Tên lửa, vũ khí hạt nhân Triều Tiên: 4 bài học với thế giới



VietTimes -- Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố với toàn thế giới rằng sẽ không thể dọa nạt "người Triều Tiên" khiến họ từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình.

Năm 2017 là một năm đặc biệt với Triều Tiên. Cuối cùng Bình Nhưỡng đã đạt được giấc mơ hàng thập kỷ trước đó: tạo ra được vũ khí hạt nhân đủ mạnh để ngăn chặn Mỹ. Mặc cho ông Trump đã đe dọa gây chiến trong nhiều tháng, Triều Tiên đã thúc đẩy và trở thành một quốc gia (thuộc thế giới thứ 3) đầu tiên sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Kể từ nay, đàm phán với Triều Tiên sẽ càng trở nên khó hơn. Nguồn tài chính dành cho vũ khí của nước này được ước tính vào khoảng 5% GDP. Đây là một sự hy sinh to lớn với một nước đang phát triển như Triều Tiên. Do đó, ông Kim Jong-Un sẽ không từ bỏ chương trình vũ khí hoặc ông phải đòi hỏi một sự nhượng bộ rất lớn.

Nhưng đàm phán với Triều Tiên là điều cần thiết. Triều Tiên có vũ khí hạt nhân và không bị giám sát bởi bất cứ tổ chức nào. Họ cũng không tham gia Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) hay Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA. Điều này đe dọa và gây áp lực cho Mỹ phải đàm phán với Bình Nhưỡng ngay lập lức. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson gần đây đã đề nghị thực hiện những cuộc đàm phán tự do.




[caption id="" align="alignnone" width="650"]Tên lửa, vũ khí hạt nhân Triều Tiên: 4 bài học với thế giới - ảnh 1 Từ 2016 tới gần cuối 2017, Triều Tiên đã thử hạt nhân 3 lần và phóng thành công tên lửa rất nhiều lần.[/caption]


1. Triều Tiên nhất định phải sở hữu được vũ khí mình muốn

Bài học quan trọng nhất mà Triều Tiên dành cho thế giới năm nay là họ nhất định phải sở hữu được những vũ khí cần thiết dù cho phần còn lại của thế giới có chỉ trích hay hành động gì. Và họ đã chuẩn bị cái giá phải trả thật lớn. Từ khi vòng đàm phán 6 bên lâm vào thế bế tắc, Triều Tiên nhận nhiều lệnh trừng phạt và cách ly hơn. Cựu Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun Hye (hiện đang bị buộc tội) đã làm cho sự cô lập của Triều Tiên tồi tệ hơn bằng phương thức tìm cách gạt bỏ những mối quan hệ ngoại giao của Bình Nhưỡng, đặc biệt với các nước thế giới thứ 3.

Trung Quốc cũng vậy, họ từ từ áp dụng các lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng và tán thành với người Mỹ về việc giải trừ hạt nhân ở Triều Tiên. Mặc cho các hành động của thế giới, Triều Tiên vẫn kiên gan, họ vẫn thử bom và tên lửa liên tục dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un.

Việc Triều Tiên đã sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa mặc cho thế giới cô lập và ngăn chặn, đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Các nước với nguồn tài nguyên đủ và có sự kiên quyết đều có thể sở hữu vũ khí như vậy. Nếu Triều Tiên có thể làm điều đó bất chấp mọi hậu quả, thì những nước đang mất ổn định cũng có thể làm như vậy.

2. Sự hăm dọa sẽ không khiến Triều Tiên chùn bước

Những lời gay gắt của ông Trump dành cho Triều Tiên là một minh chứng. Chưa từng có tổng thống Mỹ nào tuyên bố với Triều Tiên như vậy. Điều này có đe dọa được Triều Tiên? Tuyên bố của ông Trump cũng giống như điều Triều Tiên thường làm. Bình Nhưỡng đã dùng lời lẽ đe dọa trong nhiều năm ví dụ họ đã từng tuyên bố sẽ biến Seoul thành "biển lửa". Ông Trump cũng sử dụng những lời kích động như vậy với Triều Tiên. Ông đe dọa sẽ điều hạm đội tới và dùng "lửa cùng sự thịnh nộ" để "tiêu diệt toàn bộ Triều Tiên".

Tên lửa, vũ khí hạt nhân Triều Tiên: 4 bài học với thế giới - ảnh 2 Sau vụ thử tên lửa thành công của Triều Tiên vào 29.11, Ông Trump đã kiềm chế và chỉ nói "Chúng tôi sẽ lo việc đó!"

Không ngạc nhiên khi những lời hăm dọa đó chẳng có hiệu quả. Như dự đoán, Triều Tiên chẳng buồn đếm xỉa đến lời của ông Trump. Rốt cuộc, ngay cả Tổng thống Mỹ cũng nhận ra những đe dọa của ông chẳng đi tới đâu. Sau vụ thử tên lửa gần nhất vào ngày 29.11, ông Trump đã kiềm chế và chỉ nói: "Chúng tôi sẽ lo việc đó!"

