sau:

1 - Nga đã trở thành một vấn đề chính trị khó giải quyết đối với chính trị nội bộ nước Mỹ ngày nay đến nỗi hầu như không hề nhìn thấy những đánh giá hợp lý trong thảo luận về chiến lược của Mỹ.

2 - Mỗi ngày đều có người mất mạng trong cuộc chiến ủy nhiệm ở miền đông Ukraine và tình hình đó kích động đáng kể những cơn bốc đồng dân tộc chủ nghĩa ở cả hai bên.

3 - Kho vũ khí hạt nhân lớn và đã được thử nghiệm thành công của điện Kremlin khiến cho nơi cất giấu vũ khí nhỏ bé của “Người tên lửa” Kim Jong Un trở nên thật tầm thường khi so sánh về sức mạnh hủy diệt.

Vấn đề ở đây không chỉ đơn giản là làm mới những gì mà ai cũng biết. Ví dụ, mọi người đều biết rằng ông George Kennan, một trong những nhà ngoại giao nổi tiếng nhất của Mỹ và là nhà tư tưởng chính sách đối ngoại của thế kỷ XX, đã phản đối mạnh mẽ sự mở rộng của NATO trong những năm 1990 (và ông không hề đơn độc), nhưng dù thế nào thì chính phủ các đời tổng thống Mỹ kế tiếp vẫn cứ thế tiến hành.
Quân đội NATO ngày càng tiến sát biên giới nước NgaQuân đội NATO ngày càng tiến sát biên giới nước Nga

Ngoài ra, cũng chẳng có ích gì khi xem lại các sự kiện bi thảm của Maidan, và các nhà ngoại giao châu Âu và Mỹ như Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland đã cường điệu cuộc khủng hoảng chính trị nhạy cảm ở Kiev hồi 2013-2014, thúc đẩy Nga tiến hành các biện pháp đối phó Crimea và kích động một cuộc nội chiến tàn khốc bùng nổ. Ít nhất thì Tổng thống Barack Obama sau đó đã đủ khôn ngoan để thừa nhận rằng Mỹ hầu như không có lựa chọn nào để đáp trả khi đối mặt với "lợi ích cốt lõi" của Nga, như đã giải thích trong cuộc phỏng vấn tập trung vào chính sách đối ngoại năm 2016 của ông đăng trên tạp chí The Atlantic.

Theo giáo sư Goldstein, cuộc xung đột âm ỉ ở miền đông Ukraine là tàn dư của những động thái liều lĩnh này, và bất cứ tia hy vọng nào về việc chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể chấm dứt sự đau khổ của vùng đất này với một kế hoạch hòa bình sáng tạo đều đã hoàn toàn tiêu tan. Cuộc thảo luận kỳ lạ, thiếu chuẩn bị về ảnh hưởng của Nga tại Mỹ trong năm qua gần như hoàn toàn được thực hiện bởi những người không biết gì về Nga, trừ một số ngoại lệ sáng sủa và hợp lý trên diễn đàn giá trị này. Để giúp đáp lại, National Interest đã xem xét kỹ các bài viết tiếng Nga mới và có liên quan: trong trường hợp này là một cuộc điều tra hồi tháng 11/2017 về tình hình Ukraine được đăng trên tờ Military Review của Nga.

Bài báo miêu tả các vụ đánh bom ở Crimea hồi cuối tháng 10/2017 vào một đường ống dẫn khí đốt, một trạm phân phối khí đốt và các đường dây điện gần đó được cho là đã cắt điện và khí đốt của 3.000 cư dân. Một sự cố dọc biên giới hồi tháng 8/2016 khiến hai sĩ quan Nga bị giết, và một vụ khác nữa vào tháng 11/2016 trong đó có hai binh lính Nga bị bắt giam cũng được bàn luận. Tác giả đã hỏi thẳng: "Đây có phải là cuộc xâm lược quân sự cần phải được đáp trả bằng vũ lực?".

Bài viết lưu ý rằng những kẻ phá hoại người Ukraine bị bắt giữ đã mang theo những chiếc túi đựng đầy "mìn từ tính và mìn tiếp xúc, ngòi nổ, thuốc nổ TNT và lựu đạn". Không hề có đề cập nào về các hành động phá hoại chống lại Ukraine của các đặc vụ Nga. Vin vào mối liên hệ với các tổ chức tình báo phương Tây, tác giả bài phân tích tiếng Nga này cho rằng những kẻ phá hoại người Ukraine thường xuyên được cập nhật kiến thức bởi các "đồng nghiệp" nước ngoài.

Hơn nữa, mặc dù có một số giải thích để tránh hiểu nhầm, bài báo này thực sự khá gay gắt với Tổng thống Vladimir Putin. Tác giả chỉ trích lãnh đạo của Nga là "quá hăm hở tự đặt bản thân chúng ta vào vị trí những sứ giả đưa tin về các phương pháp hòa bình", và " thiếu phản ứng thích hợp ở mức độ chiến thuật tác chiến ... có khả năng dẫn tới việc tiếp tục các hành động lật đổ ở Cộng hòa Crimea”. Trong khi sẵn lòng nói rằng "tuyên bố rất ôn hòa của Tổng thống Putin ... đã được suy xét cẩn thận", chiến lược gia người Nga này mặc dù vậy vẫn thể hiện khá rõ ràng là ông phản đối "thái độ hòa nhã quá mức của chính quyền nước ta đối với các thủ đoạn khủng bố của người Ukraine".

