Ngoại trưởng Nhật Bản tới Nam Á vì... Trung Quốc
VietTimes -- Chuyến thăm đầu tiên trong năm 2018 của Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono sẽ chọn Nam Á nhằm nhấn mạnh sự coi trọng của Nhật Bản đối với khu vực này, ngăn chặn khu vực này nghiêng về Trung Quốc.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono. Ảnh: Getty Images.[/caption]
Nhật Bản coi trọng Nam Á
Tờ Sankei Shimbun Nhật Bản ngày 10/12 cho hay Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono sẽ thăm Pakistan và Sri Lanka vào tháng 1/2018, sau đó sẽ còn thăm Myanmar và Ấn Độ nhằm kiềm chế sáng kiến "Vành đai, con đường" của Trung Quốc, nước có vai trò ảnh hưởng không ngừng tăng cường ở khu vực Ấn Độ Dương.
Dự kiến, ông Taro Kono sẽ tiến hành hội đàm với người đồng cấp của các nước đến thăm, trao đổi về vấn đề bảo vệ tự do hàng hải, đồng thời tiến hành tham vấn về phương pháp hợp tác xây dựng hạ tầng cơ sở chất lượng cao. Ở Myanmar, Ngoại trưởng hai nước sẽ còn thảo luận các vấn đề như dân tộc thiểu số.
Ngoại trưởng Taro Kono sở dĩ lựa chọn Nam Á làm nơi đến thăm đầu tiên vào năm tới là để nhấn mạnh sự coi trọng của Nhật Bản đối với khu vực này, hơn nữa còn nhằm ngăn chặn khu vực này "nghiêng ngả quá mức về phía Trung Quốc".
Sri Lanka, Pakistan, Myanmar đều là cứ điểm quan trọng trong chiến lược xây dựng "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương.
Khi hội đàm với Ngoại trưởng Ấn Độ, Ngoại trưởng Taro Kono sẽ còn kêu gọi tổ chức Đối thoại chiến lược cấp cao 4 nước Nhật - Mỹ - Úc - Ấn, đồng thời sẽ bàn về việc Nhật Bản giúp đỡ lực lượng cảnh sát biển các nước Nam Á nâng cao năng lực cảnh giới.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: India TV.[/caption]
Nhật - Ấn hợp tác với ASEAN
Trong khi đó, tờ Bành Bái Trung Quốc ngày 11/12 dẫn các nguồn tin từ Ấn Độ cho rằng Nhật Bản và Ấn Độ đang hợp tác lôi kéo các nước ASEAN để thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, giao thông, tài chính, số hóa, năng lượng, hàng không...
Điều này đã được thể hiện rõ qua Hội nghị thượng đỉnh kết nối ASEAN - Ấn Độ (AICS) lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 11/12 ở New Delhi, Ấn Độ. Nhìn vào hội nghị này, Nhật Bản và Ấn Độ cùng nhau lôi kéo ASEAN để kiềm chế sáng kiến "Vành đai, con đường" của Trung Quốc.
Trong bối cảnh kết nối "chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, mở cửa" của Nhật Bản với chính sánh "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ, Nhật Bản tham gia hội nghị này nhằm gia tăng hợp tác Nhật - Ấn ở khu vực đông bắc Ấn Độ.
Theo tờ The Times of India ngày 10/12, Ấn Độ đang mở rộng vai trò ảnh hưởng tới ASEAN, nơi được gọi là "sân sau của Trung Quốc" để ngăn chặn Trung Quốc tăng cường quan hệ quân sự, kinh tế với các nước láng giềng của Ấn Độ.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Hội nghị thượng đỉnh kết nối ASEAN - Ấn Độ ngày 11/12/2017.[/caption]
Cạnh tranh chiến lược ở Ấn Độ Dương
Maldives là một quốc gia Nam Á, đang tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Trong chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày vừa qua của Tổng thống Maldives, hai bên đã ký kết văn kiện hợp tác trên biển và hiệp định thương mại tự do. Điều này gây bất mãn cho Ấn Độ. Một quan chức cấp cao Ấn Độ cho biết: "Chúng tôi đang cân nhắc phương án của mình".
Ngày 9/12, Sri Lanka, một nước Nam Á khác cũng đã chính thức bàn giao cảng Hambantota ở phía nam nước này cho Trung Quốc thuê với thời hạn là 99 năm. Điều này càng gây lo ngại đặc biệt cho Ấn Độ.
Báo chí Ấn Độ hình dung Trung Quốc đang tiến hành bao vây Ấn Độ từ tứ phía. Đặc biệt, Trung Quốc đã kiểm soát được cảng Gwadar của Pakistan, đang triển khai chiến lược ở Maldives.
Tờ Deccan Herald Ấn Độ dẫn lời một nhà chiến lược nổi tiếng của Mỹ vào thế kỷ 19 cho rằng: "Ai kiểm soát được Ấn Độ Dương thì người đó chủ đạo châu Á".