3. An toàn là một vấn đề mong manh
Những hoạt động hạt nhân của Triều Tiên nằm ngoài khuôn khổ của Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân và cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế IAEA làm dấy lên vấn đề về an toàn. Chúng ta có rất ít thông tin kỹ thuật về tình trạng các lò phản ứng hạt nhân của Bình Nhưỡng, những quy chuẩn về an toàn, cách xử lý rác thải hạt nhân, việc bảo trì, bảo dưỡng... Triều Tiên cũng không có phát biểu gì về vụ sập đường hầm tại bãi thử hạt nhân mùa thu vừa rồi.

Một tờ báo Nhật Bản đã tiết lộ câu chuyện này sau đó. Các nhà khoa học Hàn Quốc thì dự đoán việc tiếp tục thử hạt nhân tại khu vực Punggye-ri có thể sẽ làm sụp đổ ngọn núi và gây ra ảnh hưởng phóng xạ hạt nhân như tại Chernobyl.
Tên lửa, vũ khí hạt nhân Triều Tiên: 4 bài học với thế giới - ảnh 3 Hwasong-15, tên lửa đạn đạo liên lục địa mới phóng thành công của Triều Tiên có thể bắn gần như mọi mục tiêu trên thế giới.

Các cuộc đàm phán cuối cùng rồi cũng phải tiếp tục, sẽ tạo ra động lực cho Triều Tiên. Chương trình hạt nhân của họ hiện đang phát triển và triển khai rất tốt. Ông Kim Jong-Un đã phát biểu sẽ biến Triều Tiên thành nước "nhất thế giới về sức mạnh hạt nhân". Những thế lực bên ngoài thì ngày càng tuyệt vọng trong việc điều tra thực lực của Triều Tiên, ít nhất để chắc chắn việc Triều Tiên có khả năng xảy ra tai nạn lò phản ứng hạt nhân hay không? Vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng trong vài năm tới.

4. Phái diều hâu chiếm ưu thế trong những cuộc thảo luận về Triều Tiên
Một điều mỉa mai là khi việc công khai hạt nhân hóa của Triều Tiên đang đòi hỏi thúc đẩy những cuộc đàm phán hòa bình thì những người có quan điểm hiếu chiến lại đang chiếm ưu thế khi thảo luận về vấn đề "đáp trả" Triều Tiên. Những kênh truyền thông lớn của phương Tây như CNN, Fox, National Interest, TheEconomist, The Atlantic và các tờ báo lớn của Mỹ hiện đang bị thống trị bởi những nhà bình luận hiếu chiến trong vấn đề Triều Tiên.

Ngay cả Đảng cánh tả Hàn Quốc vừa mới chiếm được vị trí tổng thống vào đầu năm cũng vì bị áp lực của Triều Tiên mà phải đi theo đường lối của ông Trump. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In, kiến trúc sư của mối quan hệ liên triều và không ham chiến giờ đang theo ông Trump, gây áp lực với Bình Nhưỡng. Trung Quốc cũng đang từng bước tăng thêm áp lực với Triều Tiên.Tên lửa, vũ khí hạt nhân Triều Tiên: 4 bài học với thế giới - ảnh 4 Bình Nhưỡng sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân của họ.

Những thảo luận về Triều Tiên bị thu hẹp vào việc trừng phạt hay leo thang chiến tranh, đã loại bỏ tiếng nói hòa giải của những người ưa chuộng hòa bình. Hiện tại, các thảo luận chỉ là việc sẽ áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt và cô lập Triều Tiên hay sẽ không kích nước này. Sự cứng rắn của Bình Nhưỡng và từ chối đàm phán khiến sự việc càng trầm trọng hơn và có thể gây ra chiến tranh.

4 hiện trạng trên sẽ không thay đổi nhiều vào năm tới. Triều Tiên không có ý định dừng chương trình của họ. Chương trình hạt nhân của Triều Tiên càng phát triển nhanh chóng thì mối lo âu về an ninh sẽ càng tệ hơn và đẩy Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản hướng về bàn đàm phán. Nếu ông Trump có thông điệp gì thì đó là Bình Nhưỡng sẽ không vì bị đe dọa mà từ bỏ chương trình của họ.


Tiệp Nguyễn

https://viettimes.vn/ten-lua-vu-khi-hat-nhan-trieu-tien-4-bai-hoc-voi-the-gioi-150382.html


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lá chắn Mỹ "bó tay" trước tên lửa Triều Tiên?

Tin chắc Nga sa lầy Syria, Mỹ nuốt giận nhìn Mátxcơva khải hoàn chiến thắng

Kích Ukraine "tất tay" với Nga, Mỹ thúc đẩy cấp tên lửa Javenlin