Bài phân tích cũng thể hiện phản ứng phẫn nộ đối với cuộc pháo kích dữ dội ở vùng lân cận Donetsk. Bài viết cho thấy các nhà cầm quyền Ukraine đã điều động đến đây 250-350 khẩu pháo lớn và đưa ra những so sánh giữa việc triển khai này với mối đe dọa mà pháo binh Triều Tiên gây ra cho Seoul. Theo phân tích của Nga: "Màn đọ hỏa lực ác liệt gây ra kết thúc bi thảm cho công dân của chúng ta đã được ‘Hiệp ước Minsk ’ cho phép...".

Một cảnh báo nghiêm khắc được đưa ra sau đó nói rằng không quân Nga ở khu vực quân sự phía Nam với sự yểm trợ của các cuộc tấn công bằng cả 2 loại tên lửa Iskander và Kalibr có đủ khả năng "để phá hủy hoàn toàn các vị trí pháo binh hoạt động mạnh nhất". Thêm vào đó, quân đội Nga gần đây đã luyện tập với các phương pháp này tại Syria.


[caption id="" align="alignnone" width="650"]Nga đã triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander ở biên giới phía tây Nga đã triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander ở biên giới phía tây[/caption]


Trong viễn cảnh u ám của Nga: "... các nhà tài trợ nước ngoài của họ [lãnh đạo Kiev] rõ ràng đã quyết định sử dụng Ukraine ở vị trí cuối cùng ... như là bàn đạp để duy trì tình trạng leo thang lâu dài dọc biên giới phía tây của chúng ta". Quả thực, Kiev được cho là “đã tràn ngập nhân viên tình báo Mỹ”, và không có gì ngạc nhiên khi tác giả này đã có một vài nhận xét bất lịch sự về Đại diện đặc biệt của chính quyền ông Trump tại Ukraine Kurt Volker, người được miêu tả là "tác giả của nhiều bình luận thù địch với Nga" và "học trò của Thượng nghị sĩ John McCain".

Bài phân tích tiếng Nga này đã đánh giá rằng trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy việc chuyển giao các loại vũ khí chết người cho Ukraine và đang xảy ra "leo thang quy mô lớn ở chiến trường Donbass" thì đề xuất phát triển một sứ mệnh gìn giữ hòa bình cho miền đông Ukraine của ông Volker chỉ có thể là "một loại thủ đoạn rất khó chịu". Bài báo này kết luận bằng lo ngại rằng có thể bị buộc phải tìm kiếm một giải pháp quân sự cho Donbass, ngay cả khi "tất cả thù trong, giặc ngoài của nước Nga bắt đầu ngẩng đầu dậy" trong mùa xuân năm 2018.

Một số độc giả Mỹ chắc chắn sẽ có ý muốn bỏ qua những bài báo như của một người theo chủ nghĩa Nga kiểu này. Tuy nhiên, điều đó có thể thật thiếu khôn ngoan, bởi vì những cảm xúc trong bài này có thể phản ánh khá rõ về tầng lớp đứng đầu an ninh quốc gia của Matxcơva và vì vậy đã bỏ qua mối nguy cơ chung của chúng ta.

Giống như một khung cửa để nhìn vào dòng suy nghĩ này, bài báo quả thực có thể cho thấy, ngay cả khi ông Putin được coi là một người theo đường lối cứng rắn bởi phần lớn phương Tây, ông vẫn có thể phải chịu áp lực lớn từ những người Nga theo chủ nghĩa dân tộc để cho căng thẳng leo thang và thậm chí còn giải quyết toàn bộ tình hình Ukraine bằng vũ lực. Chắc chắn một kết quả như vậy sẽ là một thảm họa đối với Ukraine, Nga và châu Âu. Nhưng khi không có dấu hiệu tan băng trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới, Kremlin thực sự có thể xem lại tất cả các lựa chọn của mình.

Mùa đông 75 năm trước, Hồng quân Liên Xô đã bao vây và tiêu diệt Tập đoàn quân số 6 thiện chiến của Đức. Bằng cách loại khỏi vòng chiến hoặc bắt giữ gần nửa triệu binh lính Đức Quốc xã trong một cuộc tấn công gọng kìm quy mô lớn, quân đội Nga đã giáng cho Hitler một đòn nặng nề khiến cỗ máy chiến tranh của trùm phát xít không bao giờ phục hồi được. "Thực ra nếu như Nga không giành chiến thắng, khả năng lớn là bây giờ tất cả chúng ta đều đang nói tiếng Đức, chí ít là những người không bị đưa tới các phòng hơi ngạt. Vào thời điểm đó - một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới hiện đại - chúng ta vẫn còn nợ Matxcơva sự tin tưởng đối với an ninh quốc gia của Nga", tác giả trên National Interest lưu ý.

Giáo sư Goldstein cho rằng đã đến lúc Washington cần phải đặt sang một bên xu hướng cạnh tranh toàn cầu và các động thái leo thang để tìm kiếm các giải pháp thực dụng có thể chấm dứt những đau khổ của người dân ở phía đông Ukraine, và nhờ đó bắt đầu ổn định toàn bộ cấu trúc an ninh châu Âu đang ọp ẹp đầy nguy hiểm.

Hồng Nhung

https://viettimes.vn/ukraine-thanh-dau-truong-giua-mynato-va-nga-qua-lieu-qua-nguy-hiem-148891.html




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lá chắn Mỹ "bó tay" trước tên lửa Triều Tiên?

Tin chắc Nga sa lầy Syria, Mỹ nuốt giận nhìn Mátxcơva khải hoàn chiến thắng

Kích Ukraine "tất tay" với Nga, Mỹ thúc đẩy cấp tên lửa Javenlin