IS thảm bại Syria và Iraq, lửa chiến vẫn lăm le nuốt Trung Đông
VietTimes -- “Bài học rút ra từ cuộc chiến chống IS là khu vực Trung Đông không thể được xem như là một tập hợp của các quốc gia độc lập”, tiến sĩ Seth J. Frantzman khẳng định trên National Interest.
Đối với liên minh chống IS do Mỹ lãnh đạo tại Iraq và Syria, từ khóa trong tháng 11 chính là từ "ổn định". Thuật ngữ này ngày càng được sử dụng để bao hàm các chiến dịch ở Syria và Iraq sau khi Raqqa được giải phóng khỏi tay IS hồi tháng 10 và đô thị cuối cùng mà IS chiếm đóng tại Iraq được giải phóng vào giữa tháng 11. "Chúng ta đang tiến vào giai đoạn ổn định", tuyên bố ngày 24/11 của Nhà Trắng nêu rõ, đề cập chi tiết các cuộc thảo luận của Tổng thống Donald Trump với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
“Ổn định” nghĩa chính xác là gì phụ thuộc rất nhiều vào cách diễn giải của các nhà hoạch định chính sách ở Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao, Nhà Trắng và các lãnh đạo của Lực lượng Đặc nhiệm Hỗn hợp Mỹ (CJTF) - Chiến dịch Nhổ tận gốc (OIR). Song có một điều rõ ràng là sau 3 năm chiến đấu chống IS cùng với 70 quốc gia đối tác, Mỹ đang trải qua một quá trình chuyển đổi ở Trung Đông. Theo phát ngôn viên Đại tá Ryan Dillon, quá trình này sẽ bao gồm việc tiếp tục huấn luyện các lực lượng an ninh Iraq (ISF), trong đó có 124.000 binh sĩ đã được liên minh huấn luyện. Nó cũng sẽ bao gồm một số hình thức hợp tác với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), vốn từng là một đối tác hiệu quả trong cuộc chiến chống IS tại Syria.
Bài học rút ra từ cuộc chiến chống IS là khu vực này không thể được xem như là một tập hợp của các quốc gia độc lập. Một cuộc khảo sát về Trung Đông cho thấy mức độ pha trộn phức tạp của khu vực này. Thổ Nhĩ Kỳ có lực lượng ở Syria và Qatar. Ả Rập Xê-út và các đồng minh vùng Vịnh đang tham chiến tại Yemen và đã cắt đứt quan hệ với Qatar. Các lực lượng ủy nhiệm do Iran hậu thuẫn, bao gồm cả Hashd al-Shaabi ở Iraq, Hezbollah ở Lebanon và nhiều lực lượng dân quân khác ở Syria, đang giữ vai trò lớn hơn bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử.
IS vẫn hoạt động ở Syria, Iraq, Ai Cập và xa hơn nữa. Theo Tư lệnh Không quân Israel, tướng Amir Eshel, Israel đã tiến hành hơn 100 cuộc không kích ở Syria. Ngoài ra, Mỹ, Nga và Jordan đã ký một thỏa thuận ngừng bắn cho miền nam Syria. Vì thế, trong khi IS suy yếu, một loạt các thách thức nghiêm trọng lại xuất hiện.
Chuyên gia Frantzman đã chỉ ra 6 thách thức to lớn mà Mỹ phải đối mặt, đó là:
Căng thẳng giữa Israel và Iran
Vào ngày 25/11, kênh Channel 2 của Israel dẫn nguồn tin cho biết Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã truyền tải một thông điệp tới Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng Jerusalem sẽ thường xuyên tấn công các căn cứ của Iran ở Lebanon. Các cảnh báo tấn công các căn cứ của Iran đã trở thành điều gần như xảy ra mỗi tuần ở Jerusalem. Hồi tháng 6, ông Netanyahu đã phát đi những cảnh báo tương tự sau khi Iran bắn tên lửa vào phiến quân IS ở gần Deir Ezzor. Tổng thống Israel Reuven Rivlin cũng đưa ra cảnh báo tương tự trong chuyến thăm Đức hồi tháng 9.
Trong khi đó, Iran cũng cảnh báo Israel về bất kỳ xung đột nào với Hezbolah. Ngày 24/ 11, tư lệnh Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran Mohammed Ali Jafri đã phát biểu rằng bất kỳ cuộc chiến nào với Israel cũng sẽ dẫn đến sự hủy diệt của nhà nước Do Thái. Vào tháng 6, lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah nói rằng bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai với Israel đều sẽ bao gồm các chiến binh Shiite đến từ Iraq và Iran.