Đến nay, 85% nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương, 90% thương mại của Ấn Độ cũng đi qua Ấn Độ Dương. Do đó, tuyến đường hàng hải ở Ấn Độ Dương bị tắc nghẽn sẽ không có lợi cho nước nào.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Ngày 29/7/2017, Trung Quốc và Sri Lanka ký hợp đồng thuê cảng Hambantota. Ảnh: VCG.[/caption]
Tờ Sankei Shimbun Nhật Bản ngày 10/12 cho hay Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono sẽ thăm Pakistan và Sri Lanka vào tháng 1/2018, sau đó sẽ còn thăm Myanmar và Ấn Độ nhằm kiềm chế sáng kiến "Vành đai, con đường" của Trung Quốc, nước có vai trò ảnh hưởng không ngừng tăng cường ở khu vực Ấn Độ Dương.
Dự kiến, ông Taro Kono sẽ tiến hành hội đàm với người đồng cấp của các nước đến thăm, trao đổi về vấn đề bảo vệ tự do hàng hải, đồng thời tiến hành tham vấn về phương pháp hợp tác xây dựng hạ tầng cơ sở chất lượng cao. Ở Myanmar, Ngoại trưởng hai nước sẽ còn thảo luận các vấn đề như dân tộc thiểu số.
Ngoại trưởng Taro Kono sở dĩ lựa chọn Nam Á làm nơi đến thăm đầu tiên vào năm tới là để nhấn mạnh sự coi trọng của Nhật Bản đối với khu vực này, hơn nữa còn nhằm ngăn chặn khu vực này "nghiêng ngả quá mức về phía Trung Quốc".
Sri Lanka, Pakistan, Myanmar đều là cứ điểm quan trọng trong chiến lược xây dựng "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương.
Khi hội đàm với Ngoại trưởng Ấn Độ, Ngoại trưởng Taro Kono sẽ còn kêu gọi tổ chức Đối thoại chiến lược cấp cao 4 nước Nhật - Mỹ - Úc - Ấn, đồng thời sẽ bàn về việc Nhật Bản giúp đỡ lực lượng cảnh sát biển các nước Nam Á nâng cao năng lực cảnh giới.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: India TV.[/caption]
Nhật - Ấn hợp tác với ASEAN
Trong khi đó, tờ Bành Bái Trung Quốc ngày 11/12 dẫn các nguồn tin từ Ấn Độ cho rằng Nhật Bản và Ấn Độ đang hợp tác lôi kéo các nước ASEAN để thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, giao thông, tài chính, số hóa, năng lượng, hàng không...
Điều này đã được thể hiện rõ qua Hội nghị thượng đỉnh kết nối ASEAN - Ấn Độ (AICS) lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 11/12 ở New Delhi, Ấn Độ. Nhìn vào hội nghị này, Nhật Bản và Ấn Độ cùng nhau lôi kéo ASEAN để kiềm chế sáng kiến "Vành đai, con đường" của Trung Quốc.
Trong bối cảnh kết nối "chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, mở cửa" của Nhật Bản với chính sánh "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ, Nhật Bản tham gia hội nghị này nhằm gia tăng hợp tác Nhật - Ấn ở khu vực đông bắc Ấn Độ.
Theo tờ The Times of India ngày 10/12, Ấn Độ đang mở rộng vai trò ảnh hưởng tới ASEAN, nơi được gọi là "sân sau của Trung Quốc" để ngăn chặn Trung Quốc tăng cường quan hệ quân sự, kinh tế với các nước láng giềng của Ấn Độ.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Hội nghị thượng đỉnh kết nối ASEAN - Ấn Độ ngày 11/12/2017.[/caption]
Cạnh tranh chiến lược ở Ấn Độ Dương
Maldives là một quốc gia Nam Á, đang tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Trong chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày vừa qua của Tổng thống Maldives, hai bên đã ký kết văn kiện hợp tác trên biển và hiệp định thương mại tự do. Điều này gây bất mãn cho Ấn Độ. Một quan chức cấp cao Ấn Độ cho biết: "Chúng tôi đang cân nhắc phương án của mình".
Ngày 9/12, Sri Lanka, một nước Nam Á khác cũng đã chính thức bàn giao cảng Hambantota ở phía nam nước này cho Trung Quốc thuê với thời hạn là 99 năm. Điều này càng gây lo ngại đặc biệt cho Ấn Độ.
Báo chí Ấn Độ hình dung Trung Quốc đang tiến hành bao vây Ấn Độ từ tứ phía. Đặc biệt, Trung Quốc đã kiểm soát được cảng Gwadar của Pakistan, đang triển khai chiến lược ở Maldives.
Tờ Deccan Herald Ấn Độ dẫn lời một nhà chiến lược nổi tiếng của Mỹ vào thế kỷ 19 cho rằng: "Ai kiểm soát được Ấn Độ Dương thì người đó chủ đạo châu Á".
Đến nay, 85% nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương, 90% thương mại của Ấn Độ cũng đi qua Ấn Độ Dương. Do đó, tuyến đường hàng hải ở Ấn Độ Dương bị tắc nghẽn sẽ không có lợi cho nước nào.
[caption id="" align="alignnone" width="650"] Ngày 29/7/2017, Trung Quốc và Sri Lanka ký hợp đồng thuê cảng Hambantota. Ảnh: VCG.[/caption]
Phong Vân
https://viettimes.vn/ngoai-truong-nhat-ban-toi-nam-a-vi-trung-quoc-149609.html
Nhận xét
Đăng nhận xét