Vào ngày 10/11, BBC đưa tin Iran đang xây dựng một căn cứ tại El-Kiswah phía nam Damascus, cách vị trí quân đội Israel trên cao nguyên Golan 50 km. Hezbollah đã chịu nhiều tổn thất trong khi chiến đấu ở Syria, song Israel ước tính là lực lượng này vẫn có tới hàng ngàn tên lửa. Lời đe dọa sẽ đưa quân từ Iraq và Syria đến chiến đấu với Israel của lãnh đạo Hezbollah cho thấy Hezbollah đang nghĩ tới một cuộc chiến sâu rộng, chứ không chỉ dừng ở tranh giành miền nam Lebanon, nơi Hezbollah và Israel đã phải đổ rất nhiều máu trong cuộc chiến 33 ngày năm 2006.
Đối với Israel, viễn cảnh Iran đang tạo ra một hành lang nối với biển thông qua Iraq và Syria gần như sắp trở thành hiện thực khi các lực lượng của Iraq và chính phủ Syria gặp nhau ở biên giới chung gần Albu-Kamal. Cả Baghdad và Damascus đều có quan hệ thân thiết với Iran. Ông Haider al-Abadi đã đến Iran vào ngày 26/10 sau khi tham dự các cuộc họp tại Ả Rập Xê-út trong tháng đó.
Israel đã tìm cách đặt ra các ranh giới đỏ tại Syria, cảnh báo Iran phải di chuyển các căn cứ của nước này ra xa cao nguyên Golan. Để thực hiện nhiệm vụ này tại Syria, Israel đã thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người mà ông Netanyahu cố gắng thiết lập quan hệ gần gũi trong vài năm qua.
Tuy nhiên, khi Nga, Jordan và Mỹ đồng ý thực thi một lệnh ngừng bắn ở miền nam Syria vào tháng 7, mối lo ngại của Israel gần như đã được gạt sang một bên. Trong năm tới, các cảnh báo của Israel cần được cân nhắc cẩn thận bởi một cuộc không kích của Israel ở Syria có thể gây ra một cuộc xung đột lớn với Hezbollah và Iran.
Ả Rập Xê-út đối đầu Hezbollah và Iran
Vào ngày 4/11, Thủ tướng Lebanon Saad Hariri đã xuất hiện trên truyền hình ở Ả Rập Xê-út để thông báo từ chức. Lời tuyên bố bất ngờ này đã khiến Lebanon chấn động bởi ông Hariri, người mà cha có thể đã bị Hezbollah ám sát vào năm 2005, đã phát biểu rằng đất nước của ông bị một "nhà nước trong nhà nước" kiểm soát.
Trong những ngày này, Ả Rập Xê-út cũng đang có cuộc khẩu chiến với ông Hassan Nasrallah. Vương quốc này đã chặn được một tên lửa phóng đi từ Yemen đến gần thủ đô Riyadh. Cả Hezbollah và Riyadh đều cáo buộc lẫn nhau là có hành động tuyên chiến. Bộ trưởng các vấn đề vùng Vịnh của Ả Rập Xê-út, ông Thamer Al-Sabhan đã có lời lẽ đặc biệt gay gắt khi gọi Hezbollah là "đảng của quỷ Sa-tăng", biến đổi từ tên thật của lực lượng này là “đảng của Chúa trời”.
Ả Rập Xê-út đã chỉ trích Iran ngày càng nhiều trong mấy năm qua. Ngoại trưởng Ả Rập Xê-út Adel al-Jubeir cáo buộc Tehran vận chuyển lậu vũ khí để trợ giúp phiến quân Houthi ở Yemen, nơi Ả Rập Xê-út đang tham chiến. Ả Rập Xê-út thường phàn nàn là đã bị chính sách của Mỹ bỏ mặc dưới thời ông Obama, và do đó nước này đã bám chặt lấy ông Trump trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 5 tại Riyadh. Vào tháng 10, Ả Rập Xê-út đã lên tiếng ủng hộ bài phát biểu lên án Iran của ông Trump. Thái tử Mohammad bin Salman dường như đã kịp củng cố quyền lực một cách đáng kể từ sau cuộc truy quét chống tham nhũng hồi đầu tháng 11. Hiện giờ, thế lực của thái tử trong đó có 2 ông Jubeir và Sabhan đã đủ sức để gia tăng đối đầu với Iran.
Tuy nhiên, Ả Rập Xê-út cũng đang gặp vấn đề. Quân đội nước này đã bị sa lầy tại Yemen từ tháng 3/2015. Trong bài phát biểu ngày 5/11, ông Nasrallah đã chỉ ra rằng Ả Rập Xê-út không thể tấn công Hezbollah bởi nước này không có biên giới với Lebanon, và ông còn nói rằng Israel sẽ không thay mặt Ả Rập Xê-út tham gia vào một cuộc chiến. Ngoài ra, sau hai tuần lễ ở Riyadh, ông Hariri đã sang Pháp, rồi đến Ai Cập và Síp, trước khi trở về Beirut vào ngày 21/11, nơi đơn xin từ chức của ông chưa được chấp thuận.
Vì vậy, Ả Rập Xê-út đã thất bại khi thực hiện ý định đẩy cuộc đối đầu với Iran vượt ra khỏi một cuộc khẩu chiến. Nước này đã cử ông Sabhan đến Syria vào tháng 10 để thảo luận về các nỗ lực tái thiết ở Raqqa, một biểu tượng nổi bật về các lợi ích dự kiến ở miền đông Syria. Nước này cũng nỗ lực cải thiện quan hệ với Iraq bằng cách mở cửa biên giới và thực hiện chuyến bay đầu tiên sau 27 năm tới Baghdad vào tháng 10 vừa qua. Không rõ chiến lược của Riyadh ở Iraq là gì để có thể khuyến khích Baghdad thôi phụ thuộc vào Tehran.
Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và SDF ở miền đông Syria
Sau khi ông Trump nói chuyện với ông Erdogan vào cuối tháng 11, các nguồn tin cho biết rằng Mỹ sẽ chấm dứt cung cấp vũ khí cho Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG). Song thông tin thực tế do Đại sứ quán Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp lại không cho thấy điều đó, YPG không được nhắc đến.
Thay vào đó, Mỹ tuyên bố rằng có “những điều chỉnh đang được xem xét đối với việc hỗ trợ quân sự cho các đồng minh của chúng ta tại các điểm nóng ở Syria". Mỹ khẳng định rằng mình đang bước vào một "giai đoạn ổn định" mới, điều này cho thấy là Mỹ có ý định ở lại miền đông Syria và tiếp tục hợp tác với SDF, trong đó có một thành phần là YPG.
Đối thoại Matxcơva-Ankara tượng trưng cho một nỗ lực nhằm loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ tại Syria. Mỹ đã không đóng một vai trò tích cực trong tiến trình Geneva trong một năm qua, cũng như không tham gia các cuộc đàm phán ở Astana hay Sochi. Điều này khiến các đối tác của Mỹ ở miền đông Syria bị gạt ra ngoài mọi thỏa thuận trong tương lai. Hy vọng duy nhất cho SDF có thể là Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD), một cánh chính trị của YPG, có văn phòng tại Matxcơva và được mời đến gặp lãnh đạo Nga. Nếu SDF theo phe Nga, thì Mỹ sẽ không có đối tác tại Syria, ngoại trừ sự hiện diện hạn chế của Mỹ với Jordan, quốc gia mà Mỹ đã ngừng chương trình hỗ trợ cho phe nổi dậy do CIA hậu thuẫn trước đây.
Quan hệ Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ-Qatar
Các nguyên thủ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran họp thượng đỉnh tại Sochi (ảnh: kremlin.ru)
Theo ông Frantzman, sau hội nghị thượng đỉnh Sochi, và quyết định gửi quân đến bảo vệ Qatar của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 6, có một mối quan hệ đang nổi lên giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran và Qatar. Ban đầu, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar là 2 nước hỗ trợ chủ yếu cho cuộc nổi dậy chống lại ông Assad và đã hậu thuẫn phe nổi dậy trong nhiều năm. Trong khi đó, Nga và Iran lại là những đồng minh quan trọng của ông Assad. Nhìn bề ngoài, 4 nước này có vẻ là kẻ địch. Tuy nhiên, những diễn biến trong năm ngoái đã đưa 4 nước lại gần nhau hơn.
Cả Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đều phản đối cuộc trưng cầu dân ý của chính quyền khu tự trị người Kurd (KRG) tại Iraq ngày 25/9. Qatar từ lâu đã hành động độc lập với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, và có mâu thuẫn với Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) do nước này ủng hộ nhóm vũ trang Hamas của Palestine, tổ chức Anh em Hồi giáo cũng như các chương trình của kênh truyền hình Al-Jazeera. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar đều ủng hộ Tổng thống Mohammed Morsi thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập cho đến khi ông này bị lật đổ vào năm 2013. Iran và Qatar đều ủng hộ Hamas, và Iran là nước viện trợ chính cho Qatar kể từ khi nước này bị các nước vùng Vịnh đứng đầu là Ả Rập Xê-út phong tỏa. Thổ Nhĩ Kỳ, tức giận trước mối quan hệ của Mỹ và SDF, cũng ngày càng cảm thấy rằng Matxcơva là địa chỉ đáng để tìm đến khi thảo luận về Syria.
Đối với Mỹ, mối quan hệ giữa 4 nước này là một vấn đề hết sức nan giải bởi ông Trump muốn xây dựng một liên minh chống Iran bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Qatar. Theo TS. Frantzman, Mỹ đã nhận thấy khó mà đạt được hiệu quả khi dựa chủ yếu vào Riyadh và Jerusalem, sau đó là Amman và Cairo, để giải quyết vấn đề của khu vực này.
Đồng minh người Kurd, Iraq và Syria
Trong cuộc chiến chống IS, lực lượng người Kurd đã trở thành đồng minh chủ chốt của Mỹ chống lại các phần tử cực đoan. Peshmerga của KRG đã trợ giúp liên minh do Mỹ đứng đầu suốt 1.000 km tiền tuyến ở miền bắc Iraq. Người Kurd cũng được các đối tác trong liên minh trang bị vũ khí, huấn luyện, cũng như hỗ trợ tài chính.
Tại Syria, người Kurd cũng là trụ cột của cuộc chiến chống lại IS, đã giành lại Raqqa, thủ đô tự xưng của IS. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, Mỹ đều cố gắng để cân bằng liên minh thực tế với người Kurd và liên minh lâu đời với Baghdad và Ankara. Những lãnh đạo người Kurd ở miền đông Syria và miền bắc Iraq cũng rất khác nhau và họ đến từ 2 truyền thống chính trị khác nhau của người Kurd.
Sau khi Baghdad quyết định chiếm lại Kirkuk vào tháng 10 với sự hỗ trợ ngầm của Mỹ và Iran, khu tự trị người Kurd đã rơi vào khủng hoảng chính trị. Nhà lãnh đạo KRG Masoud Barzani đã từ chức, còn các chính trị gia người Kurd thuộc Đảng Dân chủ Kurdistan và Liên minh yêu nước Kurdistan đã ra sức buộc tội lẫn nhau vì không bảo vệ được khu tự trị. Hiện giờ, với liên minh và sự hòa giải của Mỹ, mọi chuyện đã lắng xuống và người Kurd đang thảo luận các vấn đề với Baghdad.
Tuy nhiên, Mỹ đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng tại Iraq khi có sự tham gia của dân quân người Shia do Iran hậu thuẫn hoặc Hashd al-Shaabi (PMU) vào lực lượng an ninh Iraq. Nếu Mỹ thực sự muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Iran, Mỹ sẽ không được để cho người khác thấy Mỹ có hợp tác với các đơn vị này. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã nói rằng PMU nên rời khỏi lực lượng an ninh Iraq vào tháng 10, khi đó ông Abadi đã trả lời rằng PMU là một thành phần chủ chốt tham gia bảo vệ Iraq.
Mối quan hệ của Mỹ với người Kurd chắc chắn cũng sẽ rơi vào khủng hoảng tại Syria vì cả chính quyền Syria lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều đưa ra yêu cầu về những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Chính quyền Syria muốn giành lại quyền kiểm soát toàn bộ đất nước. Tiến trình Geneva và Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi bầu cử tự do và công bằng ở Syria, song khó có thể có một cuộc bầu cử dễ dàng dưới thời Assad và không thể có bầu cử trong khi đất nước Syria còn bị chia rẽ bởi nhiều nhóm hoạt động ở những khu vực khác nhau. Ông Tillerson đã khẳng định rằng gia đình ông Assad sẽ không có một tương lai nào ở Syria, vì vậy hiện vẫn chưa rõ làm thế nào mà chính sách của Mỹ có thể tán thành cho Assad giành lấy miền đông Syria. Nếu Mỹ từ bỏ các đồng minh người Kurd, ở Syria hay ở Iraq, thì uy tín của Mỹ đều sẽ bị suy giảm đáng kể.
Nguy cơ bùng nổ xung đột ở Trung Đông
Trung Đông đang vướng vào rắc rối hơn bao giờ hết. Mỗi vụ đụng độ nhỏ đều có sợi dây kết nối với các cuộc xung đột và đối thủ khác. Điều này đặc biệt đúng với thời hậu IS. Vì IS không còn là một thế lực lớn trên chiến trường Syria mà đã trở lại là một tổ chức khủng bố hoặc một nhóm nổi dậy, bóng tối kinh hoàng mà IS bao phủ khắp khu vực này sẽ kết thúc và một thời kỳ mới mở ra.
Chính sách tổng thể của Mỹ phải hiểu thấu thời kỳ mới này. Mặc dù có thể đã mệt mỏi sau khi trải qua hàng thập kỷ xảy ra xung đột ở nhiều nơi như Iraq, nhưng Washington vẫn cần hành động thận trọng bởi chỉ cần một động thái sai lầm vào lúc này cũng có thể làm bùng nổ một cuộc chiến khác, TS. Frantzman cảnh báo.
Hồng Nhung
https://viettimes.vn/is-tham-bai-syria-va-iraq-lua-chien-van-lam-le-nuot-trung-dong-149320.html
Bài học rút ra từ cuộc chiến chống IS là khu vực này không thể được xem như là một tập hợp của các quốc gia độc lập. Một cuộc khảo sát về Trung Đông cho thấy mức độ pha trộn phức tạp của khu vực này. Thổ Nhĩ Kỳ có lực lượng ở Syria và Qatar. Ả Rập Xê-út và các đồng minh vùng Vịnh đang tham chiến tại Yemen và đã cắt đứt quan hệ với Qatar. Các lực lượng ủy nhiệm do Iran hậu thuẫn, bao gồm cả Hashd al-Shaabi ở Iraq, Hezbollah ở Lebanon và nhiều lực lượng dân quân khác ở Syria, đang giữ vai trò lớn hơn bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử.
IS vẫn hoạt động ở Syria, Iraq, Ai Cập và xa hơn nữa. Theo Tư lệnh Không quân Israel, tướng Amir Eshel, Israel đã tiến hành hơn 100 cuộc không kích ở Syria. Ngoài ra, Mỹ, Nga và Jordan đã ký một thỏa thuận ngừng bắn cho miền nam Syria. Vì thế, trong khi IS suy yếu, một loạt các thách thức nghiêm trọng lại xuất hiện.
Chuyên gia Frantzman đã chỉ ra 6 thách thức to lớn mà Mỹ phải đối mặt, đó là:
Căng thẳng giữa Israel và Iran
Vào ngày 25/11, kênh Channel 2 của Israel dẫn nguồn tin cho biết Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã truyền tải một thông điệp tới Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng Jerusalem sẽ thường xuyên tấn công các căn cứ của Iran ở Lebanon. Các cảnh báo tấn công các căn cứ của Iran đã trở thành điều gần như xảy ra mỗi tuần ở Jerusalem. Hồi tháng 6, ông Netanyahu đã phát đi những cảnh báo tương tự sau khi Iran bắn tên lửa vào phiến quân IS ở gần Deir Ezzor. Tổng thống Israel Reuven Rivlin cũng đưa ra cảnh báo tương tự trong chuyến thăm Đức hồi tháng 9.
Trong khi đó, Iran cũng cảnh báo Israel về bất kỳ xung đột nào với Hezbolah. Ngày 24/ 11, tư lệnh Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran Mohammed Ali Jafri đã phát biểu rằng bất kỳ cuộc chiến nào với Israel cũng sẽ dẫn đến sự hủy diệt của nhà nước Do Thái. Vào tháng 6, lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah nói rằng bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai với Israel đều sẽ bao gồm các chiến binh Shiite đến từ Iraq và Iran.
Thủ tướng Israel Netanyahu và hình vẽ quả bom (ảnh: Reuters)
Iran và Israel đã có những căng thẳng trước đó, đặc biệt là trước khi thỏa thuận hạt nhân Iran, hay Kế hoạch hành động toàn diện chung được ký kết vào năm 2015. Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2012, ông Netanyahu đã sử dụng hình vẽ một quả bom và một đường ranh giới màu đỏ để kêu gọi ngăn chặn chương trình hạt nhân Iran. Nhưng bây giờ, mọi chuyện đã khác bởi vì cuộc chiến ở Syria đã đưa Iran đến gần biên giới Israel hơn.Vào ngày 10/11, BBC đưa tin Iran đang xây dựng một căn cứ tại El-Kiswah phía nam Damascus, cách vị trí quân đội Israel trên cao nguyên Golan 50 km. Hezbollah đã chịu nhiều tổn thất trong khi chiến đấu ở Syria, song Israel ước tính là lực lượng này vẫn có tới hàng ngàn tên lửa. Lời đe dọa sẽ đưa quân từ Iraq và Syria đến chiến đấu với Israel của lãnh đạo Hezbollah cho thấy Hezbollah đang nghĩ tới một cuộc chiến sâu rộng, chứ không chỉ dừng ở tranh giành miền nam Lebanon, nơi Hezbollah và Israel đã phải đổ rất nhiều máu trong cuộc chiến 33 ngày năm 2006.
Đối với Israel, viễn cảnh Iran đang tạo ra một hành lang nối với biển thông qua Iraq và Syria gần như sắp trở thành hiện thực khi các lực lượng của Iraq và chính phủ Syria gặp nhau ở biên giới chung gần Albu-Kamal. Cả Baghdad và Damascus đều có quan hệ thân thiết với Iran. Ông Haider al-Abadi đã đến Iran vào ngày 26/10 sau khi tham dự các cuộc họp tại Ả Rập Xê-út trong tháng đó.
Israel đã tìm cách đặt ra các ranh giới đỏ tại Syria, cảnh báo Iran phải di chuyển các căn cứ của nước này ra xa cao nguyên Golan. Để thực hiện nhiệm vụ này tại Syria, Israel đã thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người mà ông Netanyahu cố gắng thiết lập quan hệ gần gũi trong vài năm qua.
Tuy nhiên, khi Nga, Jordan và Mỹ đồng ý thực thi một lệnh ngừng bắn ở miền nam Syria vào tháng 7, mối lo ngại của Israel gần như đã được gạt sang một bên. Trong năm tới, các cảnh báo của Israel cần được cân nhắc cẩn thận bởi một cuộc không kích của Israel ở Syria có thể gây ra một cuộc xung đột lớn với Hezbollah và Iran.
Ả Rập Xê-út đối đầu Hezbollah và Iran
Vào ngày 4/11, Thủ tướng Lebanon Saad Hariri đã xuất hiện trên truyền hình ở Ả Rập Xê-út để thông báo từ chức. Lời tuyên bố bất ngờ này đã khiến Lebanon chấn động bởi ông Hariri, người mà cha có thể đã bị Hezbollah ám sát vào năm 2005, đã phát biểu rằng đất nước của ông bị một "nhà nước trong nhà nước" kiểm soát.
Trong những ngày này, Ả Rập Xê-út cũng đang có cuộc khẩu chiến với ông Hassan Nasrallah. Vương quốc này đã chặn được một tên lửa phóng đi từ Yemen đến gần thủ đô Riyadh. Cả Hezbollah và Riyadh đều cáo buộc lẫn nhau là có hành động tuyên chiến. Bộ trưởng các vấn đề vùng Vịnh của Ả Rập Xê-út, ông Thamer Al-Sabhan đã có lời lẽ đặc biệt gay gắt khi gọi Hezbollah là "đảng của quỷ Sa-tăng", biến đổi từ tên thật của lực lượng này là “đảng của Chúa trời”.
Ả Rập Xê-út đã chỉ trích Iran ngày càng nhiều trong mấy năm qua. Ngoại trưởng Ả Rập Xê-út Adel al-Jubeir cáo buộc Tehran vận chuyển lậu vũ khí để trợ giúp phiến quân Houthi ở Yemen, nơi Ả Rập Xê-út đang tham chiến. Ả Rập Xê-út thường phàn nàn là đã bị chính sách của Mỹ bỏ mặc dưới thời ông Obama, và do đó nước này đã bám chặt lấy ông Trump trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 5 tại Riyadh. Vào tháng 10, Ả Rập Xê-út đã lên tiếng ủng hộ bài phát biểu lên án Iran của ông Trump. Thái tử Mohammad bin Salman dường như đã kịp củng cố quyền lực một cách đáng kể từ sau cuộc truy quét chống tham nhũng hồi đầu tháng 11. Hiện giờ, thế lực của thái tử trong đó có 2 ông Jubeir và Sabhan đã đủ sức để gia tăng đối đầu với Iran.
Tuy nhiên, Ả Rập Xê-út cũng đang gặp vấn đề. Quân đội nước này đã bị sa lầy tại Yemen từ tháng 3/2015. Trong bài phát biểu ngày 5/11, ông Nasrallah đã chỉ ra rằng Ả Rập Xê-út không thể tấn công Hezbollah bởi nước này không có biên giới với Lebanon, và ông còn nói rằng Israel sẽ không thay mặt Ả Rập Xê-út tham gia vào một cuộc chiến. Ngoài ra, sau hai tuần lễ ở Riyadh, ông Hariri đã sang Pháp, rồi đến Ai Cập và Síp, trước khi trở về Beirut vào ngày 21/11, nơi đơn xin từ chức của ông chưa được chấp thuận.
Vì vậy, Ả Rập Xê-út đã thất bại khi thực hiện ý định đẩy cuộc đối đầu với Iran vượt ra khỏi một cuộc khẩu chiến. Nước này đã cử ông Sabhan đến Syria vào tháng 10 để thảo luận về các nỗ lực tái thiết ở Raqqa, một biểu tượng nổi bật về các lợi ích dự kiến ở miền đông Syria. Nước này cũng nỗ lực cải thiện quan hệ với Iraq bằng cách mở cửa biên giới và thực hiện chuyến bay đầu tiên sau 27 năm tới Baghdad vào tháng 10 vừa qua. Không rõ chiến lược của Riyadh ở Iraq là gì để có thể khuyến khích Baghdad thôi phụ thuộc vào Tehran.
Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và SDF ở miền đông Syria
Sau khi ông Trump nói chuyện với ông Erdogan vào cuối tháng 11, các nguồn tin cho biết rằng Mỹ sẽ chấm dứt cung cấp vũ khí cho Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG). Song thông tin thực tế do Đại sứ quán Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp lại không cho thấy điều đó, YPG không được nhắc đến.
Thay vào đó, Mỹ tuyên bố rằng có “những điều chỉnh đang được xem xét đối với việc hỗ trợ quân sự cho các đồng minh của chúng ta tại các điểm nóng ở Syria". Mỹ khẳng định rằng mình đang bước vào một "giai đoạn ổn định" mới, điều này cho thấy là Mỹ có ý định ở lại miền đông Syria và tiếp tục hợp tác với SDF, trong đó có một thành phần là YPG.
Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) (ảnh: Udn)
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, đây là điều không thể chấp nhận. Ankara xem YPG là một nhánh của Đảng Công nhân Kurdistan tại Syria và đã liên tục thể hiện sự phẫn nộ trước bất cứ mối liên hệ nào giữa Mỹ với YPG. Sau đó, liên minh do Mỹ lãnh đạo đã cam kết rằng "giống như điều chúng tôi đã thực hiện kể từ khi các chiến dịch tấn công bắt đầu ở Raqqa, mọi việc bán thiết bị cho các thành phần người Kurd thuộc SDF đều sẽ được chia sẻ với Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi đã minh bạch những hoạt động này với đồng minh NATO và đối tác liên minh".
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, đây là điều không thể chấp nhận. Ankara xem YPG là một nhánh của Đảng Công nhân Kurdistan tại Syria và đã liên tục thể hiện sự phẫn nộ trước bất cứ mối liên hệ nào giữa Mỹ với YPG. Sau đó, liên minh do Mỹ lãnh đạo đã cam kết rằng "giống như điều chúng tôi đã thực hiện kể từ khi các chiến dịch tấn công bắt đầu ở Raqqa, mọi việc bán thiết bị cho các thành phần người Kurd thuộc SDF đều sẽ được chia sẻ với Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi đã minh bạch những hoạt động này với đồng minh NATO và đối tác liên minh".
TS. Frantzman cho rằng sắp tới sẽ xảy ra xung đột giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ở miền đông Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp tác chặt chẽ hơn với Nga và Iran, đặc biệt từ sau cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của người Kurd ở miền bắc Iraq. Vào ngày 22/11, Nga đã tổ chức một cuộc họp với Tổng thống Iran Rouhani và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan để bàn về vấn đề Syria.
Sau đó, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đã tràn ngập các tin tức tích cực về sự kiện này. Tờ Hurriyet nói rằng sẽ có "hợp tác ngoại giao mạnh mẽ", trong khi tờ Daily Sabah đã ca ngợi sự kiện này như là "hy vọng cho hòa bình ở Syria". Hãng thông tấn Anadolu còn trích dẫn câu nói của ông Erdogan là "có lẽ cứ 15 ngày một lần hoặc mỗi tháng một lần" sẽ có đối thoại giữa Ankara và Matxcơva về Syria.
Sau đó, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đã tràn ngập các tin tức tích cực về sự kiện này. Tờ Hurriyet nói rằng sẽ có "hợp tác ngoại giao mạnh mẽ", trong khi tờ Daily Sabah đã ca ngợi sự kiện này như là "hy vọng cho hòa bình ở Syria". Hãng thông tấn Anadolu còn trích dẫn câu nói của ông Erdogan là "có lẽ cứ 15 ngày một lần hoặc mỗi tháng một lần" sẽ có đối thoại giữa Ankara và Matxcơva về Syria.
Đối thoại Matxcơva-Ankara tượng trưng cho một nỗ lực nhằm loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ tại Syria. Mỹ đã không đóng một vai trò tích cực trong tiến trình Geneva trong một năm qua, cũng như không tham gia các cuộc đàm phán ở Astana hay Sochi. Điều này khiến các đối tác của Mỹ ở miền đông Syria bị gạt ra ngoài mọi thỏa thuận trong tương lai. Hy vọng duy nhất cho SDF có thể là Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD), một cánh chính trị của YPG, có văn phòng tại Matxcơva và được mời đến gặp lãnh đạo Nga. Nếu SDF theo phe Nga, thì Mỹ sẽ không có đối tác tại Syria, ngoại trừ sự hiện diện hạn chế của Mỹ với Jordan, quốc gia mà Mỹ đã ngừng chương trình hỗ trợ cho phe nổi dậy do CIA hậu thuẫn trước đây.
Quan hệ Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ-Qatar
Các nguyên thủ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran họp thượng đỉnh tại Sochi (ảnh: kremlin.ru)
Cả Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đều phản đối cuộc trưng cầu dân ý của chính quyền khu tự trị người Kurd (KRG) tại Iraq ngày 25/9. Qatar từ lâu đã hành động độc lập với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, và có mâu thuẫn với Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) do nước này ủng hộ nhóm vũ trang Hamas của Palestine, tổ chức Anh em Hồi giáo cũng như các chương trình của kênh truyền hình Al-Jazeera. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar đều ủng hộ Tổng thống Mohammed Morsi thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập cho đến khi ông này bị lật đổ vào năm 2013. Iran và Qatar đều ủng hộ Hamas, và Iran là nước viện trợ chính cho Qatar kể từ khi nước này bị các nước vùng Vịnh đứng đầu là Ả Rập Xê-út phong tỏa. Thổ Nhĩ Kỳ, tức giận trước mối quan hệ của Mỹ và SDF, cũng ngày càng cảm thấy rằng Matxcơva là địa chỉ đáng để tìm đến khi thảo luận về Syria.
Đối với Mỹ, mối quan hệ giữa 4 nước này là một vấn đề hết sức nan giải bởi ông Trump muốn xây dựng một liên minh chống Iran bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Qatar. Theo TS. Frantzman, Mỹ đã nhận thấy khó mà đạt được hiệu quả khi dựa chủ yếu vào Riyadh và Jerusalem, sau đó là Amman và Cairo, để giải quyết vấn đề của khu vực này.
Đồng minh người Kurd, Iraq và Syria
Trong cuộc chiến chống IS, lực lượng người Kurd đã trở thành đồng minh chủ chốt của Mỹ chống lại các phần tử cực đoan. Peshmerga của KRG đã trợ giúp liên minh do Mỹ đứng đầu suốt 1.000 km tiền tuyến ở miền bắc Iraq. Người Kurd cũng được các đối tác trong liên minh trang bị vũ khí, huấn luyện, cũng như hỗ trợ tài chính.
Tại Syria, người Kurd cũng là trụ cột của cuộc chiến chống lại IS, đã giành lại Raqqa, thủ đô tự xưng của IS. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, Mỹ đều cố gắng để cân bằng liên minh thực tế với người Kurd và liên minh lâu đời với Baghdad và Ankara. Những lãnh đạo người Kurd ở miền đông Syria và miền bắc Iraq cũng rất khác nhau và họ đến từ 2 truyền thống chính trị khác nhau của người Kurd.
Sau khi Baghdad quyết định chiếm lại Kirkuk vào tháng 10 với sự hỗ trợ ngầm của Mỹ và Iran, khu tự trị người Kurd đã rơi vào khủng hoảng chính trị. Nhà lãnh đạo KRG Masoud Barzani đã từ chức, còn các chính trị gia người Kurd thuộc Đảng Dân chủ Kurdistan và Liên minh yêu nước Kurdistan đã ra sức buộc tội lẫn nhau vì không bảo vệ được khu tự trị. Hiện giờ, với liên minh và sự hòa giải của Mỹ, mọi chuyện đã lắng xuống và người Kurd đang thảo luận các vấn đề với Baghdad.
Tuy nhiên, Mỹ đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng tại Iraq khi có sự tham gia của dân quân người Shia do Iran hậu thuẫn hoặc Hashd al-Shaabi (PMU) vào lực lượng an ninh Iraq. Nếu Mỹ thực sự muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Iran, Mỹ sẽ không được để cho người khác thấy Mỹ có hợp tác với các đơn vị này. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã nói rằng PMU nên rời khỏi lực lượng an ninh Iraq vào tháng 10, khi đó ông Abadi đã trả lời rằng PMU là một thành phần chủ chốt tham gia bảo vệ Iraq.
Mối quan hệ của Mỹ với người Kurd chắc chắn cũng sẽ rơi vào khủng hoảng tại Syria vì cả chính quyền Syria lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều đưa ra yêu cầu về những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Chính quyền Syria muốn giành lại quyền kiểm soát toàn bộ đất nước. Tiến trình Geneva và Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi bầu cử tự do và công bằng ở Syria, song khó có thể có một cuộc bầu cử dễ dàng dưới thời Assad và không thể có bầu cử trong khi đất nước Syria còn bị chia rẽ bởi nhiều nhóm hoạt động ở những khu vực khác nhau. Ông Tillerson đã khẳng định rằng gia đình ông Assad sẽ không có một tương lai nào ở Syria, vì vậy hiện vẫn chưa rõ làm thế nào mà chính sách của Mỹ có thể tán thành cho Assad giành lấy miền đông Syria. Nếu Mỹ từ bỏ các đồng minh người Kurd, ở Syria hay ở Iraq, thì uy tín của Mỹ đều sẽ bị suy giảm đáng kể.
Nguy cơ bùng nổ xung đột ở Trung Đông
Trung Đông đang vướng vào rắc rối hơn bao giờ hết. Mỗi vụ đụng độ nhỏ đều có sợi dây kết nối với các cuộc xung đột và đối thủ khác. Điều này đặc biệt đúng với thời hậu IS. Vì IS không còn là một thế lực lớn trên chiến trường Syria mà đã trở lại là một tổ chức khủng bố hoặc một nhóm nổi dậy, bóng tối kinh hoàng mà IS bao phủ khắp khu vực này sẽ kết thúc và một thời kỳ mới mở ra.
Chính sách tổng thể của Mỹ phải hiểu thấu thời kỳ mới này. Mặc dù có thể đã mệt mỏi sau khi trải qua hàng thập kỷ xảy ra xung đột ở nhiều nơi như Iraq, nhưng Washington vẫn cần hành động thận trọng bởi chỉ cần một động thái sai lầm vào lúc này cũng có thể làm bùng nổ một cuộc chiến khác, TS. Frantzman cảnh báo.
Hồng Nhung
https://viettimes.vn/is-tham-bai-syria-va-iraq-lua-chien-van-lam-le-nuot-trung-dong-149320.html
Nhận xét
Đăng nhận xét